Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Toán + Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Trường Xuân 1 (Có ma trận và đáp án)

Câu 1: Cây đước có những đặc điểm gì nổi bật so với những cây khác ? (0,5điểm)

A. Cây đước mọc dài tăm tắp, rễ cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay.

B. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi.

C. Rừng đước mênh mông.

D. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước.

Câu 2: Bài văn tả rừng đước lúc nước thủy triều như thế nào? (0,5điểm)

A. Lúc nước triều lên. C. Lúc nước triều lên và nước triều xuống.

B. Lúc nước triều xuống. D. Nước triều không lên không xuống.

Câu 3: Hoạt động của con người trong đoạn văn được miêu tả là gì ? (0,5điểm)

A. Những cánh tay thò ra bám đất. Vết chân của những con dã tràng bé tẹo.

B. Những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất.

C. Năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ

 

doc14 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 06/01/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Toán + Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Trường Xuân 1 (Có ma trận và đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ., ngày  tháng  năm 20
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
Môn : Toán
Thời gian : 40 Phút
Năm học : 2019 – 2020
Phòng GD & ĐT Thới Lai
Trường Tiểu học Trường Xuân 1
Họ và Tên: Phạm Ngọc Dũng
Lớp : 5A4
. 
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
Bằng số
Bằng chữ
ĐỀ BÀI
Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng :
Câu 1: Hình lập phương là hình: (0,5điểm)
A. Có 6 mặt đều là hình vuông, có 8 đỉnh và 12 cạnh bằng nhau.
B. Có 6 mặt đều là hình vuông, có 6 đỉnh và 10 cạnh bằng nhau.
C. Có 6 mặt đều là hình vuông, có 4 đỉnh và 8 cạnh bằng nhau.
D. Có 6 mặt đều là hình vuông, có 2 đỉnh và 6 cạnh bằng nhau.
Câu 2: Diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 2cm là: (0,5điểm)
A. 12cm2
B. 24cm2
C. 48cm2
D. 6cm2
Câu 3: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm: 1 m3 = . dm3 là bao nhiêu? (0,5điểm)
A. 10000
B. 10
C. 100 
D. 1000
Câu 4: 17,5% của 240 là: (0,5điểm)
A. 45
B. 44
C. 43
D. 42
Câu 5: Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 1 giờ 25 phút = ........phút là: (0,5điểm)
A. 85
B. 95
C. 75
D. 65
Câu 6: Hình lập phương có cạnh là 5m. Vậy thể tích hình lập phương đó là: (0,5điểm)
A. 120m3
B. 125 m3
C. 130m3
D. 135m3
Câu 7: Đúng ghi Đ, Sai ghi S vào ô trống: (1điểm)
A. phút = 30 giây
B. phút > 60 giây
C. 3 ngày rưỡi = 84 giờ	
D. 3 ngày rưỡi > 84 giờ	
Câu 8: Tìm x: (1điểm) 
x + 15,5 = 25,5 x - 15,5 = 25,5
Câu 9: Đặt tính rồi tính: (2điểm)
 a) 86,492 + 18,231 = 
 b) 16,32 x 2,4 = 
Câu 10: (3 điểm)
Một bể kính nuôi cá dạng hình hộp chữ nhật 
 có chiều dài 9cm, chiều rộng 5cm, chiều cao 6cm. 
6cm
 Tính thể tích bể cá đó ?
5cm
9cm
Bài giải: 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II – LỚP 5A4
MÔN TOÁN
Mạch kiến thức, kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Các phép tính cộng, nhân số thập phân
Số câu
1
1
1
2
2
3
Câu số
4
5
7
8,9
4,5
7,8,9
Số điểm
0,5
0,5
1
3
1
4
Đại lượng và đo đại lượng: độ dài, khối lượng, thời gian
Số câu
1
1
Câu số
3
3
Số điểm
0,5
0,5
Yếu tố hình học: chu vi, diện tích, thể tích các hình đã học.
Số câu
2
1
2
1
Câu số
1,2
6
1,2
6
Số điểm
1
0,5
1,5
Giải bài toán có liên quan đến tính chu vi, diện tích các hình đã học.
Số câu
1
1
Câu số
10
10
Số điểm
3
3
Tổng
Số câu
4
2
1
3
5
5
Số điểm
2
1
1
6
3
7
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5A4
Nội dung
Câu, điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Đọc hiểu văn bản
