Đề kiểm tra học kì 2 môn: Vật lí 8

Câu 8: Vì sao vào mùa hè, nếu mặc áo tối màu đi ra đường lại cảm thấy nóng hơn khi mặc áo sáng màu?

A. Vì áo tối màu giúp đối lưu xảy ra dễ hơn. B. Vì áo tối màu dẫn nhiệt tốt hơn.

C. Vì áo tối màu hấp thu nhiệt tốt hơn. D. Vì cả 3 lí do trên.

Câu 9: Chỉ ra kết luận SAI trong các kết luận sau:

A. Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên là: .

B. Đơn vị của nhiệt năng, nhiệt lượng đều là jun (J).

C. Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ và không phụ thuộc vào chất làm nên vật.

D. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết làm cho 1kg chất đó tăng thêm 10C (1K).

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 2 môn: Vật lí 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BL
 TỔ VẬT LÍ - KTCN
Họ-tên thí sinh:
Số BD:..
KIỂM TRA HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn: Vật Lí 8
Thời gian làm bài: 45 phút 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1: Đổ 5ml rượu vào 20ml nước, thể tích hỗn hợp nước – rượu là
A. nhỏ hơn 25ml.	B. bằng 20ml.	C. lớn hơn 25ml	 D. bằng 25ml.
Câu 2: Chỉ ra kết luận SAI trong các kết luận sau:
A. Nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì vật cũng chuyển động càng nhanh.
B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.	
C. Nhiệt độ càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.	
D. Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ-rao là do các phân tử nước chuyển động va chạm vào.
Câu 3: Hiện tượng khếch tán xảy được là do nguyên nhân? Chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.
B. Do các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng và giữa chúng có khoảng cách.
C. Do các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng.	
D. Do chuyển động nhiệt của các nguyên tử, phân tử.	
Câu 4: Nhiệt lượng là
A. phần nhiệt năng mà vật nhận thêm trong quá trình truyền nhiệt.	
B. phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hoặc bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
C. phần nhiệt năng mà vật bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.	
D. phần động năng và thế năng mà vật nhận thêm hoặc bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
Câu 5: Vì sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại còn bát đĩa thường làm bằng sành, sứ?
A. Vì kim loại, sành, sứ đều dẫn nhiệt tốt.	 
B. Vì kim loại dẫn nhiệt tốt, còn sành, sứ cách nhiệt tốt.
C. Vì kim loại, sành, sứ đều dẫn nhiệt kém.
D. Vì kim loại dẫn nhiệt kém, còn sành, sứ dẫn nhiệt tốt.
Câu 6: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần về khả năng dẫn nhiệt của các chất sau: Thủy tinh, sắt, nước, không khí.
A. Nước, không khí, thủy tinh, sắt.	 B. Không khí, nước, thủy tinh, sắt.	
C. Sắt, nước, không khí, thủy tinh.	 D. Nước, sắt, thủy tinh, không khí.
Câu 7: Hình thức truyền nhiệt “đối lưu” xảy ra ở môi trường nào dưới đây?
 A. Lỏng và rắn.	 	 B. Khí và rắn. C. Lỏng và khí.	 D. Rắn, lỏng và khí.
Câu 8: Vì sao vào mùa hè, nếu mặc áo tối màu đi ra đường lại cảm thấy nóng hơn khi mặc áo sáng màu?
A. Vì áo tối màu giúp đối lưu xảy ra dễ hơn.	B. Vì áo tối màu dẫn nhiệt tốt hơn.	
C. Vì áo tối màu hấp thu nhiệt tốt hơn.	D. Vì cả 3 lí do trên.
Câu 9: Chỉ ra kết luận SAI trong các kết luận sau:
A. Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên là: .	
B. Đơn vị của nhiệt năng, nhiệt lượng đều là jun (J).	
C. Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ và không phụ thuộc vào chất làm nên vật.
D. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết làm cho 1kg chất đó tăng thêm 10C (1K).
Câu 10: Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 500g nước ở trên mặt đất từ nhiệt độ 200C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.
A. 2688J. 	B. 168J.	C. 168kJ.	 D. 268,8kJ.
Câu 11: Một quả cầu đặc bằng đồng có nhiệt dung riêng là 380J/kg.K. Để đun nóng quả cầu đó từ 200C đến 2000C cần cung cấp nhiệt lượng là 12175,2J. Tính thể tích ban đầu của quả cầu, biết khối lượng riêng của đồng là Dđồng = 8900kg/m3.
A. 2.10-5cm3.	B. 2000cm3.	C. 0,2cm3.	D. 2.10-5m3.
Câu 12: Đơn vị của nhiệt năng là:
A. J/kg.	B. J/kg.K.	C. J/K.	 D. J.
Câu 13: Thả một miếng nhôm ở nhiệt độ 1200C vào một chậu chứa 2kg nước ở nhiệt độ 200C thì thấy xảy ra sự trao đổi nhiệt giữa miếng nhôm và nước. Khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước và nhôm là 400C. Tìm khối lượng miếng nhôm? Cho biết nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là: cnước = 4200J/kg.K, cnhôm = 880J/kg.K.
A. 1,06kg.	B. 4kg.	C. 5,6kg.	 D. 2,4kg.
Câu 14: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào của vật dưới đây tăng lên?
A. Động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
B. Nhiệt năng của vật.	
C. Nhiệt độ của vật.	
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 15: Đặt một thìa nhôm vào một cốc nước nóng, thì nhiệt năng của thìa nhôm và của nước trong cốc thay đổi như thế nào?
 A. Nhiệt năng của thìa giảm, của nước trong cốc tăng.
 B. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều giảm.
C. Nhiệt năng của thìa tăng, của nước trong cốc giảm.
 D. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều tăng.
II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
a). Nhiệt năng là gì? Nêu nguyên lí truyền nhiệt khi cho hai vật trao đổi nhiệt với nhau? 
 	b). Đường tan vào nước lạnh nhanh hơn hay tan vào nước nóng nhanh hơn? Hãy giải thích tại sao.
Câu 2: (2 điểm)
 Người ta dùng một bếp củi khô để đun sôi 2kg nước từ 200C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5kg. Tính khối lượng củi khô cần thiết để đun sôi ấm nước? Biết chỉ có 20% nhiệt lượng do củi khô tỏa ra làm đun sôi ấm nước trên. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K, năng suất tỏa nhiệt của củi khô là q = 107J/kg.
 --
----------- HẾT ----------
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

File đính kèm:

  • docDe_thi_HK2_Vat_Ly_8_20150725_092403.doc