Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Tử Lạc

I/ Phần trắc nghiệm: (2,0điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4

Đáp án D B D D

 II/ Phần tự luận: (8,0điểm)

Câu 1 ( 3 điểm):

 a, Sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng:

+ Biến đổi lí học: gồm các họat động: tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn có tác dụng làm ướt, mềm, nhuyễn thức ăn và tạo viên thức ăn để dễ nuốt. (0,5đ)

+ Tiết dịch tiêu hóa: Tuyến nước bọt tiết dịch nước bọt có chứa enzym Amylaza. (0,5đ)

+ Biến đổi hóa học: trong nước bọt có enzim amilaza biến đổi một phần tinh bột (chín) thành đường mantôzơ. (0,5đ)

 b, Khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có có cảm giác ngọt vì:

 Tinh bột trong cơm chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần thành đường mantôzơ và tác động lên gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt. (1,5đ)

Câu 2 ( 3 điểm): Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu để bảo vệ cơ thể

 

doc12 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Tử Lạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT KINH MÔN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I- Năm học 2015 -2016
TRƯỜNG THCS TỬ LẠC Môn: Sinh học - Lớp 8
 ( Thêi gian lµm bµi 45 phót)
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp thấp
Vận dụng cấp cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương 1: Khái quát cơ thể người
Nhận biết được vị trí của cơ hoành
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5đ
1 câu
0,5 đ
5%
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực nhận biết
Chương 2: Vận động
Biết được xương dài ra do đâu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5đ
1 câu
0,5 đ
5%
 Định hướng phát triển năng lực: Năng lực nhận biết
Chương 3: Tuần hoàn
Nắm được vai trò của hồng cầu
Trình bày các hoạt động chủ yếu để bảo vệ cơ thể
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5đ
1
3đ
2 câu
3,5 đ
35%
 Định hướng phát triển năng lực: Năng lực nhận biết, tái hiện
Chương 4: Hô hấp
Trình bày được cấu tạo hệ hô hấp
Bản thân tự rút ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
1đ
1
1đ
2 câu
2,0 đ
20%
 Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tái hiện, liên hệ bản thân
Chương 5: Tiêu hóa
Nắm được sản phẩm tiêu hóa cuối cùng của Lipit
Trình bày được sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng
Giải thích tại sao khi nhai cơm lâu trong miệng có cảm giác ngọt?
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5đ
1
1,5đ
1
1,5đ
3 câu
3,5 đ
35%
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực nhận biết, tái hiện, vận dụng
Tæng sè c©u
Tæng sè ®iÓm:
TØ lÖ %
4 câu
2,0 điểm
20%
3 câu
5,5 điểm
55%
1 câu
1,0 điểm
10%
1 câu
1,5 điểm
15%
9 câu
10 điểm
100%
ĐỀ BÀI:
I/ Phần trắc nghiệm: (2,0điểm)
 Hãy khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hay D cho câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Xương dài ra là nhờ sự phân chia tế bào ở:
 A. Thân xương. 	B. Màng xương. 
 C. Mô xương xốp. 	D. Sụn tăng trưởng.
Câu 2: Trong cơ thể người, cơ quan ngăn cách khoang ngực với khoang bụng là:
 	A. Phổi. B. Cơ hoành C. Các cơ liên xường. D. Gan. 
Câu 3: Thành phần nào của máu làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng?
 	A. Hồng cầu	.	B. Bạch cầu.
	C. Tiểu cầu.	 D. Huyết tương.	
Câu 4: Sản phẩm tiêu hóa cuối cùng của lipit là:
 A. Axit amin. B. Muối khoáng. C. Peptit. D. Axit béo và glyxerin.
II/ Phần tự luận: (8,0điểm)
