Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phú Thứ (Có hướng dẫn chấm)
Câu 1 (3,0 điểm): ¬
Cho câu thơ sau :
Ngày xuân con én đưa thoi,
a. Chép lại theo trí nhớ ba câu thơ tiếp theo miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân.
b. Cho biết đoạn thơ vừa chép nằm ở đoạn trích nào ? Thuộc tác phẩm nào ? Tác giả là ai ? Nêu vị trí đoạn trích ?
c. Cảm nhận chung của em về đoạn thơ đó.
Câu 2 (2,0 điểm):
Phát hiện và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau bằng một đoạn văn:
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
Câu 3 (5 điểm):
Em hãy đóng vai người lính kể lại tình đồng chí trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thành một câu chuyện kể.
UBND HUYỆN KINH MÔN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA KÌ I Năm học: 2017 - 2018 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 03 câu, 01 trang) Câu 1 (3,0 điểm): Cho câu thơ sau : Ngày xuân con én đưa thoi, a. Chép lại theo trí nhớ ba câu thơ tiếp theo miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân. b. Cho biết đoạn thơ vừa chép nằm ở đoạn trích nào ? Thuộc tác phẩm nào ? Tác giả là ai ? Nêu vị trí đoạn trích ? c. Cảm nhận chung của em về đoạn thơ đó. Câu 2 (2,0 điểm): Phát hiện và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau bằng một đoạn văn: Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe. Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long. (Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá) Câu 3 (5 điểm): Em hãy đóng vai người lính kể lại tình đồng chí trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thành một câu chuyện kể. UBND HUYỆN KINH MÔN PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2017 - 2018 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút ( Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) A. YÊU CẦU CHUNG - Giáo viên khi chầm phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. - Giáo viên chú ý vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo, có tính chất phát hiện của học sinh. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu Đáp án Điểm 1 (3,0điểm) * Mức tối đa: - Về phương diện nội dung: (2,75 điểm) a. Chép lại đúng ba câu thơ tiếp theo miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân: Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. b. Đoạn thơ vừa chép nằm ở đoạn trích Cảnh ngày xuân”, thuộc tác phẩm Truyện Kiều” của tác giả Nguyễn Du, thuộc phần một: Gặp gỡ và đính ước. c. Cảm nhận chung về đoạn thơ đó, đảm bảo một số ý: + Hai cầu đầu vừa nêu thời gian, vừa gợi không gian. + Hai câu sau là bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân, bức tranh đó có màu sắc hài hòa tuyệt diệu. => Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, thanh khiết. Cảnh vật sinh động, có hồn chứ không tĩnh lại. - Về phương diện hình thức: (0,25 điểm) * Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt từ 0,25 đến 2,75 điểm. * Mức không đạt: Hs không trả lời đúng ý nào hoặc không làm bài hay lạc đề. 0,75 1,0 1,0 0,25 2 (2,0điểm) * Mức tối đa: - Về phương diện nội dung (1,75đ): Học sinh cần trình bày các ý sau: + Nghệ thuật liệt kê: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song để làm nổi bật sự đa dạng và giàu có của biển. + Nghệ thuật so sánh: cá song lấp lánh đuốc đen hồng khiến biển đêm lung linh huyền ảo đầy sức sống. + Nghệ thuật nhân hóa ở hai câu thơ cuối (cái đuôi em quẫy, đêm thở, sao lùa) không chỉ làm nổi bật vẻ đẹp của biển đêm mà còn làm cho biển trở lên gần gũi, có hồn. => Các biện pháp nghệ thuật trên đã làm nổi bật sự giàu có và đẹp đẽ của biển, biển đêm hiện lên như một bức tranh lung linh, rực rỡ, đầy màu sắc. Nó được vẽ lên bằng trí tưởng tượng, sự lãng mạn bay bổng và tâm hồn yêu mến biển của Huy Cận. - Về phương diện hình thức (0,25đ): HS trình bày, viết chữ rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, diễn đạt. Với riêng phần c, học sinh phải viết thành đoạn văn. * Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt từ 0,25 đến 1,75 điểm. * Mức không đạt: Hs không trả lời đúng ý nào hoặc không làm bài hay lạc đề. 