Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Địa lí lớp 6 - Trường THCS Vĩnh Hào

Câu 1:Chọn các phương án sau để điền vào chổ sao cho phù hợp.

Bình nguyên (Đồng bằng) là dạng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, có độ cao

tương đối của nó thường không quá .

A. 100m. B. 200m.

C. 300m. D. 400m.

Câu 2: Những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc được gọi là kinh tuyến

A. Bắc. B. Tây.

C. Đông.D. Nam.

Câu 3:Lớp vỏ Trái Đất có trạng thái

A. B. rắn chắc. B. rắn ở ngoài, lỏng ở trong.

C. từ quánh dẻo đến lỏng. D. lỏng ngoài, rắn ở trong.

Câu 4: Hiện tượng nào sau đây không phải do nội lực sinh ra?

A. Làm các lớp đá bị uốn nếp. B. Làm đứt gãy các lớp đá.

C. Sinh ra núi lửa, động đất. D. Mài mòn đá núi.

 

docx11 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Địa lí lớp 6 - Trường THCS Vĩnh Hào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT VỤ BẢN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Trường THCS Vĩnh Hào
MÔN: ĐỊA LÍ – LỚP 6
Thời gian: 45 phút (không kể giao đề)
I. Trắc nghiệm: ( 3.0 điểm)
Câu 1:Chọn các phương án sau để điền vào chổ  sao cho phù hợp.
Bình nguyên (Đồng bằng) là dạng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, có độ cao 
tương đối của nó thường không quá .. 
A. 100m. B. 200m.
C. 300m. D. 400m.
Câu 2: Những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc được gọi là kinh tuyến
A. Bắc. B. Tây.
C. Đông.D. Nam.
Câu 3:Lớp vỏ Trái Đất có trạng thái
A. B. rắn chắc. B. rắn ở ngoài, lỏng ở trong. 
C. từ quánh dẻo đến lỏng. D. lỏng ngoài, rắn ở trong.
Câu 4: Hiện tượng nào sau đây không phải do nội lực sinh ra?
A. Làm các lớp đá bị uốn nếp. B. Làm đứt gãy các lớp đá.
C. Sinh ra núi lửa, động đất. D. Mài mòn đá núi.
Câu 5: Muốn xác định phương hướng trên bản đồ dựa vào yếu tố nào sau đây?
A. Tỉ lệ bản đồ.
B. Kí hiệu bản đồ.
C. Kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc.
D. Các đường kinh tuyến và vĩ tuyến.
Câu 6: Chọn các phương án sau đây để điền vào chổ  sao cho hợp lí.
Do Trái Đất quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có .
A. Ngày và đêm. B. Các mùa trong năm. 
C. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa. C. Các vật chuyển động đều bị lệch hướng. 
II. Tự luận: ( 7.0 điểm)
Câu 1(2.5 điểm) Nêu đặc điểm hình dạng, độ cao của bình nguyên, cao nguyên? Ý nghĩa của các dạng địa hình đó đố với sản xuất nông nghiệp?
Câu 2: (2.5 điểm).
 Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của các lớp?
Câu 3: (2 điểm).
 a. Một bản đồ có tỉ lệ 1: 100.000. Người ta đo được trên bản đồ từ A đến B là 4cm. Hỏi ngoài thực tế từ A đến B dài bao nhiêu km.(1điểm).
Hãy viết tọa độ địa lí của điểm C nằm trên đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến 200 bên dưới xích đạo. (1điểm).
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm: 3.0 điểm (Mỗi đáp án đúng được 0,5đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
C
B
D
D
B
II. Tự luận: 7.0 điểm
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1:
(2.5điểm):
*Bình nguyên : 
+ Là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. Các bình nguyên được bồi tụ ở vùng cửa sông lớn gọi là châu thổ. 
+ Độ cao tuyệt đối của bình nguyên thường dưới 200m, nhưng có những bình nguyên cao gần 500m. 
+ Bình nguyên là nơi thuân lợi cho việc phát triển nông nghiệp.. 
* Cao nguyên: 