Câu 1 ( 3 điểm): Trình bày sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng? Giải thích tại sao khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có có cảm giác ngọt? 
Câu 2 (3 điểm): Nêu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu để bảo vệ cơ thể? 
Câu 3(2 điểm): Trình bày cấu tạo hệ hô hấp? Bản thân em có biện pháp gì bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân gây hại? 
ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
I/ Phần trắc nghiệm: (2,0điểm) 
Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
Đáp án
D
B
D
D
 II/ Phần tự luận: (8,0điểm)
Câu 1 ( 3 điểm):
 a, Sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng:
+ Biến đổi lí học: gồm các họat động: tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn có tác dụng làm ướt, mềm, nhuyễn thức ăn và tạo viên thức ăn để dễ nuốt. (0,5đ)
+ Tiết dịch tiêu hóa: Tuyến nước bọt tiết dịch nước bọt có chứa enzym Amylaza. (0,5đ)
+ Biến đổi hóa học: trong nước bọt có enzim amilaza biến đổi một phần tinh bột (chín) thành đường mantôzơ. (0,5đ)
 b, Khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có có cảm giác ngọt vì: 
 Tinh bột trong cơm chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần thành đường mantôzơ và tác động lên gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt. (1,5đ)
Câu 2 ( 3 điểm): Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu để bảo vệ cơ thể
Đợt
Nguyên nhân
Loại bạch cầu bảo vệ
Hoạt động bảo vệ cơ thể của bạch cầu
1
(1,0đ)
Các vi sinh vật xâm nhập cơ thể.
Bạch cầu trung tính (tiểu thực bào) và bạch cầu mô nô (đại thực bào)
Thực bào: Hình thành chân giả để bắt, nuốt vi khuẩn vào trong tế bào, rồi tiêu hoá chúng.
2
(1,0đ)
Các vi sinh vật thoát được sự thực bào.
Bạch cầu lim phô B. 
(Tế bào B)
Vô hiệu hoá kháng nguyên: Tiết kháng thể, gây kết dính các kháng nguyên của vi khuẩn, virus,... để vô hiệu hoá chúng.
3
(1,0đ)
Các vi khuẩn, virus thoát được tế bào B.
Bạch cầu lim phô T
(Tế bào T)
Phá huỷ tế bào nhiễm: Nhận diện, tiếp xúc với các tế bào bị nhiễm vi khuẩn, virus, tiết ra các protein đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm. 
Câu 3(2 điểm):
a, Hệ hô hấp gồm 2 phần ( 1,0 đ): 
 + Đường dẫn khí gồm các cơ quan: Mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản. 
Có chức năng: Dẫn khí vào và ra, làm ẩm, làm ấm không khí đi vào và tham gia bảo vệ phổi. 
 + Hai lá phổi: Là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài. 
b, Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân gây hại ( 1.0 đ): 
+ Xây dựng môi trường trong sạch, không khạc nhổ bừa bãi, không xả rác... 
+ Không hút thuốc lá. 
+ Đeo khẩu trang khi làm việc nơi nhiều bụi. 
+ Trồng nhiều cây xanh. 
 PHÒNG GD & ĐT KINH MÔN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I- Năm học 2015-2016 
 TRƯỜNG THCS TỬ LẠC Môn: Sinh học - Lớp 7
 Thời gian làm bài: 45 phút
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp thấp
Vận dụng cấp cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1: Ngành giun dẹp
Trình bày được vòng đời của sán lá gan
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
 1 câu
 2,0 điểm
1 câu
2,0 đ
20%
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tái hiện
Chủ đề 2: Ngành giun tròn
Từ thông tin cung cấp vận dụng kiến thức đã học về giun tròn để trả lời câu hỏi
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 câu
 2,5đ
1 câu
2,5 đ
25 %
 Định hướng phát triển năng lực: Năng lực vận dụng
Chủ đề 3: Ngành thân mềm
- Chỉ ra được đặc điểm cấu tạo phù hợp với tập tính tự vệ của trai sông ? 
ý nghĩa cách dinh dưỡng đối với môi trường?