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 3 (5,0điểm) * Mức tối đa: 1. Yêu cầu về nội dung: a. Đây là bài văn kể chuyện sáng tạo. Câu chuyện xây dựng dựa trên một bài thơ đã học. Vì vậy, học sinh phải: vừa tưởng tượng, vừa bám sát vào nội dung của văn bản để xây dựng một câu chuyện hợp lí; tình huống cuộc gặp gỡ cần tự nhiên; ngôn ngữ đối thoại phải phù hợp với nhân vật; biết kết hợp tự sự với các yếu tố đối thoại, độc thoại, miêu tả nội tâm, nghị luận... Nội dung kể chuyện phải mang tính nhân văn, có ý nghĩa giáo dục. b. Nội dung có những ý cơ bản sau: - Tạo tình huống cho cuộc gặp gỡ ( thời gian, không gian, nhân vật ) phù hợp, có ý nghĩa. - Kể được diễn biến, kết thúc của cuộc gặp gỡ và trò chuyện với những người lính trong chiến dịch Việt Bắc tại chiến khu Việt Bắc năm 1948 ( trang phục, hình dáng, nụ cười, giọng nói ), nội dung cuộc trò chuyện, suy nghĩ của bản thân khi trò chuyện và sau cuộc trò chuyện: + Giới thiệu về hoàn cảnh xuất thân: Tôi từ miền núi trung du khô cằn, “đất cày lên sỏi đá” còn quê anh thuộc vùng ven biển “nước mặng đồng chua”, quanh năm làm lụng vất vả cũng túng thiếu, nghèo khổ và đều xuất thân từ nông dân. Nhưng giữa chúng tôi có cùng chung lí tưởng, mục đích, nhiệm vụ chiến đấu chống giặc ngoại xâm nên đã gặp nhau trong hàng ngũ cách mạng và trở thành đồng chí, tri kỉ của nhau. + Tôi và anh sẵn sàng gác lại tình cảm riêng: gia đình, quê hương,... vì nghĩa lớn. + Mặc dù dứt khoát ra đi nhưng trong lòng tôi và anh vẫn không nguôi thương nhớ về gia đình, nhớ về quê nhà. + Tôi và anh cùng nhau trải qua những khó khăn, gian khổ của cuộc đời người lính: sốt rét rừng, thiếu thốn vật chất ( áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân không giày, thiếu thuốc men ), thời tiết khắc nghiệt,... nhưng vẫn mỉm cười vui vẻ, lạc quan và yêu thương nhau, hiểu nhau. + Đêm đông, giữa cảnh rừng hoang sương muối, tôi và anh đứng phục kích trong tư thế chủ động, chúng tôi luôn sát cánh bên nhau trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt. + Trong khung cảnh đó, người lính chúng tôi còn có thêm một người bạn nữa, đó là trăng. Trên trời, vầng trăng tròn đang tỏa sáng, chúng tôi cảm nhận như trăng treo đầu súng. Hình ảnh đầu súng trăng treo mang nhiều ý nghĩa, hài hòa bổ sung cho nhau, trở thành biểu tượng đẹp của tình đồng chí. + Suy nghĩ về người lính trong thời kì kháng chiến. 2. Yêu cầu khác: - Về hình thức: + Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự có đầy đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. a. Mở bài: giới thiệu được vài nét về tình đồng chí và những kỉ niệm của người lính. b. Thân bài: triển khai diễn biến của câu chuyện. c. Kết bài: kết thúc câu chuyện và rút ra bài học. + HS chọn ngôi kể phù hợp. + Lời văn rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, không mắc lỗi diễn đạt thông thường. - Sáng tạo: + Có sự sáng tạo trong cách kể chuyện, kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. + Có sự sáng tạo riêng hợp lí, thể hiện được tính cá nhận. + Có phần mở rộng, bàn luận vấn đề. + Thể hiện sự sáng tạo, phá cách trong diễn đạt, giọng điệu, cách trình bày vấn đề. * Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt từ 0,25 đến 4,75 điểm. * Mức không đạt: Hs không làm bài hoặc làm lạc đề. 3,0 1,0 1,0
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_1_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2017_2018_tru.doc