Đề kiểm tra học kì II năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ văn - lớp 8

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013 - 2014

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (2,0 điểm)

 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

 . "Cô giáo Tâm gỡ tay Thủy, đi lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng đưa cho em tôi và nói:

 - Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé!

 Em đặt vội quyển sổ và cây bút lên bàn:

 - Thưa cô, em không dám nhận. em không được đi học nữa.

 - Sao vậy? - Cô Tâm sửng sốt.

 - Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán."

 

doc11 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ văn - lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA 
Nhằm đánh giá:
- Hệ thống kiến thức cơ bản của học sinh về cả ba phần (Đọc- Hiểu văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn) trong SGK Ngữ văn 8 tập 2.
- Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 
- Hình thức: Tự luận
- Cách tổ chức: Cho HS làm bài kiểm tra trong thời gian 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ
- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 8 (Tập 2).
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
- Xác định khung ma trận.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 NĂM HỌC 2013 - 2014
Mức độ
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Tiếng Việt
- Hội thoại
- Câu phân loại theo mục đích nói
- Dựa trên kiến thức đã được học về Hội thoại để xác định vai quan hệ xã hội và số lượng lượt lời của các nhân vật tham gia hội thoại.
- Nắm và nêu được đặc điểm hình thức và chức năng của câu phân loại theo mục đích nói.
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu: 02
Số điểm: 03
Tỉ lệ: 30 %
Số câu: 02
Điểm: 03
Tỉ lệ: 30%
2. Văn học
- Nghị luận trung đại
- Thơ hiện đại
- Qua bài học nhận ra được những lối học sai trái và tác hại của lối học ấy. 
- Nhớ và chép thuộc lòng được bài, đoạn thơ.
- Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của đoạn thơ trong một bài thơ đã học để từ đó viết thành đoạn văn biểu cảm.
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu:1,5
Số điểm: 02
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 0,5
Số điểm: 01
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 02
Điểm: 03
Tỷ lệ: 30%
3. Tập làm văn
- Nghị luận
- Hiểu và viết đúng thể loại văn nghị luận. (Sử dụng đúng phương pháp và những yêu cầu về thể loại). Tuân thủ theo đúng yêu cầu về bố cục ba phần của một bài tập làm văn. Hiểu và nắm vững các nội dung cần nghị luận trong bài làm.
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học về đặc điểm nội dung, hình thức... của thể loại văn nghị luận để tạo lập một văn bản hoàn chỉnh. Nắm được các vấn đề có liên quan đến luận điểm để phân tích. Biết cách tìm các dẫn chứng, các vấn đề có liên quan để làm sáng tỏ nội dung cần nghị luận.
- HS nghị luận đầy đủ, rõ ràng, có hệ thống lí lẽ, dẫn chứng, lập luận thuyết phục. Hành văn trong sáng, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc, người nghe.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số điểm: 01
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 01
Số điểm: 02
Tỉ lệ: 20%
Số điểm: 01
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 01
Điểm: 04
Tỉ lệ: 40%
TS câu 
TSđiểm
Tỉ lệ %
Số câu: 3,5
Số điểm: 05
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 0,5
Số điểm: 02
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 01
Số điểm: 02
Tỉ lệ: 20 %
Số điểm: 01
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 05
Điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2,0 điểm) 
	Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
	... "Cô giáo Tâm gỡ tay Thủy, đi lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng đưa cho em tôi và nói:
	- Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé!
	Em đặt vội quyển sổ và cây bút lên bàn:
	- Thưa cô, em không dám nhận... em không được đi học nữa.
	- Sao vậy? - Cô Tâm sửng sốt.
	- Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán."
 (Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài)
a) Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn văn trên là quan hệ gì? Em hãy xác định cụ thể vai xã hội của các nhân vật đó.
b) Trong đoạn văn mỗi nhân vật thực hiện mấy lượt lời? Hãy chỉ ra các lượt lời đó?
Câu 2. (1,0 điểm) 
	 Nêu đặc điểm hình thức chức năng của câu nghi vấn? Ngoài chức năng chính, câu nghi vấn còn có những chức năng nào khác?
Câu 3. (1,0 điểm) 
	Văn bản "Bàn luận về phép học" của Nguyễn Thiếp, tác giả đã phê phán lối học lệch lạc sai trái nào? Tác hại của lối học ấy là gì?
