Đề kiểm tra học kì II môn: Vật lí 8 kèm đáp án
1 - Động năng ,thế năng và nhiệt năng.
2 - Khi cho từ từ muối vào nước, các phân tử muối xen lẫn vào khoảng cách giữa các phân tử nước cũng như các phân tử nước xen vào giữa khoảng cách giữa các phân tử muối nên muối tan vào trong nước nhưng nước không tràn ra ngoài khỏi cốc.
3 - Đường tan trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh là do ở nước nóng nhiệt độ cao nên các phân tử nước và các phân tử đường chuyển động nhanh hơn nên lẫn vào nhau nhanh hơn.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2014 - 2015 Môn: Vật lí 8 - Thời gian làm bài: 45 phút ( Không kể thời gian phát đề ) ---------------------***--------------------- Câu 1: (2,0 điểm ) Một viên đạn đang bay trên cao có những dang năng lượng nào mà em đã học? Câu 2: (2,0 điểm ) Lấy 1 cốc nước đầy và một thìa cà phê muối tinh. Cho muối từ từ vào nước cho đến khi hết thìa muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài . Hãy giải thích tại sao? Câu 3: (2,0 điểm ) Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh? Câu 4: (4,0 điểm ) Một học sinh thả 1250g chì ở nhiệt độ 1200 C vào 400g nước ở nhiệt độ 300 C làm cho nước nóng lên tới 400C . Hỏi nhiệt độ của chì ngay khi có sự cân bằng nhiệt. Tính nhiệt lựơng nước thu vào. Tính nhiệt dung riêng của chì. d) So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì trong bảng và giải thích tại sao có sự chênh lệch đó. (Cho Biết CNước= 4200J/kg.K, CĐất =800J/kg.K, CChì =130J /kg.K) Hết.. ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2014 – 2015 Môn: Vật lí 8 - Hướng dẫn chấm và biểu điểm .........................................***............................................ Câu Đáp án Điểm 1 - Động năng ,thế năng và nhiệt năng. 2đ 2 - Khi cho từ từ muối vào nước, các phân tử muối xen lẫn vào khoảng cách giữa các phân tử nước cũng như các phân tử nước xen vào giữa khoảng cách giữa các phân tử muối nên muối tan vào trong nước nhưng nước không tràn ra ngoài khỏi cốc. 2đ 3 - Đường tan trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh là do ở nước nóng nhiệt độ cao nên các phân tử nước và các phân tử đường chuyển động nhanh hơn nên lẫn vào nhau nhanh hơn. 2đ 4 a) Đổi:400g = 0,4 kg , 1250g = 1,25 kg Nhiêt độ của chì ngay khi có sự cân bằng nhiệt là 400 C 1đ Nhiệt lượng do nước thu vào Q = m.c(t2 –t1) = 0,4.4200.10 = 16800 J 1đ Qtỏa = Qthu = 1680 J Q Tỏa = m.c. Dt suy ra CPb = QTỏa /m. Dt = 16800/1,25.(120 -40) = 168J/kg.K 1đ d)Nhiệt dung riêng của chì tính được có sự chênh lệch so với nhiệt dung riêng của chì trong bảng SGK là do thực tế có nhiệt lượng tỏa ra môi trường bên ngoài. 1đ Giáo viên ra đề: Lương Thế Thiệp Đơn vị: Trường THCS Nam Tiến Điện Thoại: 01235991934 Email: anhthiep76@gmail.com
File đính kèm:
- De_KTHKII_Vat_Ly_co_dap_anchuan.doc