Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ 1 môn Tiếng Việt lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Trường tiểu học Lê Ninh

Câu 1: Cương thưa chuyện với mẹ về việc gì?

a) Không muốn nghỉ học lâu

b) Muốn được đi chơi

c) Muốn được đi học

d) Muốn được đi học nghề rèn

Câu 2: Vì sao Cương lại xin mẹ cho học nghề rèn?

 a) Vì Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ.

b) Vì gia đình Cương có lò rèn ngay cạnh nhà.

c) Vì Cương không thích đi học nữa nên muốn đi làm kiếm tiền.

d) Vì nghề rèn là một nghề nhàn hạ lại có thể kiếm được nhiều tiền đỡ đần cho mẹ.

Câu 3: Lí do mẹ Cương hỏi lại câu: " Con vừa bảo gì?" ?

a) Bà chưa nghe rõ câu nói của Cương.

b) Bà ngạc nhiên không tin vào tai mình nên hỏi để kiểm tra lại.

c) Bà hỏi để biết xem ai xui Cương?

d) Bà quá bực mình nên hỏi lại.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ 1 môn Tiếng Việt lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Trường tiểu học Lê Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NINH
Họ và tên:..............................................................
Lớp: 4........
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I 
Năm học 2017 - 2018 
Môn: Tiếng Việt – Lớp 4
Phần kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt 
Thời gian: 35 phút (không kể thời gian giao đề)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng ( 3 điểm ) ( Theo ®Ò ®äc thµnh tiÕng)
 §iÓm ®äc thµnh tiÕng: .......................
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt ( 7 điểm ) 
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: 
Thưa chuyện với mẹ
	Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm, em ngỏ ý với mẹ:
Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn.
Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại:
Con vừa bảo gì?
Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn.
Ai xui con thế?
Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu:
- Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em lại còn phải nuôi con...Con muốn học một nghề để kiếm sống...
	Mẹ Cương như đã hiểu lòng con. Bà cảm động, xoa đầu Cương và bảo:
	- Con muốn giúp mẹ như thế là phải. Nhưng biết thầy có chịu nghe không? Nhà ta tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang. Không lẽ bây giờ mẹ để con phải làm đầy tớ anh thợ rèn.
	Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha:
	- Mẹ ơi! Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ có những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
	Bất giác em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi" phì phào", tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập "cúc cắc" và những tàn lửa đỏ hồng, bắn tóe lên như khi đốt cây bông. 
 Theo NAM CAO
	Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc điền câu trả lời của em vào chỗ chấm.
Câu 1: Cương thưa chuyện với mẹ về việc gì?
Không muốn nghỉ học lâu
Muốn được đi chơi
Muốn được đi học
Muốn được đi học nghề rèn
Câu 2: Vì sao Cương lại xin mẹ cho học nghề rèn? 
 a) Vì Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ.
b) Vì gia đình Cương có lò rèn ngay cạnh nhà.
Vì Cương không thích đi học nữa nên muốn đi làm kiếm tiền.
Vì nghề rèn là một nghề nhàn hạ lại có thể kiếm được nhiều tiền đỡ đần cho mẹ.	
Câu 3: Lí do mẹ Cương hỏi lại câu: " Con vừa bảo gì?" ?
Bà chưa nghe rõ câu nói của Cương.
Bà ngạc nhiên không tin vào tai mình nên hỏi để kiểm tra lại.
Bà hỏi để biết xem ai xui Cương?
Bà quá bực mình nên hỏi lại.
Câu 4: Lí do mẹ Cương phản đối nguyện vọng của Cương là gì?
Mẹ muốn Cương tập trung vào học để trở thành học sinh giỏi.
Mẹ cho rằng Cương quá nhỏ không đủ sức khỏe để học nghề rèn.
Làm thợ rèn là một nghề thấp kém, không hợp với dòng dõi quan sang của nhà Cương.
Cương cần học một nghề nối nghiệp gia đình.
Câu 5: Cương đã thuyết phục mẹ bằng cách nào?
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 6: Em hãy nêu cảm nhận của em về nghề rèn?
