Đề kiểm tra học kì II năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ văn - lớp 9

Câu 1. (3,0 điểm)

 a) Về hình thức liên kết câu, liên kết đoạn có những phép liên kết nào? Em hãy kể tên.

 b) Cho biết nghĩa tường minh, nghĩa hàm ý và tác dụng của hàm ý trong hai câu thơ sau:

 "Sấm cũng bớt bất ngờ

 Trên hàng cây đứng tuổi.”

 (Sang thu - Hữu Thỉnh)

 c) Phân tích thành phần và xác định kiểu câu của câu sau đây:

 "Còn tấm gương bằng thủy tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác.”

 (U tôi - Băng Sơn)

 

doc12 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ văn - lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: Nhằm đánh giá
- Hệ thống kiến thức cơ bản của học sinh về cả ba phần (Đọc- Hiểu văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn) trong SGK Ngữ văn 9 tập 2.
- Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Hình thức: Tự luận
- Cách tổ chức: Cho HS làm bài kiểm tra trong thời gian: 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ
- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 9 (Tập 2).
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
- Xác định khung ma trận.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM HỌC 2013 - 2014
Mức độ
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. T. Việt
- Liên kết câu và liên kết đoạn
- Nghĩa tường minh và hàm ý
- Câu và thành phần câu
- Kể được tên của các phép liên kết hình thức đã được học.
- Nhận biết và phân biệt được nghĩa tường minh, hàm ý. Từ đó nhận ra tác dụng của hàm ý của tác giả trong câu thơ.
- HS dựa trên kiến thức đã học về câu và các thành phần câu để phân tích cấu trúc câu và trên cơ sở xác định được kiểu câu đã học trong chương trình.
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu: 01
Số điểm: 03
Tỉ lệ: 30%
Số câu:01
Điểm: 03
Tỉ lệ: 30%
2. Văn học
Thơ hiện đại
- Nhận biết hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm văn học. Nêu được ý nghĩa của bài thơ.
- Nhớ và chép thuộc lòng được một khổ thơ đã học.
- Hiểu dụng ý của tác giả để từ đó phân tích và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của khổ thơ.
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu:1,5
Số điểm: 02
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 0,5
Số điểm: 01
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 02
Điểm: 03
Tỉ lệ: 30%
3. Tập làm văn
- Nghị luận
văn học
- Hiểu và viết đúng thể loại văn nghị luận. (Sử dụng đúng phương pháp và những yêu cầu về thể loại). Tuân thủ theo đúng yêu cầu về bố cục ba phần của một bài tập làm văn. Hiểu và nắm vững các nội dung cần nghị luận trong bài làm.
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học về đặc điểm nội dung, hình thức... của thể loại văn nghị luận để tạo lập một văn bản hoàn chỉnh. Nắm được các vấn đề có liên quan đến nhân vật trong tác phẩm văn học để phân tích. Biết cách phân tích các vấn đề có liên quan để làm sáng tỏ nôi dung cần nghị luận.
- HS nghị luận đầy đủ, rõ ràng, có hệ thống lí lẽ, dẫn chứng, lập luận thuyết phục. Hành văn trong sáng, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc, người nghe.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số điểm: 01
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 01
Số điểm: 02
Tỉ lệ: 20%
Số điểm: 1
Tỉ lệ:10%
Số câu: 01
Điểm: 04
Tỉ lệ: 40%
TS câu 
TS điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2,5
Số điểm: 05
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 0,5
Số điểm: 02
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 01
Số điểm: 02
Tỉ lệ: 20%
Số điểm: 01
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 04
Điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (3,0 điểm) 
	a) Về hình thức liên kết câu, liên kết đoạn có những phép liên kết nào? Em hãy kể tên.
	b) Cho biết nghĩa tường minh, nghĩa hàm ý và tác dụng của hàm ý trong hai câu thơ sau: 
