Đề kiểm tra học kì II môn: Vật lí 8
Câu 1: (1 điểm) Công suất là gì ? Nêu công thức tính công suất ?
Câu 2 : (1 điểm) Các chất được cấu tạo như thế nào ?
Câu 3: (1 điểm) Cơ năng của một vật do chuyển động mà có gọi là gì ? Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng của vật như thế nào ?
Câu 4: (1điểm) Nhiệt lượng là gì ? Đơn vị của nhiệt lượng ?
C©u 5: (2 điểm) Tại sao xịt ít nước hoa ở góc phòng một lúc sau mọi chỗ trong phòng đều ngửi thấy mùi nước hoa ? Khi nhiệt độ trong phòng cao thì nước hoa bay đến mọi nơi trong phòng nhanh hay chậm ? tại sao?
PHÒNG GD & ĐT QUỲNH NHAI TRƯỜNG THCS MƯỜNG GIÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: Vật lí 8 Năm học: 2014-2015 (Thời gian làm bài: 45 phút không kể giao đề) Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Cấp độ thấp Cấp độ cao TL TL TL TL 1. Công suất 1. Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị là công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó; nghĩa là công mà máy móc, dụng cụ hay thiết bị đó thực hiện được trong một đơn vị thời gian 2. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. 3. Công thức tính công suất là ; trong đó, là công suất, A là công thực hiện (J), t là thời gian thực hiện công (s). 4. Sử dụng thành thạo công thức tính công suất để giải được các bài tập đơn giản và một số hiện tượng liên quan. 5. Tính hiệu suất của các máy thực hiện công Số câu hỏi 1 (Ch 2 3) 1 Số điểm 1 1 Tỉ lệ 10% 10% 2. Cơ năng 6. Cơ năng của một vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn. 7. Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn. 8. Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học thì ta nói vật có cơ năng. Cơ năng tồn tại dưới hai dạng động năng và thế năng. 9. Cơ năng của vật đàn hồi bị biến dạng gọi là thế năng đàn hồi. 10. Lấy được ví dụ chứng tỏ vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng (khi lò xo, dây chun bị biến dạng thì chúng xuất hiện thế năng đàn hồi) Số câu hỏi 1,5 (Ch 6 7) 0,5 ( Ch 8) 2 Số điểm 2 1 3 Tỉ lệ 20% 10% 30% 3. Cấu tạo các chất. 11. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử. 12. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử. Nguyên tử là những hạt nhỏ bé được cấu tạo bởi hạt nhân và các êlectron chuyển động xung quanh hạt nhân. Phân tử bao gồm một nhóm các nguyên tử kết hợp lại. 13. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. 14. Các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. 15. Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất tự hoà lẫn vào nhau do chuyển động không ngừng của các phân tử, nguyên tử. Hiện tượng khuếch tán xảy ra ở các chất rắn, lỏng và khí 16. Dựa vào đặc điểm: giữa các giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách để giải thích được một số hiện thượng 17. Giải thích được một số hiện tượng khuếch tán thường gặp trong thực tế. 18. Dựa vào đặc điểm: các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng để giải thích được một số hiện tượng xảy ra trong thực tế. Số câu hỏi 1,5(Ch 11 13) 0,5( Ch 14) 2 Số điểm 2 1 3 Tỉ lệ 20% 10% 30% 4. Nhiệt năng, Công thức tính nhiệt lượng 19. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. 20. Nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. 21. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. 22. Đơn vị của nhiệt lượng là jun, kí hiệu là J. 23. Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng là thực hiện công hoặc truyền nhiệt. 24. Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật hoặc từ vật này sang vật khác. 25. Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. Chân không không dẫn nhiệt. 26. Lấy được ví dụ về sự dẫn nhiệt. 27. Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng nhờ tạo thành dòng chất lỏng hoặc chất khí. Đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. 28. Lấy được ví dụ về sự đối lưu 29. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. 30. Lấy được ví dụ về bức xạ nhiệt 31. Nhiệt lượng mà một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào ba yếu tố: khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất cấu tạo nên vật. 32. Khi hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì: - Nhiệt năng truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. - Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại. - Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. 