+ Có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng nhưng có sườn dốc; độ cao tuyệt đối của cao nguyên trên 500m. 
+ Cao nguyên là nơi thuận lợi cho việc trông cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2:
(2.5điểm)
*Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: 
- Lớp vỏ: 
+Dày 5-70km.
+Trạng thái: rắn chắc
+Nhiệt độ: càng xuống sâu càng cao nhưng tối đa chỉ 10000C.
- Lớp trung gian:
+Dày gần 3.000km
+Trạng thái: từ quánh dẻo đến lỏng.
+Nhiệt độ: khoảng 1.5000C đến 4.7000C
- Lõi trái Đất:
+Dày trên 3.000km.
+Trạng thái: Lỏng ở ngoài, rắn ở trong.
+Nhiệt độ: Cao nhất khoảng 5.0000C
(0,5)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
Câu 3:
(2 điểm)
a. 4km
bC
 00 C
 200N
 (1đ)
(1đ)
PHÒNG GD & ĐT VỤ BẢN
ĐỀ KIỂM TRA ĐẦU HỌC KỲ II 
Trường THCS Vĩnh Hào
MÔN: ĐỊA LÍ – LỚP 6
Thời gian: 45 phút (không kể giao đề)
I. Trắc nghiệm khách quan:(3đ)
Câu 1(2đ): Khoanh tròn vào câu trả lời em cho là đúng:
1. Khoáng sản phân làm mấy loại:
 A. 1	 B. 2 	 C. 3	 D. 4.
2. 90% không khí trên Trái Đất tập trung ở tầng nào?
 A.Tầng đối lưu B. Tầng bình lưu C. Tầng trung lưu 	D.Tầng cao
3. Trên Trái Đất, các đai khí áp thấp nằm ở vĩ độ?
 A. O0 và 300 	 B. O0 và 600 	 C. 3O0 và 600 D. 6O0 và 900
4. Loại gió thổi quanh năm theo một chiều, từ khoảng 300Bắc và Nam về xích đạo:
A. Gió Tây ôn đới B. Gió Đông cực C. Gió Tín phong D. Gió đất
Câu 2: (1đ) Điền từ còn thiếu vào chỗ trống () 
 Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo : vị trí gần hay xa biển, (A)., và (B)..
II. Tự luận: (7đ)
Câu 1(2.0đ): So sánh điểm giống và khác nhau giữa thời tiết và khí hậu?
Câu 2(3.0đ): Điền vị trí các vành đai khí hậu trên trái đất vào hình vẽ sau và cho biết đặc điểm của vành đai khí hậu nhiệt đới? 
 Câu 3: (2,0đ)
Kể tên 5 mỏ, quặng khoáng sản ở nước ta?
 Bài làm
Đáp án chấm
I. Trắc nghiệm khách quan: 3,0đ
Mỗi ý đúng được 0,5đ
Câu 1: 
1 – C;	2 –A; 	3 – B;	4 – C 
Câu 2: A. độ cao B. vĩ độ 
II. Tự luận: 7,0đ
Câu 1: (2.0đ):
- Giống : là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng tại một địa phương.(0,5đ)
- Khác : + Thời tiết luôn thay đổi và diễn ra trong một thời gian ngắn (0,5đ)
 + Khí hậu là sự lặp lại thời tiết trong thời gian dài và đã thành quyluật (1.0đ).
Câu 2: (3.0đ)
 a, - Đới khí hậu nhiệt đới vị trí từ CTB đến CTN
- 2 Đới khí hậu ôn đới vị trí từ CTB – VCB; CTN-VCN
- 2 Đới khí hậu hàn đới vị trí từ VCB – CB; VCN – CN.	(1đ)
b. Đặc điểm của đới khí hậu nhiệt đới:
- Có góc chiếu ánh sáng lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít, nhận được lượng nhiệt nhiều quanh năm nóng (1.0).
- Gió thổi thường xuyên là gío tín phong (0.5đ).
- Lượng mưa từ 1000 – 2000 mm/năm	(0,5đ).
Câu 3 ( 2,0 đ) Mỗi ý đúng 0,4 điểm 
Mỏ Than ở Quảng Ninh
Dầu khí ở Vũng Tàu
Sắt ở Hà Tĩnh
A-pa-tít ở Lào Cai
Bô-xít ở Tây Nguyên
TRƯỜNG THCS VĨNH HÀO
------------
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU HKII
NĂM HỌC 2019-2020
MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 8
Thời gian làm bài: 45 phút
PHẦN I . TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 2,0 điểm)
Chọn phương án đúng và khoanh tròn
Câu 1: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào
   A. 1967       B. 1984 C. 1995       D. 1997
Câu 2: Nội thủy là:
A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở
B. Có chiều rộng 12 hải lí
C. Tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí 
D. Nằm ở phía ngoài đường cơ sở với chiều rộng 12 hải lí
Câu 3: Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế của nước ta bắt đầu từ năm nào?
   A. 1945       B. 1975  C. 1986       D. 1995
Câu 4: Quốc gia có số dân đông nhất khu vực Đông Nam Á là
   A. Việt Nam
   B. In-đô-nê-xi-a
   C. Thái Lan
   D. Phi-lip-pin
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á
 A. Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
 B. Nền kinh tế phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc.
 C. Có nền kinh tế phát triển hiện đại.
D. Các quốc gia Đông Nam Á có nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu và kém phát triển.
Câu 7: Hiện nay vấn đề cần được quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á
   A. Thiếu nguồn lao động.
   B. Tình hình chính trị không ổn định.
   C. Vấn đề môi trường: ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt,
   D. Nghèo đói, dịch bệnh
Câu 8: Cơ cấu kinh tế của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có sự chuyển dịch như thế nào:
   A. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trong khu vực công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP.
   B. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP.
   C. Tăng tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp giảm tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP
   D. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP
II.Tự luận (8.0 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm): Trình bày đặc điểm của giai đoạn Tân kiến tạo?
Câu 2: (3,0 điểm) Vị trí địa lí và hình dạng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc nước ta hiện nay?
Câu 3: (3,5 điểm): Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng một số cây trồng năm 2000 (%)
Lãnh thổ
Lúa
Cà phê
Đông Nam Á
26,2
19,2
Thế giới
100
100
a) Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện sản lượng lúa, cà phê của khu vực Đông Nam Á so với Thế giới? (1,5 điểm)
b) Vì sao khu vực này có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó? (1,0 điểm)
ĐÁP ÁN CHẤM
I.Trắc nghiệm (2.0điểm) Mỗi câu đúng 0.25 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
A
A
C
A
B
B
C
A
II.Tự luận ( 8.0 điểm)
Phần tự luận
8,0
Câu 1
- Cách đây 25 triệu năm
- Địa hình được nâng cao (dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng)
- Quá trình hình thành các cao nguyên ba dan ở Tây Nguyên, các đồng bằng phù sa (đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long).
- Quá trình mở rộng biển Đông và tạo các bề dầu khí ở thềm lục địa
- Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất.
-> Tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và đang còn tiếp diễn.
0,25
0,25
 0,25
 0,25
0,25
0,25
Câu 2
- Thuận lợi:
+ Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hoá đa dạng tạo điều kiện phát triển một nền kinh tế toàn diện
+ Hội nhập giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới
- Khó khăn:
+ Đường biên giới trên đất liền dài, vùng biển rộng và khó khăn trong việc bảo vệ biên giới, chủ quyền (Giặc ngoại xâm thường xuyên dòm ngó xâm chiếm đất đai, hải đảo, vùng trời, vùng biển ...)
+ Vùng có nhiều thiên tai: (bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, sóng biển...)
1,0
 0,5
1,0
0,5
Câu 3
Vẽ 2 biểu đồ hình tròn
a
- Vẽ đẹp chính xác, kí hiệu đầy đủ