	"Sấm cũng bớt bất ngờ
	 Trên hàng cây đứng tuổi.”
	(Sang thu - Hữu Thỉnh)
	c) Phân tích thành phần và xác định kiểu câu của câu sau đây:
	 "Còn tấm gương bằng thủy tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác...”
 (U tôi - Băng Sơn)
Câu 2. (1,0 điểm) 
	Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ.
 Câu 3. (2,0 điểm) 
	Chép thuộc lòng khổ thơ cuối bài thơ Nói với con của Y Phương. Cảm nhận của em về khổ thơ đó.	
Câu 4. (4,0 điểm)
	Hãy phân tích một nhân vật văn học mà em thích nhất trong các văn bản truyện đã học của chương trình Ngữ văn lớp 9, học kì II.
--------------------------------- HẾT--------------------------------
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9
NĂM HỌC 2013 – 2014
(Gồm 02 trang)
Câu
(điểm)
Ý
Nội dung
 Thang
 điểm
Câu 1
(3,0 điểm)
a
Các phép liên kết về hình thức: Phép lặp, phép dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, phép thế, phép nối.
0,5đ
b
- Nghĩa tường minh: Sấm mùa hạ đã ít đi khi sang thu, bởi vậy hàng cây không còn mấy khi bị giật mình, đột ngột...
- Nghĩa hàm ý: Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời... 
- Tác dụng của hàm ý: Tạo cho bài thơ có chiều sâu và có tính triết lí...
0,5đ
0,5đ
0,5đ
c
Phân tích thành phần 
- Còn tấm gương bằng thủy tinh tráng bạc, -> Khởi ngữ
- nó -> CN
- vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác... -> VN
 Xác định kiểu câu: Câu đơn 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 2
(1,0 điểm)
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Viếng lăng Bác: Năm 1976 sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ và viết bài thơ "Viếng lăng Bác.”
- Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác.
0,5đ
0,5đ
Câu 3
(2,0 điểm)
- Khổ thơ cuối bài thơ "Nói với con" của Y Phương:
 " Con ơi tuy thô sơ da thịt
 Lên đường
 Không bao giờ nhỏ bé được
 Nghe con.”
- Suy nghĩ về khổ thơ: Quê hương mình tuy mộc mạc, chân chất, người đồng mình tuy thô sơ da thịt nhưng sống cao đẹp, nên trên đường đời con phải làm những điều lớn lao, phải sống cao thượng, tự trọng để xứng đáng là "người đồng mình”...-> Người cha đã truyền cho con mình niềm tự hào, niềm tin vào vẻ đẹp, sức mạnh của truyền thống quê hương...
1,0đ
1,0đ
Câu 4
(4,0 điểm)
MB
- Thông qua dẫn dắt giới thiệu nhân vật mà mình sẽ phân tích...Ý kiến đánh giá khái quát về nhân vật đó...
0,5đ
TB
HS lựa chọn các nhân vật khác nhau để phân tích. Song về cơ bản cần đảm bảo các nội dung như sau:
1. Giới thiệu khái quát về nhân vật: 
- Tên, tuổi...
- Hoàn cảnh sống...công việc... 
- Nét nổi bật của nhân vật... Ấn tượng mà nhân vật để lại...
2. Phân tích nhân vật: 
- Qua thái độ, suy nghĩ, lời nói, cử chỉ, việc làm... kết quả và ý nghĩa của việc làm đó...từ đó toát lên vẻ đẹp tâm hồn... phẩm chất...ý chí, nghị lực, khát vọng...của nhân vật như thế nào?...
 - Nghệ thuật xây dựng nhân vật...
3. Cảm nghĩ, đánh giá sau khi đã phân tích nhân vật:
- Qua nhân vật người đọc cảm nhận được điều gì?...
- Nhân vật đó để lại ý nghĩa như thế nào?... Ảnh hưởng của nhân vật...
0,75đ
1,5đ
0,75đ
KB
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận (Cảm nghĩ về nhân vật)...
- Liên hệ hoặc mở rộng vấn đề...
0,5đ
Lưu ý chung toàn bài:
 - Câu 1, 2, 3: HS chỉ cần trả lời theo từng yêu cầu của câu hỏi. 
 - Câu 4: HS viết thành một bài tập làm văn nghị luận hoàn chỉnh. Xác định và phân tích được đầy đủ các vấn đề có liên quan đến nhân vật. Bài viết có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ và cách lập luận chặt chẽ, xác đáng làm nổi bật đối tượng nghị luận. Hành văn lưu loát, trong sáng thuyết phục người đọc, người nghe.
 - Giáo viên có thể linh hoạt trong quá trình chấm bài trước những sáng tạo của học sinh. 
 -------------------------------------HẾT------------------------------------- 

File đính kèm:

  • docVăn 9-HK II (2013- 2014) da tham dinh.doc
Giáo án liên quan