Giải thích vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm?
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 câu
 3 điểm
1 câu
 1 điểm
2 câu
4,0 đ
40%
 Định hướng phát triển năng lực: Năng lực nhận biết, vận dụng.
Chủ đề 4: Ngành chân khớp
Chú thích các đặc điểm trên tranh cấu tạo ngoài của nhện
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 câu
 1,5 điểm
1 câu
1,5 đ
15%
 Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tái hiện
Tæng sè c©u
Tæng sè ®iÓm:
TØ lÖ %
1 câu
2,0 điểm
20%
2 câu
4,5 điểm
45%
1 câu
2,5 điểm
25 %
1 câu
1,0 điểm
10%
5 câu
10 điểm
100%
ĐỀ BÀI :
Câu 1: (2 điểm) 
Trình bày vòng đời của sán lá gan? 
Câu 2: (3 điểm)
Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả?
Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?
Câu 3: ( 1 điểm )
Vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm?
Câu 4: (2,5 điểm)
Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
Giun tròn là nhóm động vật có tiết diện ngang cơ thể tròn, bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức và ống tiêu hóa phân hóa. Chúng sống trong nước, đất ẩm và kí sinh ở những cơ quan khác nhau của vật chủ như: ruột non, tá tràng, ruột già, mạch bạch huyết, túi mật, rễ lúa....). Chúng gây ra các bệnh ở mức độ nguy hại khác nhau. Ví dụ như Giun đũa, giun kim, giun chỉ, giun móc câu...
Giun tròn thường kí sinh ở đâu?
Để phòng tránh những bệnh do giun tròn cần có biện pháp gì?
Câu 5: ( 1,5 điểm ) 
Chú thích hình vẽ đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện:
ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Sán lá gan đẻ nhiều trứng ( khoảng 4000 trứng mỗi ngày ). Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi.
- Ấu trùng chui vào sống kí sinh trong loài ốc ruộng, sinh sản cho nhiều ấu trùng có đuôi.
- Ấu trùng có đuôi rời khỏi cơ thể ốc, bám vào cây cỏ, bèo, cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vỏ cưng, trở thành kén sán.
- Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
2
Khi gặp nguy hiểm, trai co chân, khép vỏ để bảo vệ phần mềm bên trong.
- Nhờ vỏ cứng rắn và có 2 cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra để ăn phần mềm cơ thể trai.
Cách dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ khác có tác dụng lọc sạch môi trường nước.
1,0 đ
1,0 đ
1,0 đ
3
Vì chúng có đặc điểm giống nhau:
- Thân mềm, không phân đốt.
- Có hệ tiêu hóa phân hóa.
- Có khoang áo phát triển.
- Có cơ quan di chuyển đơn giản.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
4
Giun tròn thường kí sinh ở những bộ phận giàu chất dinh dưỡng như : ruột non, tá tràng, túi mật....
Cách phòng chống:
Ăn chín, uống sôi.
Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Tẩy giun 6 tháng / lần
Không vứt rác bừa bãi..
1,0 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
5 
Kìm
Chân xúc giác
Chân bò
Khe thở
Lỗ sinh dục
Núm tuyến tơ
0,25 đ
 0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 0,25 đ
PHÒNG GD & ĐT KINH MÔN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I- Năm học 2015-2016 
 TRƯỜNG THCS TỬ LẠC Môn: Sinh học - Lớp 9
 Thời gian làm bài: 45 phút
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp thấp
Vận dụng cấp cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1: Các thí nghiệm của Men Đen
Chỉ ra được kết quả phép lai một cặp tính trạng
Giải bài toán lai một cặp tính trạng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
 1 câu
 0,5 điểm
1 câu
 2,0 đ
2 câu
2,5 đ
25 %
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tái hiện
Chủ đề 2: Nhiễm săc thể
Nhận biết NST ở kì giữa nguyên phân
