Đề kiểm tra Học kì II - Môn Vật lí 9 - Năm học 2014-2015 - Quận 6

Câu 5. (2 điểm)

Ở đầu một đường dây tải điện, phía nhà máy điện người ta đặt một máy tăng thế, cuộn sơ cấp có 500 vòng và cuộn thứ cấp có 11000 vòng. Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp của máy tăng thế là 1000 V

a/ Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp.

b/ Tính công suất hao phí trên đường dây tải điện, biết công suất điện tải đi là 110000 W và điện trở tổng cộng của đường dây tải điện là 100 .

Câu 6. (3 điểm)

Một vật sáng AB có dạng mũi tên, cao 3 cm được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 12 cm. Điểm A của vật nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng 20 cm.

a/ Hãy vẽ ảnh A'B' của vật AB qua thấu kính. Nêu đặc điểm của ảnh A'B'.

b/ Dựa vào hình vẽ, vận dụng kiến thức hình học, tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh.

 

doc2 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Học kì II - Môn Vật lí 9 - Năm học 2014-2015 - Quận 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN 6	
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN VẬT LÝ - LỚP 9.
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Câu 1. (1,5 điểm)
Nêu tên hai bộ phận chính trong máy phát điện xoay chiều.
Trong hai bộ phận trên, bộ phận quay có tên gọi là gì?
Nêu cách làm quay bộ phận này của máy phát điện xoay chiều trong nhà máy nhiệt điện.
Câu 2.(1,5 điểm) 
Dòng điện xoay chiều có những tác dụng gì?
Em hãy cho biết ampe kế có ký hiệu AC (hay ~) dùng để làm gì ? Khi mắc ampe kế này vào mạch để đo ta có cần phân biệt chốt của chúng không ?
Câu 3. (1 điểm)
Khi tia sáng truyền từ không khí vào trong nước (với góc tới khác không), góc khúc xạ nhỏ hơn hay lớn hơn góc tới?
Hãy vẽ đường đi của tia sáng khi tia sáng đi từ không khí vào trong nước với góc tới bằng 0o.
Câu 4. (1 điểm)
Kính lúp là loại thấu kính gì? Có tiêu cự như thế nào?
Hãy kể tên hai trường hợp trong cuộc sống cần sử dụng đến kính lúp?
Câu 5. (2 điểm)
Ở đầu một đường dây tải điện, phía nhà máy điện người ta đặt một máy tăng thế, cuộn sơ cấp có 500 vòng và cuộn thứ cấp có 11000 vòng. Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp của máy tăng thế là 1000 V
a/ Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp.
b/ Tính công suất hao phí trên đường dây tải điện, biết công suất điện tải đi là 110000 W và điện trở tổng cộng của đường dây tải điện là 100 W.
Câu 6. (3 điểm)
Một vật sáng AB có dạng mũi tên, cao 3 cm được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 12 cm. Điểm A của vật nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng 20 cm. 
a/ Hãy vẽ ảnh A'B' của vật AB qua thấu kính. Nêu đặc điểm của ảnh A'B'.
b/ Dựa vào hình vẽ, vận dụng kiến thức hình học, tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh. 
--------------------Hết ----------------------
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN 6
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN VẬT LÝ - LỚP 9
Câu 1. (1,5 điểm)
- Hai bộ phận chính trong máy phát điện xoay chiều là nam châm và cuộn dây dẫn.
- Bộ phận quay có tên gọi là rôto.
- Trong nhà máy nhiệt điện, rôto quay được nhờ động cơ nhiệt.
Câu 2.(1,5 điểm) 
- Dòng điện xoay chiều có những tác dụng nhiệt, quang và từ.
(Thiếu hoặc sai một tác dụng trừ 0,25đ)
- Dùng ampe kế có ký hiệu AC (hay ~) để đo giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện xoay chiều.
- Khi mắc ampe kế này vào mạch điện xoay chiều để đo ta không cần phân biệt chốt của chúng.
Câu 3. (1 điểm)
- Khi tia sáng truyền từ không khí vào trong nước, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
Không khí
Nước 
- Khi góc tới bằng 0o, ánh sáng truyền thẳng (hình bên)
(Thiếu 1 hoặc 2 dấu mũi tên trừ 0,25 đ)
Câu 4. (1 điểm)
- Kính lúp là thấu kính hội tụ, có tiêu cự ngắn.
- Kể tên hai trường hợp trong cuộc sống cần sử dụng đến kính lúp.
Câu 5. (2 điểm)
a/ Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp:
P 2
b/ Công suất hao phí trên đường dây tải điện:
 P hp = 
Câu 5.(3 điểm)
a/ Vẽ ảnh. 
(Thiếu 1 hoặc nhiều dấu mũi tên chỉ chiều ánh sáng trừ 0,25đ)
Ảnh A'B' là ảnh thật, ngược chiều với vật và lớn hơn vật.
b/ Dựa vào hình vẽ và kiến thức về tam giác đồng dạng, tính đúng khoảng cách từ ảnh A’B’ đến thấu kính: d’ = 30 cm. 
Tính đúng chiều cao của ảnh: h’ = 4,5 cm
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1đ
1đ
1đ
0,5đ
1đ
0,5đ
-----------------------------

File đính kèm:

  • docLop 9.doc
Giáo án liên quan