Đề kiểm tra HKII - Môn Vật lí 8 - Năm học 2014-2015 - Gò Vấp
Câu 6: (2,0 điểm) Quan sát hình 2. Khi trời lạnh, người số 1 hơ hai bàn tay trên ngọn lửa, người số 2 hơ hai bàn tay bên cạnh ngọn lửa. Người số 3 đeo găng tay cách nhiệt đang đốt nóng một đầu thanh sắt. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu từ bếp lửa tới hai bàn tay người số 1 và người số 2 là gì? Hình thức truyền nhiệt chủ yếu từ đầu thanh sắt bị đốt nóng đến tay người số 3 là gì?
b. Hiện tượng đối lưu xảy ra chủ yếu ở các chất nào? Hiện tượng dẫn nhiệt xảy ra chủ yếu ở chất nào? Hiện tượng bức xạ nhiệt xảy chủ yếu ở chất nào?
PHÒNG GD VÀ ĐT GÒ VẤP TỔ PHỔ THÔNG ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề chỉ có một trang) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 – 2015 Môn thi: VẬT LÝ – LỚP 8 Ngày kiểm tra: 27/4/2015 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy thi) ĐỀ BÀI: Câu 1: (1,5 điểm) Khi nào có công cơ học? Nêu một ví dụ trong đó lực thực hiện công và một ví dụ lực không thực hiện công cơ học. Một người thợ kéo trực tiếp bao cát có khối lượng 5kg lên cao 3m. Tính công của lực kéo. Câu 2: (2,0 điểm) Viết công thức tính công suất, cho biết tên và đơn vị các đại lượng trong công thức. Một con ngựa kéo chiếc xe đi đoạn đường 5km trong 30 phút với lực kéo không đổi là 260N. Tính công suất của ngựa. Hình 1 Câu 3: (1,0 điểm) Phát biểu định luật về công. Nêu một ví dụ minh hoạ. Câu 4: (2,0 điểm) Con lắc dao động như hình 1. Biết con lắc có độ cao lớn nhất ở A và C, thấp nhất ở vị trí cân bằng B. Có sự chuyển hóa từ dạng cơ năng nào sang dạng cơ năng nào khi con lắc đi từ A đến B, đi từ B đến C? Ở những vị trí nào con lắc có thế năng lớn nhất, có động năng lớn nhất ? Câu 5: (1,5 điểm) Nêu một ví dụ về hiện tượng khuếch tán. Hiện tượng khuếch tán có xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ không? Tại sao? Hình 2 Câu 6: (2,0 điểm) Quan sát hình 2. Khi trời lạnh, người số 1 hơ hai bàn tay trên ngọn lửa, người số 2 hơ hai bàn tay bên cạnh ngọn lửa. Người số 3 đeo găng tay cách nhiệt đang đốt nóng một đầu thanh sắt. Hãy trả lời các câu hỏi sau: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu từ bếp lửa tới hai bàn tay người số 1 và người số 2 là gì? Hình thức truyền nhiệt chủ yếu từ đầu thanh sắt bị đốt nóng đến tay người số 3 là gì? Hiện tượng đối lưu xảy ra chủ yếu ở các chất nào? Hiện tượng dẫn nhiệt xảy ra chủ yếu ở chất nào? Hiện tượng bức xạ nhiệt xảy chủ yếu ở chất nào? - HẾT - HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2014 - 2015 VẬT LÝ LỚP 8 Câu 1 (1,5đ) - Nêu được công cơ học (0,25đ) – Nêu được 2 ví dụ (0,25đ x 2 = 0,5đ) 0,75đ - Công của lực kéo: A = P.s = 50.3 = 150(J) 0,75đ (Công thức: 0,25đ – thế số, kết quả: 0,5đ) Câu 2 (2,0đ) - Công thức tính công suất 0,5đ - Tên các đại lượng, đơn vị 0,5đ - Tính được : P = A/t = F.l/t = (260.5000)/(30.60) = 722(W) 1,0đ (Công thức: 0,25đ – thế số, kết quả: 0,75đ) Câu 3 (1,0đ) - Phát biểu đúng định luật 0,5đ - Ví dụ đúng 0,5đ Câu 4 (2,0đ) Con lắc đi từ A đến B: Thế năng chuyển hóa thành động năng 0,25đ Con lắc đi từ B đến C: Động năng chuyển hóa thành thế năng 0,25đ Con lắc có thế năng lớn nhất ở vị trí A và C (0,5đ x 2 = 1,0đ) có động năng lớn nất ở vị trí B (0,5đ) 1,5đ Câu 5 (1,5đ) - Nêu được ví dụ 0,5đ - Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng (0,5đ) vì các phân tử chuyển động nhanh hơn (0,5đ) 1,0đ Câu 6 (2,0đ) a. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở trường hợp người số 1 là đối lưu (0,25đ) ở người số 2 là bức xạ nhiệt (0,25đ) , ở người số 3 là dẫn nhiệt (0,25đ) 0,75đ b. Hiện tượng đối lưu xảy ra chủ yếu ở chất lỏng và chất khí (0,25đ x 2 = 0,5đ) 0,5đ Hiện tượng dẫn nhiệt xảy ra chủ yếu ở chất rắn 0,5đ Hiện tượng bức xạ nhiệt ra chủ yếu ở chân không 0,25đ **** MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: VẬT LÝ - LỚP 8 Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Công và công suất. - Viết được công thức tính công suất. - Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công và không thực hiện công. - Vận dụng được công thức: A = Fs - Vận dụng được công thức: P = A/t Số câu 0,5(Câu 2 ý 1) 0,5(Câu 1 ý 1) 1,0(Câu 1 ý 2 – Câu 2 ý 2) 2,0 Số điểm 1,0 0,75 0,75 – 1,0 3,5 - Định luật bảo toàn công. - Cơ năng. Định luật bảo toàn cơ năng. - Phát biểu được định luật bảo toàn công cho máy cơ đơn giản. - Nêu được ví dụ minh hoạ định luật bảo toàn công cho máy cơ đơn giản. - Nêu được ví dụ về định luật bảo toàn và chuyển hoá cơ năng. Số câu 0,5(Câu 3 ý 1) 0,5(Câu 3 ý 2) 1,0(Câu 4) 2,0 Số điểm 0,5 0,5 2,0 3,0 Cấu tạo phân tử của các chất. - Giải thích được hiện tượng khuếch tán. - Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh. Số câu 1,0(Câu 5) 1,0 Số điểm 1,5 1,5 Nội năng và sự truyền nhiệt. - Tìm được ví dụ minh hoạ cho 3 cách truyền nhiệt. - Vận dụng được các kiến thức về các cách truyền nhiệt để giải thích một số hiện tượng. Số câu 0,5(Câu 6b) 0,5(Câu 6a) 1,0 Số điểm 1,25 0,75 2,0 Tổng số câu 1,0 2,0 2,5 0,5 6 Tổng số điểm 1,5 2,75 5,0 0,75 10 Tỉ lệ (%) 15% 27,5% 50% 7,5% 100%
File đính kèm:
- Ly 8.doc