Đề kiểm tra học kì II – Lịch sử 8

IV. ĐỀ KIỂM TRA

Câu 1. Trình bày nội dung chính của những đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?( 3 điểm)

Câu 2.Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?( 3đ).Vì sao vào đầu thế kỉ XX, các nhà yêu nước ở Việt Nam lại muốn noi theo con đường của Nhật Bản ?( 4 điểm)

Câu 3. Trong phong trào hoạt động yêu nước từ đầu thế kỉ XX đến trước năm 1918, trên mảnh đất xứ Nghệ quê hương em xuất hiện nhiều nhà yêu nước. Em ấn tượng với nhân vật lịch sử nào? Trình bày những hiểu biết của em về những hoạt động yêu nước của nhân vật lịch sử mà em chọn.( 3 điểm)

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II – Lịch sử 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS HƯNG THÁI NGHĨA
TỔ : KHXH
GIÁO VIÊN : TRÌNH THỊ CHUNG
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – LỊCH SỬ 8
I. MỤC TIÊU 
- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam trong học kì II - lớp 8, so với yêu cầu của chương trình. Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong thời gian sau.
 - Thực yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
	- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết. Có những đánh giá để chuẩn bị nội dung cho năm học sau.
	1.Về kiến thức: HS biết được:
	- Những nội dung chính của trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.
 - Những tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đến xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu XX. Một xu hướng cứu nước mới xuất hiện đầu thế kỉ XX- khuynh hướng DCTS học tập theo tấm gương Nhật Bản.
 - Tìm hiểu nhân vật lịch sử trên quê hương Nghệ An đầu thế kỉ XX.
	2. Về kĩ năng :
 	HS phải có các kĩ năng viết bài kiểm tra tự luận, kĩ năng trình bày bày, kĩ năng lựa chọn kiến thức để phân tích, kĩ năng lập luận.
	3. Về thái độ, tư tưởng, tình cảm: 
	-Học sinh bộc lộ được thái độ, tình cảm đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử.
 -Có thái độ hứng thú trong việc học lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử địa phương Nghệ An nói riêng.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức : Kiểm tra viêt, tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN 
Tên Chủ đề 
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1.Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.
- Nêu được nội dung của các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX 
Số câu 1
Số điểm 3
 Tỉ lệ %
Số câu: 1
Sốđiểm:3điểm
Tỉ lệ: 30%
Số câu:1
Số điểm=3
Tỉ lệ: 30% 
2. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những biến chuyển về kinh tế, xã hội ở Việt Nam.
-Biết tác động về xã hội Việt Nam khi Pháp thực hiện chương trình khai thác lần thứ nhất vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
-Giải thích được vì sao đầu thế kỉ XX các nhà yêu nước Việt Nam 
lại muốn noi theo con đường của Nhật Bản ? 
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu: 1/2
Số điểm :3
Tỉ lệ: 30% 
Số câu:1/2
Số điểm:1
Tỉ lệ: 10% 
Số câu: 1
Số điểm=4
Tỉ lệ: 40 % 
3.Lịch sử Nghệ An cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Nêu được tên nhân vật lịch sử được yêu thích.( Phan Bội Châu, Nguyễn Tất Thành...)
Trình bày được những hoạt động cứu nước của nhân vật được yêu thích.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu:1/2
Số điểm:1
Tỉ lệ :10%
Số câu1/2
Số điểm:2
Tỉ lệ:20%
Số câu:1
Số điểm=3
Tỉ lệ: 30% 
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:1+1/2
Số điểm:
4=40 %
Số câu:1/2 
Số điểm: 3=30%
Số câu:1/2+1/2
Số điểm:
 3=30%
Số câu:3
Số điểm:
10=100%
TRƯỜNG THCS HƯNG THÁI NGHĨA
TỔ : KHXH
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – LỊCH SỬ 8
IV. ĐỀ KIỂM TRA 
Câu 1. Trình bày nội dung chính của những đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?( 3 điểm)
Câu 2.Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?( 3đ).Vì sao vào đầu thế kỉ XX, các nhà yêu nước ở Việt Nam lại muốn noi theo con đường của Nhật Bản ?( 4 điểm)
Câu 3. Trong phong trào hoạt động yêu nước từ đầu thế kỉ XX đến trước năm 1918, trên mảnh đất xứ Nghệ quê hương em xuất hiện nhiều nhà yêu nước. Em ấn tượng với nhân vật lịch sử nào? Trình bày những hiểu biết của em về những hoạt động yêu nước của nhân vật lịch sử mà em chọn.( 3 điểm)
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM.
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
*Triều Nguyễn tiếp tục chính sách đối nội đối ngoại thủ cựu làm cho xã hội VN rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng...
*Nội dung chính của các đề nghị cải cách :
-1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh việc khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
-1872 Viện Thương Bạc xin ở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài.
-1863-.1871, Nguyễn Trường Tộ đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.
-1877-1882, Nguyễn Lộ Trạch đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
*Các đề nghị cải cách tuy không được thực hiện nhưng đã gây được tiếng vang lớn, phản ánh trình độ của những người VN hiểu biết, thức thời.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
2
*Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp(1897-1914) đã làm cho kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến.
- Các giai cấp cũ bị phân hóa:
+ Giai cấp địa chủ phong kiến : đã đầu hàng,làm tay sai cho Pháp. Tuy nhiên, một số địa chủ vừa và nhỏ cũng có tinh thần yêu nước.
+Giai cấp nông dân có số lượng đông đảo, bị áp bức, bóc lột nặng nề.họ sẳn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh giành độclập dân tộc.
- Một số giai cấp, tầng lớp mới hình thành.
- Đô thị phát triển , tầng lớp tư sản và tiểu tư sản đầu tiên đã xuất hiện, công thương nghiệp phát triển dẫn đến hình thành một đội ngũ công nhân khoảng 10 vạn người .
*Vào đầu thế kỉ XX, các nhà yêu nước ở Việt Nam lại muốn noi theo con đường của Nhật Bản vì :
-Trong bối cảnh các giai cấp , tầng lớp xã hội Việt Nam bị phân hóa sâu sắc, các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào qua các sách báo của Trung Quốc. Tấm gương Nhật Bản tự lực tự cường tiến hành duy tân, cải cách đã thoát khỏi sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây, trở thành nước tư bản hùng mạnh duy nhất ở châu Á, đánh thắng được đế quốc Nga trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905), khiến các sĩ phu yêu nước bấy giờ rất khâm phục.
0.5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1đ
3
Đây là phần kiến thức mở nhằm khuyến khích HS tự tìm tòi, do đó phần điểm chấm cũng khuyến khích các em.
* HS lựa chọn một trong các nhân vật lịch sử yêu thích: Phan Bội Châu, Nguyễn Tất Thành
* Một vài hiểu biết về các hoạt động cứu nước của các nhân vật lịch sử.
1đ
2đ
 GIÁO VIÊN BỘ MÔN: 
TRÌNH THỊ CHUNG 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_20150726_011439.doc