Số câu
3
1
4 câu
Số điểm
1,5
1
1,5 điểm
Câu số
1-2-3
4
Kiến thức TV vận dụng
Số câu
1
2
2
1
6 câu
Số điểm
0,5
1,5
1,5
1
5,5 điểm
Câu số
5
6-7
8-9
10
Tổng cộng
Số câu
3 câu
1 câu
1 câu
2 câu
2 câu
1 câu
10 câu
Số điểm
1,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
1,5 điểm
1,5 điểm
1 điểm
7 điểm
HƯỚNG DẪN CHẤM: LỚP 5A4
Môn: Toán
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Ý đúng
A
B
D
D
A
B
A, C
Điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
Câu 8: Tìm x: (1điểm) 
x + 15,5 = 25,5
x = 25,5 – 15,5
x = 10
x - 15,5 = 25,5
x = 25,5 + 15,5
 x = 41
Câu 9: Đặt tính rồi tính: (2điểm)
a) 86,492 + 18,231= 104,723 	
 86,492 
 + 18,231
 104,723
 b) 16,32 x 2,4 =39,186	
16,32	
 	 × 2,4	 
	6528	 
 3264
 39,168
Câu 10: (3 điểm) Một bể kính nuôi cá dạng hình hộp chữ nhật 
có chiều dài 9cm, chiều rộng 5cm, chiều cao 6cm. 
Tính thể tích bể cá đó ?
Bài giải:
6cm
Thể tích bể cá là:
5cm
9 5 6 = 270 (cm3)
9cm
Đáp số: 270 cm3
Môn: Tiếng việt 
A – Kiểm tra đọc: (10 điểm )
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm)
Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút): 0,5 điểm
(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)
c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm
(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm)
Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:
Câu
1
2
3
4
Ý đúng
A
A
C
B
Điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 5: Em hãy khoanh vào từ ngữ có tác dụng nối các câu trong đoạn văn sau: (0,5điểm)
“Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Rồi trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ.”
Câu 6: Khoanh vào cặp từ chỉ quan hệ , gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ trong mỗi vế của câu ghép sau: (1điểm)
Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc.
Câu 7: Tìm từ được lặp lại trong chuỗi câu sau đây và cho biết việc lặp lại đó có tác dụng gì ? Viết ý của em vào chỗ chấm (1điểm) 
“Rừng đước mênh mông. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ.”
Từ lặp lại đó là từ: Đước
Việc lặp lại đó có tác dụng: Liên kết các câu trong đoạn văn.
Câu 8 và 9: Học sinh nêu theo ý câu hỏi giáo viên cho điểm (Mỗi câu 1 điểm)
Câu 10: Khoanh vào từ viết sai chính tả trong đoạn văn sau: (0,5điểm)
 “Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. rễ nó cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất.”
B – Kiểm tra viết: (10 điểm) 
1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)
- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.
- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.
- Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) : trừ 0,5 điểm.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,bị trừ 1 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)
Đánh giá, cho điểm
- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:
+ Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, thân bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.
* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả người.
Lưu ý : Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.
Trong lúc ra đề cũng như hướng dẫn chấm không tránh khỏi sai sót, mong quý thầy cô chỉnh lại dùm thành thật cám ơn
Phòng GD & ĐT Thới Lai
Trường Tiểu học Trường Xuân 1
Họ và Tên: Phạm Ngọc Dũng
Lớp : 5A4
 Thứ., ngày  tháng  năm 20
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
Môn: Tiếng việt (Phần đọc thành tiếng)
Thời gian : 40 Phút
Năm học : 2019 – 2020
. 
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
Bằng số
Bằng chữ
ĐỀ BÀI
A – Kiểm tra đọc: (10 điểm )
