Đề kiểm tra Học kì II môn Vật lí 6 - Năm học 2015-2016 - THCS Tân Bình

Câu 8: Nước đá, nước, hơi nước có đặc điểm chung nào sau đây?

A. Cùng ở một thể. C. Cùng một khối lượng riêng.

B. Cùng một loại chất. D. Không có đặc điểm nào chung.

Câu 9: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?

A. Ròng rọc cố định.và ròng roc động. C. Mặt phẳng nghiêng.

B. Ròng rọc động. D. Đòn bẩy.

Câu 10: Một chai thủy tinh được đậy bằng nút gỗ. Nút bị giữ chặt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây?

A. Hơ nóng cổ chai C. Hơ nóng đáy chai

B. Hơ nóng cả nút và cổ chai D. Hơ nóng nút chai

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 791 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Học kì II môn Vật lí 6 - Năm học 2015-2016 - THCS Tân Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC
TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH
 KIỂM TRA HỌC KỲ II – Năm học: 2015 – 2016
MÔN: VẬT LÝ 6
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Họ tên: 
Lớp: ..
Số báo danh: ..
Phòng: .
Điểm
Điểm chấm chéo
Lời phê
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4điểm - HS làm trong 15 phút ). 
*Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đáp án đúng (Từ câu 1 → câu 16)
Câu 1: Băng kép được cấu tạo bằng
Một thanh đồng và một thanh sắt 	C. Một thanh nhôm và một thanh sắt
Một thanh đồng và một thanh nhôm 	D. Hai kim loại khác nhau
Câu 2: Nhiệt kế y tế dùng để đo
Nhiệt độ của nuớc đá 	C. Nhiệt độ của môi trường
Nhiệt độ của hơi nước đang sôi 	D. Thân nhiệt của ngừơi
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của sự bay hơi?
Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định.
Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
Xảy ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào nhiệt độ.
Câu 4: Hãy so sánh xem lực kéo vật lên trực tiếp sẽ như thế nào so với lực kéo vật lên khi dùng ròng rọc cố định?
Bằng. 	C. Nhỏ hơn.
Ít nhất bằng. 	D. Lớn hơn.
Câu 5: Hiện tượng nào sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?
Khối lượng của chất lỏng tăng 	C. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng
Khối lượng của chất lỏng giảm 	D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm
Câu 6: Các chất rắn, lỏng, khí chất nào dễ thay đổi hình dạng nhất?
Chất rắn
Chất khí
Chất lỏng
Cả ba chất rắn, lỏng, khí đều dễ thay đổi hình dạng như nhau
Câu 7: Nhiệt kế được cấu tạo dựa trên hiện tượng
Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng 	C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí
Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn 	D. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất 
Câu 8: Nước đá, nước, hơi nước có đặc điểm chung nào sau đây?
Cùng ở một thể. 	C. Cùng một khối lượng riêng.
Cùng một loại chất. 	D. Không có đặc điểm nào chung.
Câu 9: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?
Ròng rọc cố định.và ròng roc động.	C. Mặt phẳng nghiêng.
Ròng rọc động. 	D. Đòn bẩy.
Câu 10: Một chai thủy tinh được đậy bằng nút gỗ. Nút bị giữ chặt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây?
Hơ nóng cổ chai 	C. Hơ nóng đáy chai
Hơ nóng cả nút và cổ chai 	D. Hơ nóng nút chai
Câu 11:Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng vì sao?
Vì răng dễ bị sâu 	C. Vì răng dễ bị vỡ
Vì răng dễ bị rụng	 D. Vì men răng dễ bị rạn nức
Câu 12: Cốc thủy tinh như thế nào khó vở khi rót nước nóng vào?
Thành dày, đáy dày 	C. Thành dày, đáy mỏng
Thành mỏng, đáy mỏng 	D. Thành mỏng, đáy dày
Câu 13: Tại sao khi đặt đường rây xe lửa, người ta không đặt các thanh ray sát nhau, mà phải đặt chúng cách nhau một khoảng ngắn?
Để tiết kiệm thanh ray
Để tạo âm thanh đặc biệt
Để dễ uốn cong đường ray
