Đề kiểm tra học kì II năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ văn - lớp 7
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2,0 điểm)
Em hãy kể tên các kiểu câu đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7, học kì II. Xác định kiểu câu của những câu sau đây:
a) Học ăn, học nói, học gói, học mở.
b) Chúng em rất kính trọng cô giáo chủ nhiệm lớp.
c) Một đêm mùa xuân.
d) Em được mọi người yêu mến.
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: Nhằm đánh giá - Hệ thống kiến thức cơ bản của học sinh về cả ba phần (Đọc- Hiểu văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn) trong SGK Ngữ văn 7 tập 2 - Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách tổ chức: Cho HS làm bài kiểm tra trong thời gian: 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ - Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 7. (Tập 2) - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 NĂM HỌC 2013 - 2014 Mức độ Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Tiếng Việt - Các kiểu câu - Phép tu từ - Nắm và kể được tên của các kiểu câu đã được học trong chương trình Ngữ văn của học kì II. - Dựa trên kiến thức đã học để xác định được phép tu từ và nhận biết được tác dụng của phép tu từ đó trong việc biểu đạt nội dung của tác giả. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 02 Số điểm: 03 Tỉ lệ: 30% Số câu: 02 Điểm: 03 Tỉ lệ: 30% 2. Văn học - Văn bản nghị luận - Truyện ngắn hiện đại VN - Nêu được ý nghĩa của văn bản đã được học trong chương trình. - Qua bài đã được học, nhận biết được nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong văn bản truyện ngắn hiện đại. - Qua việc phân tích các chi tiết liên quan đến nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật để từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về nhân vật trong tác phẩm văn học. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1,5 Số điểm: 02 Tỉ lệ: 20% Số câu: 0,5 Số điểm: 01 Tỉ lệ: 10% Số câu: 02 Điểm: 03 Tỉ lệ: 30% 3. Tập làm văn - Nghị luận - Hiểu và viết đúng thể loại văn nghị luận. (Sử dụng đúng phương pháp và những yêu cầu về thể loại). Tuân thủ theo đúng yêu cầu về bố cục ba phần của một bài tập làm văn. Hiểu và nắm vững các nội dung cần nghị luận trong bài làm. - Biết vận dụng những kiến thức đã học về đặc điểm nội dung, hình thức...của thể loại văn nghị luận để tạo lập một văn bản hoàn chỉnh. Nắm được các vấn đề có liên quan đến luận điểm để phân tích. Biết cách phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan đến nội dung cần nghị luận. - HS nghị luận đầy đủ, rõ ràng, có hệ thống lí lẽ, dẫn chứng, lập luận chặt chẽ thuyết phục. Hành văn trong sáng, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc, người nghe. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số điểm: 01 Tỉ lệ: 10% Số câu: 01 Số điểm: 02 Tỉ lệ: 20% Số điểm: 01 Tỉ lệ: 10% Số câu: 01 Điểm: 04 Tỉ lệ: 40% TS câu TS điểm Tỉ lệ % Số câu: 3,5 Số điểm: 05 Tỉ lệ: 50% Số câu: 0,5 Số điểm: 02 Tỉ lệ: 20% Số câu: 01 Số điểm: 02 Tỉ lệ: 20% Số điểm: 01 Tỉ lệ: 10% Số câu: 05 Điểm: 10 Tỷ lệ: 100% PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,0 điểm) Em hãy kể tên các kiểu câu đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7, học kì II. Xác định kiểu câu của những câu sau đây: a) Học ăn, học nói, học gói, học mở. b) Chúng em rất kính trọng cô giáo chủ nhiệm lớp. c) Một đêm mùa xuân. d) Em được mọi người yêu mến. Câu 2. (1,0 điểm) Xác định phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau đây và cho biết tác dụng của phép tu từ ấy. "Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng." (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh) Câu 3. (1,0 điểm) Nêu ý nghĩa của văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng. Câu 4. (2,0 điểm) Chỉ ra biện pháp nghệ thuật đối lập tương phản trong văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. Từ đó em có nhận xét gì về nhân vật quan phụ mẫu. Câu 5. (4,0 