Đề kiểm tra Học kì II môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Trà Cang

Câu 6: Mùa đông, mặc áo ấm bông thì ta ít bị lạnh hơn. Nguyên nhân là do:

A. Áo bông có thể truyền nhiệt cho cơ thể.

B. Áo bông ngăn cản bức xạ nhiệt của cơ thể ra môi trường bên ngoài.

C. Áo bông có tác dụng ngăn cản sự đối lưu.

D. Áo bông có thể ngăn chặn được hơi lạnh bên ngoài truyền vào cơ thể.

Câu 7: Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,15 kg được đun nóng tới 1000C vào 1 cố nước ở 200C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 250C. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau. (biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K.

A. m2 = 4,7 kg B. m2 = 47 kg

C. m2 = 470 kg D. m2 = 0,47 kg

Câu 8: Khi nung nóng khối chất khí (lỏng) tốt nhất là nên đun từ phía dưới. Nguyên nhân là:

A. Sự truyền nhiệt theo hướng từ dưới lên trên dể hơn so với các hướng khác.

B. Do có sự đối lưu, lớp khí (lỏng) ở phía dưới khi nóng sẽ di chuyển lên trên, còn lớp khí (lỏng) ở phía trên còn lạnh hơn sẽ đi xuống phía dưới làm quá trình nung nóng khối khí (lỏng) sẽ nhanh hơn.

