Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn 6 Trường thcs Triệu Nguyên
Câu 7: “Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ của một quả trứng thiên nhiên đầy đặn” là câu văn miêu tả bằng:
A. Hình ảnh
B. So sánh
C. Liên tưởng, tưởng tượng
D. So sánh và liên tưởng, tưởng tượng
Câu 8: Nếu viết : “Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén” thì câu văn mắc phải lỗi nào?
A. Thiếu chủ ngữ
B. Thiếu vị ngữ
C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
D. Sai về nghĩa
PHÒNG GD – ĐT ĐAKRÔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II. TRƯỜNG THCS TRIỆU NGUYÊN Môn: Ngữ văn 6.Thời gian:90 phút I/ PHẨN TRẮC NGHIỆM: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách chọn và khoanh tròn cho câu trả lời đúng nhất: ............... Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ của một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Qủa trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh.... ( Trích sgk ngữ văn 6,tập 2,tr 89) Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào? Biểu cảm Tự sự Miêu tả Nghị luận Câu 2: Đoạn văn trên được rút ra từ văn bản nào? Của tác giả nào? Lao xao của Thép Mới Vượt thác của Võ Quãng Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi Cô Tô của Nguyễn Tuân Câu 3: Cảnh trên là một bức tranh như thế nào? Bao la, bát ngát Hùng vĩ, tráng lệ Duyên dáng, trữ tình Sâu thẳm, huyền bí Câu 4: Tác giả đã dùng phép so sánh mấy lần? 1 lần 2 lần 3 lần 4 lần Câu 5: Trong đoạn: Tròn trĩnh, phúc hậu như....... nước biển ửng hồng” c ó bao nhiêu từ láy? 1 từ 2 từ 3 từ 4 từ Câu 6: Từ nào là từ Hán Việt? Thiên nhiên Đầy đặn Chân trời Ngấn bể Câu 7: “Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ của một quả trứng thiên nhiên đầy đặn” là câu văn miêu tả bằng: A. Hình ảnh B. So sánh C. Liên tưởng, tưởng tượng D. So sánh và liên tưởng, tưởng tượng Câu 8: Nếu viết : “Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén” thì câu văn mắc phải lỗi nào? A. Thiếu chủ ngữ B. Thiếu vị ngữ C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ D. Sai về nghĩa Câu 9: Nói đến văn bản nhật dụng, chủ yếu nói đến phương diện nào? Thể loại Kiểu văn bản Tính chất nội dung văn bản Hình thức nghệ thuật văn bản Câu 10: Văn bản nào là văn bản nhật dụng? Cây tre Việt Nam Lòng yêu nước Tính chất nội dung văn bản Hình thức nghệ thuật của văn bản Câu 11: Văn bản “Bức tranh của em gái tôi” thuộc thể loại gì? A Truyện đồng thoại B. Hồi kí C. Truyện ngắn D. Kí Câu 12:Từ “xa lạ” thuộc loại từ gì? A. Từ ghép B. Từ láy C. Từ mượn D. Phó từ II/PHẦN TỰ LUẬN: Hãy tả hình ảnh cô giáo em đang giảng bài. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II. Môn: Ngữ Văn6 Năm học 2008 – 2009. I/ Phần trắc nghiệm:(3 điểm) Đúng mỗi câu đạt 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ/A C A D C C C D B C C C A II/Phần tự luận:(7 điểm) Bài làm cần đạt những yêu cầu sau: 1, Về hình thức: - Xác định đúng thể loại đề ra: Văn tả người - Hình thức: + Bố cục đầy đủ ba phần, rõ ràng, chặt chẽ. + Trình bày đẹp, lời văn sáng tạo, trau chuốt. 2, Về nội dung: a, Mở bài: - Giới thiệu chung về cô giáo của em b, Thân bài: -Bài viết cần nêu được các ý cơ bản: .Hình dáng,lời nói,cử chỉ,thái độ,tình cảm của cô giáo khi đang giảng bài .Qúa trình diễn biến của tiết học, ấn tượng sâu đậm nhất. c, Kết bài: Tình cảm của em dành cho cô giáo của mình.
File đính kèm:
- De_kiem_tra_HK2_Ngu_Van_6.doc