điểm) Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Em hãy giải thích nội dung câu tục ngữ trên. --------------------------------------HẾT-------------------------------------- PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN - LỚP 7 NĂM HỌC 2013 – 2014 (Gồm 02 trang) Câu (điểm) Ý Nội dung Thang điểm Câu 1 (2,0 điểm) - Các kiểu câu đã được học: câu rút gọn, câu đặc biệt, câu chủ động, câu bị động. - Xác định kiểu câu của những câu sau: a) Câu rút gọn c) Câu đặc biệt b) Câu chủ động d) Câu bị động 1,0đ 1,0đ Câu 2 (1,0 điểm) - Xác định phép tu từ: Liệt kê (Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...) - Tác dụng: Qua việc kể tên các vị anh hùng dân tộc tiêu biểu, tác giả cho ta thấy trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm có rất nhiều các vị anh hùng đã xả thân vì nước... từ đó tác giả nhắc nhở chúng ta phải tự hào và ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc đó... 0,5 đ 0,5đ Câu 3 (1,0 điểm) - Ý nghĩa của văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ: + Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. + Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 0,5đ 0,5đ Câu 4 (2,0 điểm) - Biện pháp nghệ thuật đối lập tương phản trong văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn: Dân phu hộ đê trong đêm mưa, khung cảnh nhốn nháo, căng thẳng, bất lực... Quan ngồi trong đình vững chãi với không khí tĩnh mịch, trang nghiêm... Con đê ở vào tình trạng nguy cấp, dân lầm than... quan ung dung hưởng thụ, cùng đám lính lệ chơi bài... Đê vỡ, dân thảm sầu, khốn khổ... quan hả hê sung sướng vì thắng ván bài lớn... (Lưu ý: HS có thể dùng các từ ngữ khác nhau để diễn đạt nhưng vẫn chỉ ra được sự tương phản, giáo viên linh hoạt cho điểm phần này) - Nhận xét quan phụ mẫu: Qua phân tích các chi tiết có liên quan đến nhân vật -> Học sinh cảm nhận được phụ mẫu là viên quan vô trách nhiệm, vô lương tâm, tàn ác, thờ ơ trước nỗi khổ của nhân dân... 1,0đ 1,0đ Câu 5 (4,0 điểm) MB - Thông qua dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận: Khát vọng đi nhiều nơi để mở rộng hiểu biết... 0,5 đ TB HS giải thích vấn đề đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu của câu tục ngữ: - Nghĩa đen: Đi đây đi đó tham gia nhiều hoạt động sẽ học được nhiều điều hay, điều lạ... - Nghĩa bóng: Chỉ có ở ngoài xã hội, kiến thức mới đa dạng, phong phú... giúp ta học hỏi được nhiều điều, giúp ta trở thành con người biết cách sống đúng đắn... - Nghĩa sâu: Nỗi khát khao của nhân dân ta muốn được ra khỏi nhà, khỏi làng để mở rộng tầm mắt, sự hiểu biết về thế giới xung quanh... 2. Tại sao phải học hỏi thêm ở ngoài xã hội: - Con người dù có thông minh đến đâu thì sự hiểu biết cũng chỉ có giới hạn, muốn phát huy sự hiểu biết thì phải học hỏi, tìm tòi... - Xã hội là một môi trường rộng lớn đầy đủ mọi thành phần, mọi cách sống, chúng ta đi vào môi trường xã hội sẽ có điều kiện để thu thập và mở rộng tầm hiểu biết... - Kho tàng kiến thức của nhân loại ngày một nhiều và văn minh, nếu ta không học thì sẽ không theo kịp thời đại... 3. Mở rộng vấn đề: Ngoài việc học trong sách vở, nhà trường cần học thêm ở ngoài xã hội... Học hỏi phải có chọn lọc... 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1,đ 0,5đ KB - Khẳng định lại vấn đề nghị luận... - Liên hệ bản thân (hoặc mở rộng vấn đề)... 0,5đ * Lưu ý chung toàn bài: - Câu 1, 2, 3 : HS trả lời theo từng yêu cầu của câu hỏi. - Câu 4: Phần nêu cảm nhận về quan phụ mẫu viết thành một đoạn văn ngắn. - Câu 5: HS viết thành một bài tập làm văn nghị luận hoàn chỉnh. Xác định và phân tích được đầy đủ các vấn đề có liên quan đến nội dung nghị luận. Bài viết có dẫn chứng cụ thể; lí lẽ và cách cách giải thích, lập luận chặt chẽ, xác đáng làm nổi bật vấn đề nghị luận. Hành văn lưu loát, trong sáng thuyết phục người đọc, người nghe. - Giáo viên có thể linh hoạt trong quá trình chấm bài trước những sáng tạo của học sinh. Hết
File đính kèm:
- Văn 7- HKII Đã thẩm định (13- 14).doc