Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Sinh học Khối 7 - Đề 4 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tân Tạo (Có đáp án và ma trận kèm theo)

Câu 5 (3,0 điểm): Đọc đoạn thông tin sau:

Bệnh giun chỉ bạch huyết hay còn được gọi là bệnh phù chân voi, là một bệnh nhiệt đới bị lãng quên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng ở nhiều quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Ở nước ta, bệnh giun chỉ bạch huyết thường gặp ở một số vùng. Sự lưu hành bệnh giun chỉ phụ thuộc vào mật độ ấu trùng giun chỉ trong máu người bệnh. Triệu chứng lâm sàng thường khó phát hiện trong giai đoạn đầu của bệnh. Bệnh giun chỉ bạch huyết là một căn bệnh gây ra đau đớn và biến dạng nặng. Trong khi nhiễm bệnh thường xuất hiện lúc nhỏ, nhưng các biểu hiện có thể nhìn thấy rõ sau này trong cuộc đời. Bệnh gây ra tình trạng khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn. Loài ký sinh trùng này được truyền từ người này sang người khác qua trung gian là muỗi, chúng nhiễm phải ấu trùng giun chỉ khi đốt người, ký sinh trùng khi đó sẽ xâm nhập vào trong da và từ đó chúng đi vào cơ thể con người, tiếp đó ấu trùng di chuyển vào hệ bạch huyết, ở đó chúng phát triển thành giun trưởng thành trong hệ thống bạch huyết của người, người là ký chủ vĩnh viễn.

 Dựa vào đoạn thông tin trên và kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Trong các ngành động vật đã học, giun chỉ thuộc ngành nào? Nêu tác hại của giun chỉ.

 (1,0 điểm)

 .

b) Giun chỉ trưởng thành kí sinh ở đâu? Kể tên sinh vật trung gian truyền bệnh. (1,0 điểm)

 .

c) Nêu biện pháp phòng chống giun chỉ và cách tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh.

(1,0 điểm)

 .

 