C. Ngọn lửa bao giờ củng tỏa hơi nóng từ dưới lên trên.

D. Tránh được sự truyền nhiệt lượng ra môi trường xung quanh.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Học kì II môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Trà Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY	MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ CANG	MÔN: VẬT LÍ 8
	NĂM HỌC: 2015 - 2016 
CHỦ ĐỀ
CẤP ĐỘ
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
KNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Công suất
Nêu đơn vị đo công suất.
Vận dụng được công thức: 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0,25
2,5%
1
2,0
20%
2
2,25
22,5%
Cơ năng
- Biết được cơ năng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.
Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0,25
2,5%
1
1,5
15%
1
0,25
2,5%
3
2,0
20%
Sự chuyển hóa và bảo tồn cơ năng
Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá cơ năng.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0,25
2,5%
1
0,25
2,5%
CHƯƠNG II. NHIỆT HỌC
Cấu tạo chất. Chuyển động của các phân tử, nguyên tử.
- Cấu tạo phân tử của các chất
- Nhiệt độ và chuyển động phân tử
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
0,5
5%
2
0,5
5%
Nhiệt năng
- Nêu được cách làm thay đổi nhiệt năng.
- Nêu được định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị tính nhiệt lượng.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0,25
2,5%
1
1,5
15%
2
1,75
17,5%
Dẫn nhiệt. Đối lưu và bức xạ nhiệt
- Chân không không dẫn nhiệt.
- Vận dụng được kiến thức về đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
- Giải thích được các hiện tượng đơn giản trong thực tế thường gặp.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0,25
2,5%
3
0,75
7,5%
4
1,0
10%
Công thức tính nhiệt lượng. Phương trình cân bằng nhiệt
Nhiệt lượng mà một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào ba yếu tố: khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất cấu tạo nên vật.
Vận dụng phương trình cân bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
2,0
20%
1
0,25
2,5%
2
2,25
22,5%
Tổng Số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
6
4,0
40%
5
3,0
30%
1
2,0
20%
4
1,0
10%
16
10,0
100%
PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY	 KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2015 - 2016
TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ CANG	 MÔN: VẬT LÍ 8	
Đề chính thức	 	 Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ và tên:......................................................	Lớp: 8/..... SBD:Ngày thi:....../....../201....	
Điểm
Lời phê của giáo viên
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Hãy khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất trong các câu sau.
Câu 1: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất ?
A. Jun trên giây (J/s).	B. Oat (W).
C. Mã lực Anh (HP).	D. Oat nhân giây (W.s).
Câu 2: Thế năng hấp dẫn của một vật sẽ bằng không khi :
A. Mốc tính độ cao chọn ngay tại vị trí của vật.	
B. Vật có vận tốc bằng không.
C. Vật không biến dạng.
D. Có tính đàn hồi nằm ở một độ cao nào đó so với mặt đất.
Câu 3: Cơ năng của một vật được bảo toàn trong trường hợp nào sau đây:
A. Vật chuyển động chỉ dưới tác dụng của trọng lực và không có ma sát.
B. Vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng có ma sát.
C. Vật rơi trong chất lỏng nhớt.
D. Vật chuyển động dưới tác dụng của một lực kéo bên ngoài.
Câu 4: Trong các câu sau đây, câu nào sai ?
A. Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.
B. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên mọi chất đều giống nhau.
C. Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.
D. Giữa các nguyên tử, phân tử luôn có khoảng cách.
Câu 5: Sự dẫn nhiệt không thể xảy ra đối với môi trường là:
A. Chất rắn.	B. Chất lỏng.
C. Chất khí. 	D. Chân không.
Câu 6: Mùa đông, mặc áo ấm bông thì ta ít bị lạnh hơn. Nguyên nhân là do:
A. Áo bông có thể truyền nhiệt cho cơ thể.
B. Áo bông ngăn cản bức xạ nhiệt của cơ thể ra môi trường bên ngoài.
C. Áo bông có tác dụng ngăn cản sự đối lưu.
D. Áo bông có thể ngăn chặn được hơi lạnh bên ngoài truyền vào cơ thể.
Câu 7: Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,15 kg được đun nóng tới 1000C vào 1 cố nước ở 200C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 250C. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau. (biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K.
A. m2 = 4,7 kg	B. m2 = 47 kg
C. m2 = 470 kg	D. m2 = 0,47 kg
Câu 8: Khi nung nóng khối chất khí (lỏng) tốt nhất là nên đun từ phía dưới. Nguyên nhân là:
A. Sự truyền nhiệt theo hướng từ dưới lên trên dể hơn so với các hướng khác.
B. Do có sự đối lưu, lớp khí (lỏng) ở phía dưới khi nóng sẽ di chuyển lên trên, còn lớp khí (lỏng) ở phía trên còn lạnh hơn sẽ đi xuống phía dưới làm quá trình nung nóng khối khí (lỏng) sẽ nhanh hơn. 
C. Ngọn lửa bao giờ củng tỏa hơi nóng từ dưới lên trên.
D. Tránh được sự truyền nhiệt lượng ra môi trường xung quanh.
Câu 9: Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng hình thức:
A. Đối lưu.	B. Dẫn nhiệt qua không khí.
C. Bức xạ nhiệt.	D. Sự thực hiện công của ánh sáng.
Câu 10: Trong chuyển động cơ học, cơ năng phụ thuộc vào:
A. Chỉ khối lượng của vật.	B. Chỉ vận tốc và khối lượng của vật.
C. Chỉ vận tốc, khối lượng và độ cao của vật.	D.Chỉ vận tốc và độ cao của vật. 
Câu 11: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có nhiệt năng thay đổi của vật là hoàn toàn do sự thực hiện công.
A. Thân bơm nóng lên khi bơm xe đạp bằng bơm tay.
B. Chậu nước nóng lên khi để nó ngoài sân vào buổi trưa.
C. Ấm nước nóng khi đã được đun sôi.
D. Quạt điện nóng lên sau một thời gian hoạt động.
Câu 12: Chuyển động nghiệt của các phân tử nước chứa trong cốc sẽ chậm hơn nếu:
 Nhiệt độ của nước trong cốc giảm đi.
 Rót thêm nước để khối lượng nước tăng lên.
 Cốc nước bị nung nóng lên.
 Rót bớt nước ra để thể tích nước giảm đị.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Một người dùng lực F = 160 N kéo một gàu nước từ giếng sâu 12 m lên đều trong 24 giây. Công suất của người kéo là bao nhiêu?
Câu 2: (2,0 điểm) Nhiệt lượng mà một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nêu ví dụ?
Câu 3: (1,5 điểm) Nhiệt lượng là gì? Đơn vị tính nhiệt lượng?
Câu 4: (1,5 điểm) Động năng của một vật là gì? Động năng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
-------------------- HẾT------------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Bài làm
PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY	 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM NĂM HỌC: 2015 - 2016
TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ CANG	MÔN: VẬT LÍ 8
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
A
A
B
D
B
D
B
C
C
A
A
II. PHẦN TỰ LUẬN : (7,0 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
Công thực hiện : A = F.s = 160.12 = 1920 J.
Công suất người kéo lên là : 
0,5
1,5
2
- Nhiệt lượng mà một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào ba yếu tố: khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất cấu tạo nên vật.
- Ví dụ như với cùng một nguồn nhiệt: (tùy vào mỗi ý kiến HS)
 + Nếu đem đun sôi hai lượng nước khác nhau ở cùng một nhiệt độ ban đầu, thì thời gian để đun sôi chúng cũng khác nhau. Điều này chứng tỏ, nhiệt lượng của nước thu vào phụ thuộc vào khối lượng của nước.
 + Khi đun hai lượng nước như nhau và đều ở cùng một nhiệt độ ban đầu. Nếu đun lượng nước thứ nhất với thời gian dài hơn (chưa đến nhiệt độ sôi) thì độ tăng nhiệt độ của nó sẽ lớn hơn độ tăng nhiệt độ của lượng nước thứ hai. Như vậy, nhiệt lượng của nước thu vào phụ thuộc vào độ tăng nhiệt độ.
 + Nếu đun hai chất khác nhau nhưng có cùng khối lượng và cùng nhiệt độ ban đầu. Để chúng tăng lên đến cùng một nhiệt độ, thì thời gian cung cấp nhiệt cho chúng cũng khác nhau. Như vậy, nhiệt lượng của vật thu vào phụ thuộc vào chất cấu tạo nên vật.
1,5
0,5
3
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. 
Đơn vị của nhiệt lượng là jun, kí hiệu là J.
1,0
0,5
4
Cơ năng của một vật do chuyển động mà có gọi là động năng. 
Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn.
1,0
0,5
............................HẾT.........................
	Trà Cang, ngày 15 tháng 4 năm 2016
	 DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docde_thi_ki_2_vat_li_8.doc