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 7: Dấu hai chấm trong bài văn trên có tác dụng gì?
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 8: Dòng nào dưới đây chỉ chứa các tiếng có 2 bộ phận? 
ra, ý, lẽ, đi, con.
em, ý, ai, ở, ăn
thợ, người, nhớ, cổ, mẹ
lò, ra, đi, mẹ, tớ
Câu 9: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
mồn một, vất vả, dòng dõi, nghèn nghẹn, buôn bán
nhễ nhại, phì phào, cúc cắc, buôn bán, vui vẻ
mồn một, dòng dõi, nghèn nghẹn, buôn bán, thiết tha
mồn một, thiết tha, nghèn nghẹn, vui vẻ, phì phào
Câu 10: Xác định từ loại của từ ước mơ trong mỗi câu sau:
 a) Cương ước mơ trở thành thợ rèn.
 Từ ước mơ trong câu trên là	
 b) Cương đã thuyết phục mẹ đồng ý cho em thực hiện ước mơ của mình.
 Từ ước mơ trong câu trên là	
Nhận xét của GV:....................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................
 Họ tên, chữ ký giáo viên coi, chấm:...........................................................................................................	
 UBND HUYỆN KINH MÔN
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NINH
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2017 - 2018
MÔN : TIẾNG VIỆT – LỚP 4
(Thời gian : 60 phút)
II. KIỂM TRA VIẾT :
1. Chính tả :( 2 điểm) ( 20 phút)
Thưa chuyện với mẹ
 - Mẹ ơi! Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ có những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
	Bất giác em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi "phì phào", tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập "cúc cắc" và những tàn lửa đỏ hồng, bắn tóe lên như khi đốt cây bông.
2.Tập làm văn ( 8 điểm) ( 40 phút) 
 Viết bức thư gửi người thân ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em trong nửa học kỳ I vừa qua.
 Lê Ninh, ngày 07 tháng 10 năm 2017
T.M HỘI ĐỒNG RA ĐỀ 
 UBND HUYỆN KINH MÔN
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NINH
 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 
Năm học 2017 - 2018
PHẦN KIỂM TRA ĐỌC
1. Kiểm tra đọc thành tiếng ( 3 điểm) (1- 2 phút) 
- Hình thức: Giáo viên kết hợp kiểm tra trong các tiết ôn tập Tiếng Việt.
+ HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các bài sau và trả lời câu hỏi của giáo viên:
1. Bài: " Dế Mèn bênh vực kẻ yếu" (TV4 – Tập1 - Trang 4)
- Đọc đoạn từ đầu đến..." vẫn khóc" hoặc đoạn còn lại.
2. Bài: "Người ăn xin" ( TV4 - T1 – Tr30)
- Đọc từ đầu đến..." cứu giúp" hoặc đoạn còn lại.
3. Bài: "Một người chính trực"(TV4 - Tập 1 - Trang 36)
- Đọc từ đầu đến " Lý Cao Tông" hoặc đoạn còn lại.
4. Bài: "Những hạt thóc giống" (TV4 - Tập 1 - Tr 46)
- Đọc từ đầu đến..."không làm sao cho thóc nảy mần được" hoặc đoạn còn lại.
5.Bài :" Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca"	(TV4 - Tập 1 - Trang 55)
- Đọc từ đầu đến...." mang về nhà" hoặc đoạn còn lại.
6. Bài: "Chị em tôi"	 (TV4- Tập 1- Trang 66)
- Đọc đoạn từ đầu..." tôi bỏ về" hoặc đoạn còn lại.
7. Bài : "Trung thu độc lập"
- Đọc đoạn: " Anh nhìn trăng... đến hết"
8. Bài: " Đôi giày ba ta màu xanh"( TV4 - Tập 1- Trang 81)
- Đọc đoạn từ đầu đến..." của các bạn tôi" hoặc đoạn còn lại.
9. Bài: " Thưa chuyện với mẹ" ( TV4- Tập 1- Trang 85)
10. Bài: " Điều ước của vua Mi- đát" ( TV 4 – Tập 1- Trang 90)
- Đọc đoạn từ đầu đến..." hơn thế nữa" hoặc đoạn còn lại.
 Lê Ninh, ngày 07 tháng 10 năm 2017
T.M HỘI ĐỒNG RA ĐỀ 
 UBND HUYỆN KINH MÔN
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NINH
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4
Năm học 2017 - 2018
PHẦN KIỂM TRA ĐỌC
1. Kiểm tra đọc thành tiếng ( 3 điểm )
- GV kiểm tra lồng ghép trong các tiết ôn tập.
* Cách đánh giá, cho điểm: 
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ ( 0,5 điểm)
Đọc sai từ 3 đến 5 tiếng trừ 0,25 điểm
Đọc sai từ 6 tiếng trở lên: 0 điểm
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa( 0,5 điểm)
Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 3 đến 4 chỗ trừ 0,25 điểm
 - Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 5 chỗ trở lên: 0 điểm
+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm ( 0,5 điểm)
 - Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,25 điểm
	- Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu khoảng 75 tiếng/phút ( 0,5 điểm)
Đọc quá 1 – 2 phút trừ 0,25 điểm.
Đọc trên 2 phút: 0 điểm
+Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (1 điểm) 
 - Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng (tùy theo mức độ có thể cho: 0,75 – 0,5 – 0,25 điểm.)
 Lê Ninh, ngày 07 tháng 10 năm 2017
T.M HỘI ĐỒNG RA ĐỀ 
 UBND HUYỆN KINH MÔN
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NINH
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4
Năm học 2017 - 2018
PHẦN KIỂM TRA ĐỌC
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt ( 7 điểm )
Câu 1: (0,5 điểm)  d
Câu 2: (0,5 điểm)  a
Câu 3: (0,5 điểm)  b
Câu 4: (0,5 điểm)  c
Câu 5: ( 1 điểm)  Cương nắm lấy bàn tay mẹ, nói với mẹ bằng những lời thiết tha:
"Mẹ ơi! Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ có những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường."
Câu 6: (1 điểm)  Học sinh viết theo cảm nhận riêng song cần chỉ ra được : Nghề rèn là một nghề vất vả, làm ra các sản phẩm phục vụ trực tiếp đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người: dao, kéo, liềm, cuốc, xẻng...Nghề thợ rèn là một nghề đáng được trân trọng.
Câu 7: (0,5 điểm)  Dấu hai chấm trong bài có tác dụng: Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật.
Câu 8: (1 điểm)  b
Câu 9: ( 0,5 điểm) d
Câu 10: (1 điểm) ( xác định đúng từ loại ở mỗi phần: 0,5 điểm) 
 a) Động từ b) Danh từ
 Lê Ninh, ngày 07 tháng 10 năm 2017
T.M HỘI ĐỒNG RA ĐỀ 
 UBND HUYỆN KINH MÔN
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NINH
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4
Năm học 2017 - 2018
PHẦN KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả: 2 điểm
- Chữ viết rõ ràng, đúng cỡ chữ, trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả : 2 điểm.
- Sai 5 lỗi ( phụ âm đầu, vần, thanh) trừ 1 điểm ( các lỗi sai giống nhau chỉ trừ 1 lần)
 - Bài viết không đúng cỡ chữ trình bày bẩn, toàn bài trừ tối đa không quá 1 điểm.
2. Tập làm văn ( 8 điểm) 
Viết được lá thư gửi cho một người thân ở xa, đủ các phần đúng theo yêu cầu, câu văn hay, đúng ngữ pháp, diễn đạt gãy gọn, mạch lạc, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp, rõ 3 phần.
Thang điểm cụ thể: 
- Phần đầu thư (1 điểm)	 Nêu được thời gian và địa điểm viết thư
	 	Lời thưa gửi phù hợp
- Phần chính (4 điểm)	Nêu được mục đích, lí do viết thư
	Thăm hỏi tình hình của người thân
	Thông báo tình hình học tập của bản thân
	Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người thân	
+ Nội dung (1,5 điểm) 
+ Kĩ năng (1,5 điểm)
+ Cảm xúc (1 điểm)
- Phần cuối thư (1 điểm) 	Lời chúc, lời cảm ơn hoặc hứa hẹn
	Chữ kí và họ tên
- Trình bày:
+ Chữ viết, chính tả (0,5 điểm) Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp, viết đúng.
+ Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) Viết đúng ngữ pháp, diễn đạt câu văn hay, rõ ý, lời văn tự nhiên, chân thực.
+ Sáng tạo (1 điểm) Bài viết có sự sáng tạo.
Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7 – 6,5 – 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5. 
 Lê Ninh, ngày 07 tháng 10 năm 2017
T.M HỘI ĐỒNG RA ĐỀ 
BẢNG MA TRẬN MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA KÌ I - LỚP 4
Bài kiểm tra đọc
TT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đọc hiểu văn bản
Số câu
1
2
1
1
1
4
2
Câu số
1
2; 4
3
5
6
Số điểm
0,5 đ
1 đ
0,5 đ
1 đ
1 đ
2đ
2 đ
2
Kiến thức tiếng Việt
Số câu
1
1
1
1
2
2
Câu số
8
7
9
10
Số điểm
1 đ
0,5 đ
0,5đ
1 đ
1,5 đ
1,5 đ
Tổng số câu
2
1
2
0
2
1
0
2
6
4
Tổng số điểm
2 điểm
1 điểm
2 điểm
2điểm
7 điểm

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ky_1_mon_tieng_viet_lop_4_nam_h.doc