Đề kiểm tra Học kì II - Môn Vật lí 9 - Năm học 2014-2015 - Quận 1

Câu 3: (2 điểm)

 Một điểm sáng S đặt trước thấu kính có ảnh qua thấu kính là S’ như hình bên,  là trục chính của thấu kính.

 a. Thấu kính đã cho là thấu kính gì? Tại sao?

 b. Dùng phép vẽ, xác định ví trí quang tâm O và các tiêu điểm của thấu kính (không nêu cách vẽ).

Câu 4: (3,5 điểm)

Một vật sáng AB hình mũi tên cao 2 cm đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự là 12 cm, A nằm trên trục chính và cách thấu kính 20 cm.

a. Dựng ảnh A’B’ của vật AB qua thấu kính (tỉ lệ tùy chọn).

b. Nêu đặc điểm của ảnh A’B’.

c. Tính khoảng cách từ ảnh đến vật và chiều cao của ảnh.

 

doc2 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Học kì II - Môn Vật lí 9 - Năm học 2014-2015 - Quận 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1 	 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 	 NĂM HỌC 2014 – 2015 
 	 	 MÔN VẬT LÝ 9 
 	 	 Thời gian 45 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1: (1,5 điểm)
Nêu mối liên hệ giữa tia khúc xạ và tia tới trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng:
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng nào?
- Khi tia tới không vuông góc với mặt phân cách và một trong hai môi trường chứa tia sáng là không khí, góc khúc xạ nhỏ hơn hay lớn hơn góc tới?
Câu 2: (3 điểm)
a. Kính lúp thuộc loại thấu kính gì, có tiêu cự như thế nào? Kính lúp thường được dùng để làm gì? Hãy kể hai trường hợp trong cuộc sống cần sử dụng đến kính lúp.
b. Trên một kính lúp có ghi kí hiệu 2,5x.
- Số ghi này có tên gọi là gì? Tính tiêu cự kính lúp.
- Để quan sát một vật qua kính lúp, ta phải đặt vật ở khoảng nào trước kính? Ảnh của vật qua kính lúp có những đặc điểm thế nào?
Câu 3: (2 điểm) 
	Một điểm sáng S đặt trước thấu kính có ảnh qua thấu kính là S’ như hình bên, D là trục chính của thấu kính. 
	a. Thấu kính đã cho là thấu kính gì? Tại sao?
	b. Dùng phép vẽ, xác định ví trí quang tâm O và các tiêu điểm của thấu kính (không nêu cách vẽ).
Câu 4: (3,5 điểm) 
Một vật sáng AB hình mũi tên cao 2 cm đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự là 12 cm, A nằm trên trục chính và cách thấu kính 20 cm.
a. Dựng ảnh A’B’ của vật AB qua thấu kính (tỉ lệ tùy chọn).
b. Nêu đặc điểm của ảnh A’B’.
c. Tính khoảng cách từ ảnh đến vật và chiều cao của ảnh.
--- HẾT ---
	Họ và tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
	Số báo danh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1 	 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 	 NĂM HỌC 2014 – 2015 
 	 	 	MÔN VẬT LÝ 9 
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (1,5 điểm)
	- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. 	0,5 đ
- Khi tia tới xiên góc với mặt phân cách:
 + Tia sáng truyền từ không khí sang một môi trường trong suốt rắn hoặc 	0,5 đ
lỏng thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
 + Tia sáng truyền được từ một môi trường trong suốt rắn hoặc lỏng ra 	0,5 đ
không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
Câu 2: (3 điểm)
a. Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. 	0,5 đ
Kính lúp được dùng để quan sát các vật nhỏ hoặc các chi tiết nhỏ trên một vật. 	0,5 đ
Nêu đúng hai trường hợp trong cuộc sống cần sử dụng đến kính lúp.	0,5 đ
b. Trên một kính lúp có ghi kí hiệu 2,5x
- Tên gọi đúng và tiêu cự f = 10 cm. 	0,5 đ
- Vật đặt trong khoảng tiêu cự của kính cho ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.	1 đ
Câu 3: (2 điểm)
a. Thấu kính đã cho là thấu kính phân kì. 	0,5 đ
Vì cho ảnh S’ là ảnh ảo, nằm cùng phía và gần trục chính hơn so với điểm sáng S. 	0,5 đ
b. Vẽ hình đúng. 	1,0 đ
Câu 4: (3,5 điểm)
a. Vẽ ảnh đúng.	1,0 đ
b. Nêu đúng tính chất ảnh. 	0,75 đ
c. Khoảng cách từ ảnh đến vật:	AA’ = 50 cm 	1,25 đ
Chiều cao của ảnh:	 h’ = 3 cm	0,5 đ
HẾT

File đính kèm:

  • docKT HKII LY9 14-15 PGD new.doc