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 câu
0,5 điểm
1 câu
0,5 đ
5 %
 Định hướng phát triển năng lực: Năng lực vận dụng
Chủ đề 3: ADN
Nhận biết nơi tổng hợp protein
Vận dụng giải bài toán ADN
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 câu
0,5 điểm
1 câu
 3 điểm
2 câu
3,5 đ
35 %
 Định hướng phát triển năng lực: Năng lực nhận biết, vận dụng.
Chủ đề 4: Biến dị
Nêu được khái niệm đột biến gen và lấy ví dụ
Chỉ ra được bộ NST người mắc bệnh Đao
- Giải thích tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
 1 câu
 2,0 điểm
2 câu
1,5 điểm
3 câu
3,5 đ
35%
 Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tái hiện
Tæng sè c©u
Tæng sè ®iÓm:
TØ lÖ %
3 câu
3,0 điểm
30%
3 câu
2,0 điểm
20 %
1 câu
2,0 điểm
20%
1 câu
3,0 điểm
30%
8 câu
10 điểm
100%
A/ Phần trắc nghiệm: (2điểm) 
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng:
1/ Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Khi lai chó lông ngắn thuần chủng với chó lông dài, kết quả F1 như thế nào trong các trường hợp sau:
a. Toàn lông dài b. Toàn lông ngắn
c. 1 lông ngắn : 1 lông dài d. 3 lông ngắn : 1 lông dài
2/ Trong nguyên phân, các NST đóng xoắn cực đại ở :
a. Kì đầu b. Kì giữa c. Kì sau d. Kì cuối
3/ Nơi tổng hợp Prôtêin là:
a. Nhân tế bào b. Màng tế bào c. ARN d. Ribôxôm
4/ Bộ NST của người bị bệnh Đao thuộc dạng nào dưới đây ?
a . 2n + 1 b . 2n - 1 c . 2n + 2 d . 2n – 2
B/ Phần tự luận: (8điểm)
Câu 1: (2 điểm) 
 Ở cà chua, tính trạng quả đỏ ( A ) trội so với tính trạng quả vàng (a ) . Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai với cà chua quả vàng.
a. Xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở F1 và F2
b. Cho hai cây cà chua quả vàng giao phấn với nhau thì kết quả sẽ thế nào?
c. Cho cây F1 giao phấn với cây F2 quả đỏ thuần chủng thì kết quả ra sao?
Câu 2: (3 điểm) 
 Đột biến gen là gì? Cho ví dụ. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật ?
Câu 3: (3 điểm) 
 Một phân tử ADN có tổng số nucleotit 50000 , loại T chiếm 35% trong tổng số nucleôtit của phân tử. Hãy xác định 
a, Số lượng nucleotit loại A, T, G, X ? 
b, Tính chiều dài và số liên kết hydro phân tử AND?
ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
A/ Phần trắc nghiệm: (2 điểm) 
Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
1
2
3
4
b
b
d
a
B/ Phần tự luận: (8 điểm)
Câu 1: (2 điểm) 
a. Xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở F1 và F2 
- Viết sơ đồ lai từ P đến F2 (0,5đ) 
b. Cho hai cây cà chua quả vàng giao phấn với nhau 
- Viết sơ đồ lai (0,25đ) 
- Kết quả về kiểu gen và kiểu hình của phép lai (0,25đ) 
c. Cho cây F1 giao phấn với cây F2 quả đỏ thuần chủng 
- Xác định kiểu gen cây F1 và cây F2 quả đỏ thuần chủng (0,5đ) 
- Viết sơ đồ lai (0,5đ) 
Câu 2: (3 điểm) 
- Đột biến gen: Là những biến đổi đột ngột trong cấu trúc di truyền liên quan đến một hay một số cặp Nu ( 1,0 đ) 
- Cho ví dụ: Đột biến gen gây tật 6 ngón tay ở người (1,0 đ) 
- Giải thích đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật: Vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã được chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời (1,0đ) 
Câu 3: (3 điểm) 
Số Nu loại T là: (50000 : 100) x 35 = 17500 (0,5đ) 
Số Nu loại A = T = 17500 (0,5đ) 
Số Nu loại G = X = 50000 – ( 17500 + 17500) / 2= 7500 (1,0đ)
Chiều dài của ADN: ( 50000:2) x3,4 = 85000A0 (0,5đ) 
Số liên kết hydro phân tử AND = 2 x 17500 +3 x 7500 = 57500 liên kết (0,5đ) 

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_1_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2015_2016_tr.doc
Giáo án liên quan