Đề kiểm tra giữa kì I môn Sinh học Khối 6 - Đề 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tân Tạo (Có hướng dẫn chấm )

Câu 2 (1,0 điểm): Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Lấy 2 ví dụ cây cần bấm ngọn.

 Câu 3 (2,0 điểm): Cho dụng cụ và nguyên liệu thí nghiệm gồm: 1 khay có cát ẩm, 0,5 gam đậu xanh nguyên hạt, nước, thước đo độ dài, máy tính.

 Dựa vào dụng cụ và nguyên liệu thí nghiệm đã cho, em hãy trình bày thí nghiệm chứng minh thân cây dài ra do bộ phận nào?

 

docx6 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 11/11/2023 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa kì I môn Sinh học Khối 6 - Đề 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tân Tạo (Có hướng dẫn chấm ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN BÌNH TÂN
TRƯỜNG THCS TÂN TẠO
Lớp: ../.
Họ và tên:
KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Năm học: 2020 - 2021
Môn: Sinh học – Khối 6
Ngày:......././2020
Thời gian 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Giám thị 1
Giám thị 2
Điểm
.
Bằng chữ:..
Lời phê
Giám khảo
.
 Đề: 1
 Câu 1 (2,0 điểm): Hãy chú thích cho hình vẽ sau:
1 	
2 	
3 	
4 	
5 	
6 	
7	
 Hình: Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật.
 Câu 2 (1,0 điểm): Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Lấy 2 ví dụ cây cần bấm ngọn.
 Câu 3 (2,0 điểm): Cho dụng cụ và nguyên liệu thí nghiệm gồm: 1 khay có cát ẩm, 0,5 gam đậu xanh nguyên hạt, nước, thước đo độ dài, máy tính.
 Dựa vào dụng cụ và nguyên liệu thí nghiệm đã cho, em hãy trình bày thí nghiệm chứng minh thân cây dài ra do bộ phận nào?
 Câu 4 (2,0 điểm): Có mấy loại rễ chính? Nêu đặc điểm và cho ví dụ mỗi loại. Hãy cho biết chức năng các miền của rễ.
 Câu 5: Đọc đoạn thông tin sau:
 Rễ củ trong thực vật học là một loại rễ bên đã biến đổi, phình to ra với chức năng của một cơ quan lưu trữ các chất dinh dưỡng. Vì thế, về nguồn gốc nó khác với thân củ, nhưng chức năng và bề ngoài thì tương tự và gần giống với thân củ. Các ví dụ về thực vật với rễ củ bao gồm khoai lang, sắn. 
 Trong loại củ kiểu khoai tây, các củ là sự phát triển của thân bò lan, thân phình ra để sử dụng làm cơ quan lưu trữ chất dinh dưỡng. Củ có mọi phần của đoạn thân cây, thông thường, bao gồm các đốt và gióng, các đốt còn gọi là các mắt.
 Nói chung người ta gọi những gì sinh dưới mặt đất, nước và phình to là củ, vì thế mà quả (thật sự) của lạc hay ấu cũng được gọi là củ. Ngoài ra, đối với một số loài thì ngay đoạn thân phình to phía trên mặt đất cũng được gọi là củ, như củ su hào, ...
 Dựa vào đoạn thông tin trên và kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau:
 a) Trong số các bộ phận biến dạng của cây, khoai lang thuộc loại biến dạng nào? Nêu chức năng của loại biến dạng đó. (1,0 điểm)
 b) Kể tên 4 cây có rễ củ mà em biết. (1,0 điểm)
 c) Kể tên 4 loại rễ biến dạng và nêu chức năng của chúng đối với cây. (1,0 điểm)
Hết
 UBND QUẬN BÌNH TÂN 	
 TRƯỜNG THCS TÂN TẠO
 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Năm học: 2020 - 2021
Môn: Sinh học - Khối 6
ĐỀ 1
Câu
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1
(2,0 điểm)