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 27 (Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp Tiểu học học kì 2 theo công văn số 1125/BGDĐT-GDTH ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT), giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
Em hãy đọc lời bài hát sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
A. Đọc bài thơ:
Ghen cô Vy
Dạo gần đây có một virus rất hot
Tên của em ấy Corona
Em từ đâu? Quê của em ở Vũ Hán
Đang bình yên bỗng chợt thoát ra
Chắc chắn ta nên đề cao cảnh giác
Đừng để em ấy phát tán
Chắc chắn ta nên quyết tâm tự giác
Để dịch bệnh không bùng cháy lên
Cùng rửa tay xoa xoa xoa xoa đều
Đừng cho tay lên mắt mũi miệng
Và hạn chế đi ra nơi đông người
Đẩy lùi virus Corona Corona
Luôn nâng cao sức khỏe
Và vệ sinh không gian xung quanh mình
Cùng nâng cao ý thức của xã hội
Đẩy lùi virus Corona Corona
Tuy nhỏ bé, nhưng mà em rất tàn ác
Bao người phải chết vì chính em
Tuy rằng khó, nhưng toàn dân đang cố gắng
Không để em tiếp tục lớn thêm
Chắc chắn ta nên nâng cao cảnh giác
Đừng để em ấy phát tán
Chắc chắn ta nên quyết tâm tự giác
Để dịch bệnh không bùng cháy lên
Cùng rửa tay xoa xoa xoa xoa đều
Đừng cho tay lên mắt mũi miệng
Và hạn chế đi ra nơi đông người
Đẩy lùi virus Corona Corona
Luôn nâng cao sức khỏe
Và vệ sinh không gian xung quanh mình
Cùng nâng cao ý thức của xã hội
Đẩy lùi virus Corona Corona
Từng y bác sĩ luôn luôn hết lòng
Từng người công nhân hay dân văn phòng
Người dân nơi đâu cũng luôn sẵn lòng
Việt Nam ta quyết thắng bệnh dịch, thắng bệnh dịch
Hôm nay ta sẵn sàng
Thì ngày mai ta luôn luôn vững vàng
Dù gian nan nhưng con tim không màng
Việt Nam ta quyết thắng bệnh dịch, thắng bệnh dịch.
B. Trả lời câu hỏi sau:
Câu 1. Vi-rút Cô-rô-na lần đầu tiên được phát hiện tại đâu? (1đ)
 Vũ Hán (Trung Quốc)
Câu 2. Điền chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai: (1đ)
Những việc cần làm để góp phần đẩy lùi vi-rút Corona:
Đ
a. Luôn rửa tay đúng cách, tránh tụ tập nơi đông người.
Đ
b. Giữ gìn sức khỏe, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Đ
c. Hạn chế sờ tay lên mặt và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
S
d. Không cần che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi
Đ
e. Nâng cao ý thức phòng dịch và tự học, dành thời gian vui chơi, giải trí lành mạnh.
S
g. Ra khỏi nhà không cần mang khẩu trang.
Đ
h. Hạn chế ra khỏi nhà khi không có việc cần thiết.
Phòng GD & ĐT Thới Lai
Trường Tiểu học Trường Xuân 1
Họ và Tên: Phạm Ngọc Dũng
Lớp : 5A4
 Thứ., ngày  tháng  năm 20
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
Môn : Tiếng việt (Phần đọc hiểu)
Thời gian : 40 Phút
Năm học : 2019 – 2020
. 
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
Bằng số
Bằng chữ
ĐỀ BÀI
 Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm)
* Đọc thầm bài văn sau:
RỪNG ĐƯỚC
Rừng đước mênh mông. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ nó cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất. Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi, và bóng nắng chiếu xuyên qua những tầng lá dày xanh biếc, soi lỗ chỗ trên lượt bùn mượt mà vàng óng li ti vết bàn chân của những con dã tràng bé tẹo.
Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Rồi trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ.
 Nguyễn Thi 
Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1: Cây đước có những đặc điểm gì nổi bật so với những cây khác ? (0,5điểm)
A. Cây đước mọc dài tăm tắp, rễ cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay.
B. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi.
C. Rừng đước mênh mông.
D. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước.