Để tránh hiện tượng hai thanh ray đẩy nhau do dãn nở khi nhiệt độ tăng lên
Câu 14: Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì:
 A. Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 100ºC.
 B. Rượu sôi ở nhiệt độ 80ºC.
 C. Rượu đông đặc ở nhiệt độ cao hơn 100ºC.
 D. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 0ºC.
Câu 15:Dụng cụ nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?
Cái búa nhổ đinh. 
Cái mở nút chai. 
Cái cần kéo nước từ dưới giếng lên.
Dụng cụ mắc ở đầu cột cờ dùng để kéo cờ lên và hạ cờ xuống.
Câu 16 Tại 40C nước có: 
Khối lượng lớn nhất 	C. Trọng lượng riêng lớn nhất
Thể tích lớn nhất 	D. Trọng lượng riêng nhỏ nhất
II. TỰ LUẬN: (6điểm - HS làm trong 30 phút )
Câu 1: Sự nóng chảy và sự đông đặc là gì?Trong quá trình đúc tượng đồng có những quá trình nào chuyển thể của đồng? .(2đ)
Câu2: Ròng rọc động có tác dụng gì? Nêu 1 ví dụ sử dụng ròng rọc trong thực tế? (1đ)
Câu 3: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này? (2đ)
Câu 4: Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh đồng hay thanh thép? Tại sao? (1đ)
PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC
TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH
 KIỂM TRA HỌC KỲ II – Năm học: 2015 – 2016
MÔN: VẬT LÝ 6
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
MA TRẬN:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
 Ròng rọc, đòn bẩy.
- Nêu được tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế. (K3)
- Sử dụng ròng rọc phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó. (K3)
Số câu hỏi
1
2
1
4
Số điểm
%
0,25
2,5%
0,5
5%
1
10%
1,75
17,5%
Sự nở vì nhiệt. Nhiệt độ. Nhiệt kế. Thang nhiệt độ 
Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Nêu được một số loại nhiệt kế thường dùng. (X3)
Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí. (p6)
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế. (k3)
Số câu hỏi
2
1
4
2
4
13
Số điểm
%
0,5
5%
0,25
2,5%
1
10%
3
30%
1
10%
5,75
57,5%
Sự chuyển thể.
- Nêu được đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn. (X6)
- Nêu được đặc điểm về nhiệt độ của quá trình đông đặc.(X6)
- Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi. (X5)
- Vận dụng được kiến thức về quá trình chuyển thể của sự nóng chảy và đông đặc để giải thích một số hiện tượng thực tế. (k4)
- Vận dụng được kiến thức về bay hơi để giải thích được một số hiện tượng bay hơi trong thực tế. (k4)
Số câu hỏi
1
1
1
3
Số điểm
%
0,25
2,5%
0,25
2,5%
2
20%
2,5
25%
Tổng số câu
Tổng số điểm
%
4
1
10%
5
2
20%
11
7
70%
20
10
100%
PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC
TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH
 KIỂM TRA HỌC KỲ II – Năm học: 2015 – 2016
MÔN: VẬT LÝ 6
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Mỗi ý đúng 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
ĐA
D
D
B
A
D
B
D
B
A
A
D
B
D
B
D
C
II.TỰ LUẬN:
Câu1: - Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. (0,5đ)
 - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. (0,5đ)
 - Đồng nóng chảy: từ thể rắn sang thể lỏng, khi nung trong lò đúc. (0,5đ)
 - Đồng lỏng đông đặc: từ thể lỏng sang thể rắn, khi nguội trong khuôn đúc. (0,5đ)
Câu2: - Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trong lượng của vật.(0,5đ)
 - Nêu ví dụ đúng được(0,5đ)
Câu 3: Khi rót nước nóng ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích. (1đ)
	Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại. (1đ)
Câu 4: Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh đồng. (0,5đ)
Đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên thanh đồng dài hơn và thanh đồng nằm phía ngoài vòng cung. (0,5đ)

File đính kèm:

  • docVAT LY 6.doc