docx6 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 16/11/2023 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Sinh học Khối 7 - Đề 4 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tân Tạo (Có đáp án và ma trận kèm theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN BÌNH TÂN
TRƯỜNG THCS TÂN TẠO
Lớp:.../.
Họ và tên:
KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Năm học: 2020 - 2021
Môn: Sinh học – Khối 7
Ngày:......././2020
Thời gian 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Giám thị 1
Giám thị 2
Điểm
.
Bằng chữ:.
Lời phê
8
7
Giám khảo
ĐỀ 4
Câu 1 (2,0 điểm): Dựa vào hình vẽ, em hãy trình
bày vòng đời của sán lá gan mà em đã học.
..................................................................................
..
..
..
..
..
. 
 Hình. Vòng đời sán lá gan
Câu 2 (2,0 điểm): Nêu đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh, kể tên 2 động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh. 
Câu 3 (2,0 điểm): Hãy cho biết vai trò của ngành Ruột khoang. 
Câu 4 (1,0 điểm): Vì sao nói động vật nguyên sinh có cấu tạo từ một tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng sống? 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Câu 5 (3,0 điểm): Đọc đoạn thông tin sau:
Bệnh giun chỉ bạch huyết hay còn được gọi là bệnh phù chân voi, là một bệnh nhiệt đới bị lãng quên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng ở nhiều quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Ở nước ta, bệnh giun chỉ bạch huyết thường gặp ở một số vùng. Sự lưu hành bệnh giun chỉ phụ thuộc vào mật độ ấu trùng giun chỉ trong máu người bệnh. Triệu chứng lâm sàng thường khó phát hiện trong giai đoạn đầu của bệnh. Bệnh giun chỉ bạch huyết là một căn bệnh gây ra đau đớn và biến dạng nặng. Trong khi nhiễm bệnh thường xuất hiện lúc nhỏ, nhưng các biểu hiện có thể nhìn thấy rõ sau này trong cuộc đời. Bệnh gây ra tình trạng khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn. Loài ký sinh trùng này được truyền từ người này sang người khác qua trung gian là muỗi, chúng nhiễm phải ấu trùng giun chỉ khi đốt người, ký sinh trùng khi đó sẽ xâm nhập vào trong da và từ đó chúng đi vào cơ thể con người, tiếp đó ấu trùng di chuyển vào hệ bạch huyết, ở đó chúng phát triển thành giun trưởng thành trong hệ thống bạch huyết của người, người là ký chủ vĩnh viễn. 
 Dựa vào đoạn thông tin trên và kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau:
Trong các ngành động vật đã học, giun chỉ thuộc ngành nào? Nêu tác hại của giun chỉ.
 (1,0 điểm)
..
 Giun chỉ trưởng thành kí sinh ở đâu? Kể tên sinh vật trung gian truyền bệnh. (1,0 điểm)
..
Nêu biện pháp phòng chống giun chỉ và cách tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh. 
(1,0 điểm)
..
Hết
 UBND QUẬN BÌNH TÂN 	
 TRƯỜNG THCS TÂN TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Năm học 2020 - 2021
 Môn: Sinh - Khối 7
ĐỀ 4
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(2,0 điểm)
 Trình bày vòng đời của sán lá gan.
Trứng à ấu trùng có lông bơi à ốc ký sinh à ấu trùng có đuôi à kén à trâu, bò bị nhiễm sán. 
àsán đẻ trứng à(Tiếp tục vòng đời).
Mỗi chú thích đúng 0,25
Câu 2
(2,0 điểm)
 Nêu đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh, kể tên 2 động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh.
* Đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh:
 - Cơ thể có kích thước hiển vi.
 - Chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.
 - Phần lớn dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi, roi bơi hoặc 
tiêu giảm.
 - Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi, một số ít sinh sản hữu tính. 
 * Kể tên 2 động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh:
 - Trùng sốt rét gây bệnh sốt rét qua muỗi Anôphen truyền vào máu.
 - Trùng kiết lị gây bệnh kiết lị qua đường tiêu hóa.
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3
(2,0 điểm)
 Hãy cho biết vai trò của ngành Ruột khoang.
 * Lợi ích: 
 - Trong tự nhiên:
 + Tạo vẻ đẹp thiên nhiên→ thu hút khách du lịch.
 + Có ý nghĩa sinh thái đối với biển.
 - Đối với đời sống:
 + Làm đồ trang trí, trang sức: san hô sừng hươu, san hô đỏ, san hô đen, 
 + Là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi: san hô đá, 
 + Làm thực phẩm có giá trị: sứa sen, sứa rô, 
 + Hóa thạch san hô giúp nghiên cứu địa chất.
 * Tác hại:
 - Một số loài gây độc, ngứa cho người: sứa, 
 - Tạo đá ngầm → ảnh hưởng đến giao thông đường thủy.
 0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
 0,25
Câu 4
(1,0 điểm)
 Vì sao nói động vật nguyên sinh có cấu tạo từ một tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng sống?
 Vì:
 Chúng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống như một cơ thể đa bào hoàn chỉnh, chúng có thể thu lấy thức ăn, tiêu hóa, hô hấp, bài tiết,  điều hòa áp suất thẩm thấu, di chuyển và sinh sản. 
1,0
Câu 5
(3,0 điểm)
 a) Trong các ngành động vật đã học, giun chỉ thuộc ngành nào? Nêu tác hại của giun chỉ.
 - Giun chỉ thuộc ngành giun tròn.
 - Giun chỉ gây bệnh chân voi, tay voi và vú voi.
 b) Giun chỉ trưởng thành kí sinh ở đâu? Kể tên sinh vật trung gian truyền bệnh.
 - Giun chỉ trưởng thành kí sinh ở mạch bạch huyết,
 - Sinh vật trung gian truyền bệnh là muỗi.
 c) Nêu các biện pháp phòng chống giun chỉ và cách tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh.
 - Không cho muỗi đốt, tiêu diệt muỗi.
 - Cách tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh:
 - Ngủ màn.
 - Hun khói, đốt hương xua muỗi vào buổi tối.
 - Phát quang bụi rậm quanh nhà, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ.
 - Phun thuốc diệt muỗi.
0,5
0,5
 0,5
0,5
Đúng 4 ý 1,0 điểm
Hết
 UBND QUẬN BÌNH TÂN 	
 TRƯỜNG THCS TÂN TẠO
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Năm học 2020 - 2021
 Môn: Sinh học - Khối 7
ĐỀ 4
Chủ đề
(Nội dung/chương)
Mức độ cần đạt
Tổng số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
Chủ đề 1
Ngành giun dẹp
Câu 1
Viết được vòng đời của sán lá gan
2.0;20%
Câu 5
Trả lời được giun chỉ thuộc ngành nào, con đường ký sinh, cách phòng tránh sán dây.
3.0;30%
Chủ đề 2
Ngành ruột khoang
Câu 2
Nêu được lợi ích của ngành ruột khoang
2.0;20%
Chủ đề 3
Ngành Động vật nguyên sinh
Câu 4
Vận dụng kiến thức đã học giải thích được vì sao động vật nguyên sinh chỉ cấu tạo từ một tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng sống
1.0;10%
Câu 3
Nêu được các đặc điểm chung của động vật nguyên sinh và nêu được 2 đại diện gây hai và truyền bệnh cho con người
2.0;20%
Tổng
Số câu
2
1
1
1
5
Số điểm
4.0
2.0
3
1
 10.0
Tỉ lệ
40%
20%
30%
10%
100%
Hết

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_1_mon_sinh_hoc_khoi_7_de_4_nam_hoc_2020.docx