Câu 4. (2,0 điểm) 
	"Những câu thơ ấy thể hiện mối giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ với vầng trăng". 
	 Nhận định trên đây nói về những câu thơ nào trong bài Ngắm trăng của Hồ Chí Minh? Chép thuộc lòng và phát biểu cảm nghĩ của em về những câu thơ đó. 
Câu 5. (4,0 điểm) 
	Viết bài văn nghị luận chứng minh vai trò của sách đối với đời sống của con người.
 Hết
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8
NĂM HỌC 2013 – 2014
(Gồm 02 trang)
Câu
(điểm)
Ý
Nội dung
Thag
 điểm
Câu 1
(2,0 điểm)
a
- Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trên là quan hệ: Trên - dưới 
- Xác định các vai: Cô giáo Tâm: vai trên; Bé Thủy: vai dưới 
0,5 đ
0,5đ
b
 Đoạn trích có bốn lượt lời. Cụ thể
 Cô Tâm : Hai lượt 
- Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé!
- Sao vậy? 
 Bé Thủy: Hai lượt 
- Thưa cô, em không dám nhận...em không được đi học nữa..
- Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra ngồi chợ bán.
0,5đ
0,5đ
Câu 2 (1,0 điểm)
- Đặc điểm hình thức chức năng của câu câu nghi vấn: Là câu có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hử, chứ... không... chưa) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn); có chức năng chính là dùng để hỏi; kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi.
- Các chức năng khác: Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm cảm xúc,... và không yêu cầu người đối thoại trả lời.
0,5đ
0,5đ
Câu 3 (1,0
điểm)
- Tác giả Nguyễn Thiếp phê phán lối học hình thức, hòng mưu cầu danh lợi, không biết đến đạo lý ở đời... 
- Tác hại: Chúa tầm thường, thần nịnh hót, triều đình rối loạn dẫn đến cảnh nước mất, nhà tan...
0,5đ
0,5đ
Câu 4 (2,0 điểm)
- Nhận định đó nói về hai câu cuối trong bài thơ Ngắm trăng - Hồ Chí Minh
 "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ."
- Phát biểu cảm nghĩ: Với nghệ thuật nhân hóa, cấu trúc đăng đối...-> Người đã thả tâm hồn để tìm đến ngắm trăng sáng...trăng như người bạn tri kỉ tìm đến ngắm nhà thơ...-> Mối giao cảm chan hòa giữa người và trăng, gần gũi, thân thiết...-> Đây là cuộc vượt ngục về tinh thần vô cùng ngoạn mục của Bác... qua đó cho thấy phong thái ung dung, lạc quan cách mạng của Bác...
1,0đ
1,0đ
Câu 5 (4,0 điểm)
MB
- Qua dẫn dắt giới thiệu nội dung nghị luận: Vai trò của sách đối với đời sống con người...
0,5đ
TB
HS nghị luận đảm bảo các nội dung cơ bản như sau:
* Giải thích vấn đề nghị luận: 
- Sách ghi lại những sự kiện đời sống, các phát minh khoa học, ghi lại những sự kiện đời sống, những diễn biến lịch sử...
- Sách là tài sản vô giá, là người bạn tốt, là kho tàng tri thức vô tận, giúp ích cho con người về nhiều mặt trong cuộc sống... 
- Thực trạng của việc đọc sách hiện nay...
* Vai trò, ý nghĩa của sách 
- Sách giúp ta có kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết, thu nhận thông tin một cách nhanh nhất...
- Sách bồi dưỡng tinh thần, tình cảm cho chúng ta để chúng ta trở thành người tốt...
- Sách là người bạn động viên, chia sẻ làm vơi đi nỗi buồn của ta... 
- Sách có sức sống phi thường vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian, tìm đến những biến cố lịch sử, những cuộc đấu tranh ác chiến của các triều đại xưa...
- Chính nhờ có sách mà đôi khi, con người ta khám phá ra sức mạnh của bản thân, tìm ra chân lí thiết thực cho con đường đời của chính mình, mở rộng thêm tầm hiểu biết về thế giới xung quanh... 
* Tác hại của việc không đọc sách: 
- Hạn hẹp về tầm hiểu biết tri thức...
- Tâm hồn cằn cỗi...
* Phương pháp đọc sách đúng đắn: 
- Phải chọn sách tốt, có giá trị để đọc...
- Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm, suy nghĩ, ghi chép những điều bổ ích...
- Thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào đời sống...
0,5 đ
1,5 đ
0,5đ
0,5đ
KB
- Khẳng định sách là người bạn tốt...
- Lời khuyên phải chăm chỉ đọc sách, phải yêu quý sách... 
0,5đ
Lưu ý chung toàn bài:
	 - Câu 1, 2, 3: HS chỉ cần trả lời theo từng yêu cầu của câu hỏi. 
	 - Câu 4: HS có thể chép hai câu thơ trong bản phiên âm, bản dịch nghĩa giáo viên đều cho điểm tối đa. Yêu cầu học sinh viết thành một đoạn văn.
	 - Câu 5: HS viết thành một bài tập làm văn nghị luận hoàn chỉnh. Xác định và làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan đến luận điểm. Bài viết có dẫn chứng cụ thể, phong phú, lí lẽ và cách lập luận chặt chẽ, xác đáng làm nổi bật nội dung nghị luận. Hành văn lưu loát, trong sáng thuyết phục người đọc, người nghe.
	 - Giáo viên có thể linh hoạt trong quá trình chấm bài trước những sáng tạo của học sinh. 
 Hết 

File đính kèm:

  • docVăn 8- HK II Đã thẩm định (13- 14).doc
Giáo án liên quan