Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn 8

Câu 1: (1,5 đ) - Chép thuộc lòng bài thơ:

 Đi đường mới biết gian lao,

 Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;

 Núi cao lên đến tận cùng,

 Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

 - Ý nghĩa: Từ việc đi đường gian lao, nhà thơ nêu lên triết lí về bài học đường đời, đường cách mạng: vượt qua gian lao sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GDĐT BÙ ĐĂNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học: 2014 – 2015
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm có 01 trang)
Môn: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 90 phút
I.Văn bản: 
 Câu 1: (1,0 đ) Chép lại bài thơ Đi đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh (bản dịch thơ của Nam Trân) và nêu ý nghĩa của bài thơ. 
 Câu 2: (1,5 đ) Để kêu gọi, khích lệ tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm, hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn từng bước tác động đến tướng sĩ suy nghĩ về nội dung nào? 
II / Tiếng Việt: 
Câu 3: (2,5 đ) Trình bày đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến. Những câu sau có mục đích cầu khiến không? Vì sao? 
a. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.
 (Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
b. Dế Choắt nhìn tôi mà rằng: 
- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang...
 (Tô Hoài- Dế Mèn phiêu lưu ký)
 III / Tập làm văn: (5,0 đ)
 Câu 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đoàn kết là một sức mạnh vô địch. Em hãy giải thích và làm sáng tỏ nhận định trên. 
Hết
GV coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên học sinh: ............................................................ SBD ......................
Họ và tên GV coi thi 1: ..................................................... Chữ kí ....................
Họ và tên GV coi thi 2: ..................................................... Chữ kí ....................
 UBND HUYỆN BÙ ĐĂNG HƯỚNG DẪN CHẤM 
PHÒNG GD & ĐT BÙ ĐĂNG KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 8
 Năm học 2014- 2015
Phần
Câu
Nội dung hướng dẫn chấm
Điểm
Văn bản
Câu 1: (1,5 đ)
- Chép thuộc lòng bài thơ: 
 Đi đường mới biết gian lao,
 Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
 Núi cao lên đến tận cùng,
 Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non. 
 - Ý nghĩa: Từ việc đi đường gian lao, nhà thơ nêu lên triết lí về bài học đường đời, đường cách mạng: vượt qua gian lao sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
0,5 
0,5
Câu 2:
(1,0 đ)
 Để kêu gọi, khích lệ tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm, hịch tướng sĩ từng bước tác động đến tướng sĩ suy nghĩ về: 
- Tinh thần trung quân ái quốc: nêu gương những trung thần nghĩa sĩ, kêu gọi tướng sĩ nhà Trần suy nghĩ về nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân đối với chủ tướng, đối với đất nước.
- Tình thế đất nước: Thái độ ngang ngược, âm mưu xâm lược của giặc. Trong khi đó tướng sĩ nhà Trần vẫn bàng quan, không lo lắng cho hiểm họa xâm lăng đang đe dọa đất nước.
- Hành động mà các tướng sĩ phải làm: cảnh giác trước âm mưu xâm lược, tăng cường tập luyện Binh thư yếu lược, sẵn sàng chiến đấu chống kẻ thù. 
0, 5
0,5
0,5
Tiếng Việt
Câu 1: (2,5 đ)
Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến: 
 Là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào hay ngữ điệu cầu khiến. 
 Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm. 
Chức năng của câu cầu khiến: Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
 Câu có mục đích cầu khiến: 
Có mục đích cầu khiến 
Vì: có từ cầu khiến: đừng (đề nghị)
Có mục đích cầu khiến 
Vì: dù không có hình thức của câu cầu khiến nhưng cách nói của Dế Choắt thuộc hành động điều khiển, là lời đề nghị một cách khiêm nhường, nhã nhặn của kẻ yếu thế hơn. 
0,5
0,5
0,25
0,5
0,25
0,5
Tập làm văn
Câu 4
(5,0 đ)
Yêu cầu về kỹ năng: 
- Học sinh biết làm một bài văn nghị luận giải thích và chứng minh một vấn đề, vận dụng thành thạo các phép lập luận giải thích, chứng minh. 
- Bố cục rõ ràng; luận điểm, luận cứ đúng đắn.
- Hạn chế việc mắc lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp
Yêu cầu về kiến thức: 
1. Mở bài
 Giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn nhận định:
- Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đoàn kết tạo ra sức mạnh để làm nên những sự nghiệp vĩ đại.
- Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đoàn kết là một sức mạnh vô địch. 
2. Thân bài: 
a. Giải thích: 
- Đoàn kết: là mọi người gắn bó, liên kết với nhau thành một khối vững chắc, thống nhất ý chí và hành động để đạt được một lý tưởng, một mục đích nhất định
- Thực tế lịch sử đã chỉ rõ: chia rẽ thì yếu, đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh dẫn đến thành công. 
b. Chứng minh: 
- Trong lịch sử: Nhân dân ta đoàn kết chiến đấu chống giặc ngoại xâm thắng lợi (dẫn chứng trong các cuộc kháng chiến)
- Trong lao động sản xuất, xây dựng đất nước: Nhân dân ta đoàn kết xây dựng đất nước giàu mạnh, đoàn kết chống lại thiên tai (dẫn chứng qua thực tế hoặc sách báo)... 
- Trong ca dao tục ngữ: Liên hệ các câu ca dao, tục ngữ gần với vấn đề
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
“Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”
c. Chúng ta phải làm gì để thực hiện lời dạy 
- Xây dựng tinh thần đoàn kết ở khắp nơi, từ trong một tập thể nhỏ đến một cộng đồng lớn.
- Với học sinh, tinh thần đoàn kết thể hiện trong học tập, tu dưỡng ở tổ, ở lớp, ở trường
3. Kết bài. 
Khẳng định lại vấn đề, rút ra bài học: 
- Nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chân lý.
- Đây là một bài học lớn mà chúng ta phải luôn ghi nhớ và làm theo.
0,75
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,75
Lưu ý: 
- Trên đây là những ý cơ bản, giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm bài, khuyến khích những bài viết sáng tạo, có sức truyền tải thông điệp mạnh mẽ, sâu sắc.
- Bài đạt điểm 4à5 thực hiện tốt yêu cầu về kiến thức và kỹ năng, chỉ mắc một vài lỗi diễn đạt, chính tả. 
- Bài đạt điểm 2,5à3,5 thực hiện cơ bản yêu cầu về kiến thức và kỹ năng, còn mắc một số lỗi diễn đạt, chính tả. 
- Bài đạt điểm 1à2 chưa thực hiện được yêu cầu về kiến thức và kỹ năng, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả. 
- Điểm dưới 1: không đáp ứng các yêu cầu trên. 
+ Biểu điểm này là bắt buộc đối với các trường THCS Phan Bội Châu, THCS Minh Hưng, THCS Nguyễn Trường Tộ, THCS Thống Nhất, THCS Quang Trung và THCS Đức Liễu
+ Các trường còn lại Hội đồng chấm thi có thể xây dựng lại biểu điểm cho phù hợp với đối tượng học sinh của trường mình theo hướng đảm bảo theo chuẩn kiến thức kỹ năng, tăng biểu điểm phần yêu cầu cơ bản giảm biểu điểm phần nâng cao sao cho số điểm từng câu không thay đổi

File đính kèm:

  • docHuong_dan_cham_Van_8.doc
Giáo án liên quan