1,5
b
- Có nhiều loại đất phù hợp với cây công nghiệp và trồng lúa
- Khí hậu nóng ẩm quanh năm
- Nguồn nước dồi dào
- Nguồn lao động dồi dào và có truyền thống lâu đời
0,5
0,5
0,5
0, 5
TRƯỜNG THCS VĨNH HÀO
------------
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU HKII
NĂM HỌC 2019-2020
MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 9
Thời gian làm bài: 45 phút
PHẦN I . TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 2,0 điểm)
Chọn phương án đúng và khoanh tròn
Câu 1: Đông Nam Bộ tiếp giáp với:
A, Campuchia, Tây Nguyên, Duyên Hải NamTrung Bộ, ĐB. Sông Cửu Long
B, Campuchia, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, biển Đông
C, Campuchia, Tây Nguyên, Duyên Hải NamTrung Bộ, ĐB. Sông Cửu Long, biển Đông
D, Campuchia, Tây Nguyên, Duyên Hải NamTrung Bộ.
Câu 2: Lợi thế của Đông Nam Bộ về tự nhiên là:
A, Khí hậu nóng ẩm, địa hình cao nguyên xếp tầng, rừng chiếm diện tích lớn
B, Địa hình thoải, đất, khí hậu và nguồn sinh thủy tốt
C, Khí hậu mát mẻ, địa hình cao nguyên xếp tầng, đất badan màu mỡ.
D, Khí hậu nóng ẩm, địa hình đồng bằng thấp thoải, đất badan màu mỡ,
Câu 3: Đông Nam Bộ sản xuất được nhiều cao su nhất cả nước là do:
A, Điều kiện tự nhiên thuận lợi
B, Người dân có truyền thống trồng cao su
C, Có các cơ sở chế biến và xuất khẩu
D, Tất cả các ý trên
Câu 4: Đặc điểm biển của khu vực Đông Nam Bộ:
A, Khu vực biển có nhiều ô nhiễm
B, Là khu vực không giáp biển
C, Biển ấm, ngư trường rộng lớn, nhiều khoáng sản có giá trị
D, Thềm lục địa dài, biển đục ít có giá trị du lịch
Câu 5: Đông Nam Bộ tiếp giáp với quốc gia nào?
A, Campuchia
B, Mianma
C, Trung Quốc
D, Lào
Câu 6: Các trung tâm kinh tế của Đông Nam Bộ:
A, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vùng Tàu
B, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh, An Giang
C, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Cần Thơ
D, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (4 điểm) Đồng Bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước?
Câu 2: (3 điểm)
Cho bảng: Tình hình sản xuất thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, đồng bằng Sông Hồng
Vùng
Sản lượng
Đồng Bằng sông Cửu Long
Đồng Bằng sông Hồng
Cả nước
Cá biển khai thác
493,8
54,8
1189,6
Cá nuôi
283,9
110,9
486,4
a, Vẽ biểu đồ phù hợp thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi ở ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long so với cả nước.
b, Nhận xét về tình hình phát triển thủy sản của ĐB Sông Cửu Long, ĐB Sông Hồng so với cả nước.
ĐÁP ÁN CHẤM
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Mỗi ý đúng 0,5 điểm
Câu 1 
Câu 2 
Câu 3 
Câu 4 
Câu 5 
Câu 6 
 C
 B
 D
 C
 A
 A
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (4 điểm)
- Trình bày được những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước
Vị trí địa lí : 0,5 điểm
- Trình bày những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp : 2,5 điểm
- Nêu được điều kiện về kinh tế - văn hóa – xã hội : 0,5 điểm
Câu 2 (3 điểm)
- Yêu cầu vẽ biểu đồ hình tròn với đường kính khác nhau, đảm bảo chính xác số liệu, tính thẩm mỹ, chú giải... đầy đủ. (1 điểm/1 biểu đồ) : 2 điểm
- Nhận xét được tình hình phát triển thủy sản của ĐB Sông Cửu Long, ĐB Sông Hồng so với cả nước : 1 điểm

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_1_mon_dia_li_lop_6_truong_thcs_vinh_hao.docx