33. Vận dụng tính dẫn nhiệt của các vật để giải thích được một số hiện tượng đơn giản trong thực tế. 34. Dựa vào khái niệm sự truyền nhiệt bằng đối lưu và bức xạ nhiệt để giải thích được các hiện tượng đơn giản trong thực tế thường gặp 35. Công thức tính nhiệt lượng: Q = m.c.Dt, trong đó; Q là nhiệt lượng vật thu vào (hay tỏa ra), có đơn vị là J; m là khối lượng của vật, có đơn vị là kg; c là nhiệt dung riêng của chất làm vật, có đơn vị là J/kg.K; Dt = t2 - t1 là độ biến thiên nhiệt độ có đơn vị là độ C (oC); (nếu Dt > 0 thì t2 > t1 vật thu nhiệt, nếu Dt < 0 thì t2 < t1 vật tỏa nhiệt). 36. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1oC. 37. Viết được phương trình cân bằng nhiệt: Khi hai vật trao đổi nhiệt với nhau, phương trình cân bằng nhiệt là Qtoả ra = Qthu vào Qtoả ra = m1.c1.Dt1, trong đó, c1 là nhiệt dung riêng của vật 1, m1 là khối lượng của vật 1, t1 là nhiệt độ ban đầu của vật 1, t là nhiệt độ cuối của vật 1, Dt1 = t1 – t (độ giảm nhiệt độ). Qthu vào = m2.c2.Dt2, trong đó, c2 là nhiệt dung riêng của vật 2, m2 là khối lượng của vật 2, t2 là nhiệt độ ban đầu của vật 2, t nhiệt độ cuối của vật 2, Dt2 = t – t2 (độ tăng nhiệt độ). 38. Vận dụng được công thức Q = m.c.Dt để tính nhiệt lượng một vật thu vào hay tỏa ra và các đại lượng có trong công thức. 39. Vận dụng được phương trình cân bằng nhiệt để giải được một bài tập về sự trao đổi nhiệt hoàn toàn khi có sự cân bằng nhiệt tối đa của ba vật. Số câu hỏi 1(Ch 21 22) 0,5 (Ch 37 ) 0,5 (Ch. 39) 2 Số điểm 1 1 1 3 Tỉ lệ 10% 10% 10% 30% TS câu hỏi 4 2 0,5 0,5 7 TS điểm 5 3 1 1 10 Tỉ lệ 50% 30% 10% 10% 100% PHÒNG GD & ĐT QUỲNH NHAI TRƯỜNG THCS MƯỜNG GIÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: Vật lí 8 Năm học: 2014-2015 (Thời gian làm bài: 45 phút không kể giao đề) Câu 1: (1 điểm) Công suất là gì ? Nêu công thức tính công suất ? Câu 2 : (1 điểm) Các chất được cấu tạo như thế nào ? Câu 3: (1 điểm) Cơ năng của một vật do chuyển động mà có gọi là gì ? Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng của vật như thế nào ? Câu 4: (1điểm) Nhiệt lượng là gì ? Đơn vị của nhiệt lượng ? C©u 5: (2 điểm) Tại sao xịt ít nước hoa ở góc phòng một lúc sau mọi chỗ trong phòng đều ngửi thấy mùi nước hoa ? Khi nhiệt độ trong phòng cao thì nước hoa bay đến mọi nơi trong phòng nhanh hay chậm ? tại sao? C©u 6: (2 ®iÓm) Thế nào là cơ năng ? Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao gọi là gì ? Câu 7: (2 điểm) Thả một miếng đồng khối lượng 0,3kg được đun nóng tới 110 0C vào một cốc nước ở 25 0C. Sau một thời gian, nhiệt độ của miếng đồng và nước đều bằng 30 0C. Tính khối lượng của nước, coi như chỉ có miếng đồng và nước truyền nhiệt cho nhau. ( Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K và của nước là 4 200 J/kg.K ) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Đáp án Điểm Câu 1 - Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. 0,5 - Công thức tính công suất là ; trong đó, P là công suất, A là công thực hiện (J), t là thời gian thực hiện công (s). 0,5 Câu 2 Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử. 1 Câu 3 - Cơ năng của một vật do chuyển động mà có gọi là động năng. 0,5 - Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn 0,5 Câu 4 Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. 0,5 Đơn vị của nhiệt lượng là jun, kí hiệu là J. 0,5 Câu 5 - Khi xịt ít nước hoa ở góc phòng một lúc sau mọi chỗ trong phòng đều ngửi thấy mùi nước hoa là do các phân tử nước hoa chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía. 1 - Khi nhiệt độ trong phòng cao thì nước hoa bay đến mọi nơi trong phòng nhanh . - Do nhiệt độ của không khí trong phòng cao nên các phân tử nước hoa chuyển động càng nhanh. 0,5 0,5 Câu 6 - Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học thì ta nói vật có cơ năng. Cơ năng tồn tại dưới hai dạng động năng và thế năng. 1 - Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn. 1 Câu 7 Tóm tăt: m1 = 0,3 kg c1 = 380 J/kg.K t1 = 110 0C t = 30 0C c2 = 42000 J/kg.K t1 = 25 0C m2 = ? __________ Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra khi nhiệt độ hạ từ 1200C xuống 40 0C là: Q1 = m1.c1.( t1 – t) = 0,3 . 380 . (110 – 30) = 9120 J 0,5 Nhiệt lượng nước thu vào khi tăng nhiệt độ từ 25 0C lên 30 0C là : Q2 = m2.c2.( t – t2) 0,5 Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào : Q2 = Q1 m2.c2.( t – t2) = 9120 J Vậy khối lượng của nước là 0,434 kg. 1
File đính kèm:
- DE__MA_TRAN__KIEM_TRA_HOC_KI_2_VAT_LY_8_20150725_110650.docx