 Chú thích cho hình vẽ:
1. Vách tế bào. 
2. Màng sinh chất. 
3. Chất tế bào. 
4. Nhân. 
5. Không bào. 
6. Lục lạp.
7. Vách tế bào bên cạnh.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 2
(1,0 điểm)
 Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Lấy 2 ví dụ cây cần bấm ngọn.
- Để tăng năng suất cây trồng, tùy loài cây mà người ta bấm ngọn hoặc tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp.
- 2 ví dụ cây cần bấm ngọn: học sinh tự nêu.
0,5 điểm
Mỗi ý đúng 0,25 điểm
Câu 3
(2,0 điểm)
 Dựa vào dụng cụ và nguyên liệu thí nghiệm đã cho, em hãy trình bày thí nghiệm chứng minh thân cây dài ra do bộ phận nào.
1/ Cách tiến hành:
- Gieo hạt đậu vào khay có cát ẩm đến khi cây ra lá thật.
- Chọn 6 cây đậu bằng nhau, ngắt ngọn 3 cây.
- Sau 3 ngày đo lại chiều cao của 3 cây ngắt ngọn và 3 cây không ngắt ngọn.
- Tính chiều cao bình quân và ghi nhận lại kết quả.
2/ Quan sát: thân cây ngắt ngọn ngắn hơn thân cây không ngắt ngọn.
3/ Kết luận: thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 4
(2,0 điểm)
 Có mấy loại rễ chính? Nêu đặc điểm và cho ví dụ mỗi loại. Hãy cho biết chức năng các miền của rễ.
 Rễ có 2 loại:
- Rễ cọc: gồm rễ cái và các rễ con.
Ví dụ: học sinh tự nêu.
- Rễ chùm: gồm những rễ con mọc từ gốc thân.
Ví dụ: học sinh tự nêu.
 Chức năng các miền của rễ:
 - Miền trưởng thành: dẫn truyền.
 - Miền hút: hấp thụ nước và muối khoáng.
 - Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra.
 - Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 5
(3,0 điểm)
 Dựa vào đoạn thông tin trên và kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau:
 a) Trong số các bộ phận biến dạng của cây, khoai lang thuộc loại biến dạng nào? Nêu chức năng của loại biến dạng đó.
- Khoai lang thuộc loại rễ biến dạng.
- Rễ củ có chức năng của một cơ quan lưu trữ các chất dinh dưỡng.
 b) Kể tên 4 cây có rễ củ mà em biết.
 Học sinh tự nêu.
 c) Kể tên 4 loại rễ biến dạng và nêu chức năng của chúng đối với cây.
- Rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả.
- Rễ móc: bám vào trụ giúp cây leo lên.
- Rễ thở: lấy ôxi giúp cây hô hấp trong không khí.
- Giác mút: lấy thức ăn từ cây chủ.
0,5 điểm
0,5 điểm
Mỗi ý đúng 
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Hết
 UBND QUẬN BÌNH TÂN 
TRƯỜNG THCS TÂN TẠO
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ
Năm học: 2020 - 2021
 Môn: Sinh - Khối 6
ĐỀ 1
Chủ đề
(Nội dung/chương)
Mức độ cần đạt
Tổng số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
Đại cương về giới thực vật
Câu 1
Nhận biết được cấu tạo của tế bào thực vật.
2,0;
20%
Chủ đề 1 
Rễ
Câu 4
Nhận biết được đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm. Chức năng các miền của rễ.
2,0;
20%
Câu 5
Thông hiểu và phân chia đươc các cây biến dạng của rễ và chức năng của chúng.
3,0;
30%
Chủ đề 2
Thân
Câu 2 
.
Vận dụng được hiện tượng bấm ngọn, tỉa cành.
1,0;
10%
Câu 3
Vận dụng thiết kế được thí nghiệm chứng minh thân to ra do bộ phận ngọn.
2,0;
20%
Tổng
Số câu
2
1
1
1
5
Số điểm
4,0
3,0
2,0
1,0
 10,0
Tỉ lệ
40%
30%
20%
10%
100%
Hết

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_sinh_hoc_khoi_6_de_1_nam_hoc_2020.docx