Câu 2: Bài văn tả rừng đước lúc nước thủy triều như thế nào? (0,5điểm)
A. Lúc nước triều lên.	
C. Lúc nước triều lên và nước triều xuống.
B. Lúc nước triều xuống.
D. Nước triều không lên không xuống.
Câu 3: Hoạt động của con người trong đoạn văn được miêu tả là gì ? (0,5điểm)
A. Những cánh tay thò ra bám đất. Vết chân của những con dã tràng bé tẹo.
B. Những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất.
C. Năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ
D. Vết chân của những con dã tràng bé tẹo.
Câu 4: Các câu dưới đây nêu hình ảnh so sánh ? (0,5điểm)
A. Vết bàn chân của những con dã tràng bé tẹo.
B. Rễ tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay ...
C. Chúng tôi chui qua những cánh tay đước.
D. Móc bùn ném nhau. Té nước và reo hò ầm ĩ
Câu 5: Em hãy khoanh vào từ ngữ có tác dụng nối các câu trong đoạn văn sau: (0,5điểm)
“Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Rồi trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ.”
Câu 6: Khoanh vào cặp từ chỉ quan hệ , gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ trong mỗi vế của câu ghép sau: (1điểm)
Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc.
Câu 7: Tìm từ được lặp lại trong chuỗi câu sau đây và cho biết việc lặp lại đó có tác dụng gì ? Viết ý của em vào chỗ chấm (1điểm) 
“Rừng đước mênh mông. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ.”
Từ lặp lại đó là từ: .......................
Việc lặp lại đó có tác dụng: .................................................................
Câu 8: Ở núi rừng miền trung không có cây đước, chỉ có tre và những loài giống tre mọc rất nhiều. Theo em, tre mang lại lợi ích gì cho đời sống con người ? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm: (1điểm)
Câu 9: Theo em, chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng đước hay rừng ngập mặn? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm: (1điểm)
Câu 10: Khoanh vào từ viết sai chính tả trong đoạn văn sau: (0,5điểm)
 “Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. rễ nó cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất.”
 Thứ., ngày  tháng  năm 20
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
Môn : Tiếng việt (Phần Chính tả)
Thời gian : 40 Phút
Năm học : 2019 – 2020
Phòng GD & ĐT Thới Lai
Trường Tiểu học Trường Xuân 1
Họ và Tên: Phạm Ngọc Dũng
Lớp : 5A4
. 
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
Bằng số
Bằng chữ
ĐỀ BÀI
Kiểm tra viết: (10 điểm) 
 1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút) 
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài:
 Sức mạnh của Toán học
Toán học có sức mạnh rất to lớn. Nhờ có Toán học, người ta đã phát minh ra những điều thật kì diệu. Niu- tơn đã tìm ra những định luật kì diệu giúp con người vén bức màn bí ẩn của thiên nhiên. La- voa- di- ê đã phát minh ra định luật bảo toàn vật chất vĩ đại. Cô- péc- nic đã xây dựng nên học thuyết cho rằng Trái Đất và các hành tinh khác quay quanh Mặt Trời. Thậm chí, chỉ bằng tính toán, người ta đã tìm ra một hành tinh của Hệ Mặt Trời.
Theo BÁCH KHOA CHUYỆN LẠ THẾ GIỚI
Phòng GD & ĐT Thới Lai
Trường Tiểu học Trường Xuân 1
Họ và Tên: Phạm Ngọc Dũng
Lớp : 5A4
 Thứ., ngày  tháng  năm 20...
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
Môn : Tiếng việt (Phần Tập làm văn)
Thời gian : 40 Phút
Năm học : 2019 – 2020
. 
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
Bằng số
Bằng chữ
Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)
Hãy tả một đồ vật mà em yêu thích nhất.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_toan_tieng_viet_lop_5_nam_hoc.doc