Đề kiểm tra định kì cuối học kỳ 1 môn Tiếng Việt lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Tử Lạc

Câu 1 (0.5 điểm): Chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

a. Lúc còn bé, Nguyễn Hiền đã biết làm lấy diều để chơi và rất thích chơi diều.

b. Nguyễn Hiền có thể thuộc hai mươi trang sách một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.

c. Lên sáu tuổi, Nguyễn Hiền đã học đến đâu, hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường, có thể thuộc hai mươi trang sách một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.

 Câu 2 (0.5 điểm): Vì sao Nguyễn Hiền phải bỏ học ?

a. Chú mải làm diều để chơi mà quên cả việc học. b. Chú ham thả diều, không chịu học.

c. Chú không thích đi học. d. Nhà nghèo quá nên chú phải bỏ học.

Câu 3( 1 đ): Đúng ghi Đ; sai ghi S vào trước ý chỉ về cậu bé Nguyễn Hiền.

 Nhà nghèo, ban ngày mải chăn trâu, thả diều, không chịu đến lớp học, tối mới giở sách ra học.

 Không được đi học, chỉ đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ, tối mượn vở bạn về học, nhờ bạn xin thầy chấm hộ bài thi.

 Lấy lưng trâu, nền cát làm chỗ chơi; lấy ngón tay, mảnh gạch vỡ làm bút; bắt đom đóm thả vào vỏ trứng làm đèn để chơi.

 Lấy lưng trâu, nền cát làm sách vở, lấy ngón tay, gạch vỡ làm bút, đom đóm thả vào vỏ trứng làm đèn học bài.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kì cuối học kỳ 1 môn Tiếng Việt lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Tử Lạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN NỘI DUNG
KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 – CUÔI KÌ I
Năm học: 2018 - 2019
Mạch kiến thức kĩ năng
Số câu, số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
Đọc hiểu văn bản:
- Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc.
- Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài.
- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc.
- Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế.
Số câu
2
2
1
1
6
Số điểm
1
1,5
0,5
1
4
Kiến thức tiếng Việt: 
- Hiểu nghĩa và sử dụng được một số từ ngữ thuộc các chủ điểm đã học.Xác định từ láy, động từ 
- Nhận biết và xác định vị ngữ của câu kể Ai làm gì ?, Biết đặt câu với các kiểu câu trên. 
Số câu
3
1
4
Số điểm
2
1
3
Tổng:
Số câu
2
5
2
1
10
số điểm
1
3,5
1,5
1
07
MA TRẬN CÂU HỎI
KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 – CUỐI KÌ I
Năm học: 2018 - 2019
TT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đọc hiểu văn bản
Số câu
Câu số
2
Kiến thức 
tiếng Việt
Số câu
Câu số
Tổng số câu
UBND HUYỆN KINH MÔN
trƯêng th tö l¹c
Họ và tên:..........................................
 Lớp: ........
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
NĂM HỌC: 2018 - 2019
M«n: TiÕng viÖt – Líp 4
Ngµy kiÓm tra: 
Điểm
Nhận xét của giáo viên
GV coi , chấm 
Đọc:..
Viết : .
Tiếng việt .
..........................................................
..........................................................
..........................................................
....................................................................................
A. kiÓm tra ®äc: (10 ®iÓm)
I. Đọc thành tiếng ( 3 điểm ) 
GV cho HS bốc thăm ,đọc và trả lời câu hỏi bài ghi trong phiếu.
II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm ) (Thời gian: 25 phút)	
Bài đọc: 	ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
	Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.
	Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.
	Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.
	Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.
	Theo Trinh Đường
	Đọc bài đọc trên và hoàn thành bài tập sau .
Câu 1 (0.5 điểm): Chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
a. Lúc còn bé, Nguyễn Hiền đã biết làm lấy diều để chơi và rất thích chơi diều.
b. Nguyễn Hiền có thể thuộc hai mươi trang sách một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
c. Lên sáu tuổi, Nguyễn Hiền đã học đến đâu, hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường, có thể thuộc hai mươi trang sách một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
 Câu 2 (0.5 điểm): Vì sao Nguyễn Hiền phải bỏ học ?
a. Chú mải làm diều để chơi mà quên cả việc học. b. Chú ham thả diều, không chịu học.
c. Chú không thích đi học. d. Nhà nghèo quá nên chú phải bỏ học.
Câu 3( 1 đ): Đúng ghi Đ; sai ghi S vào trước ý chỉ về cậu bé Nguyễn Hiền.
 Nhà nghèo, ban ngày mải chăn trâu, thả diều, không chịu đến lớp học, tối mới giở sách ra học.
 Không được đi học, chỉ đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ, tối mượn vở bạn về học, nhờ bạn xin thầy chấm hộ bài thi.
 Lấy lưng trâu, nền cát làm chỗ chơi; lấy ngón tay, mảnh gạch vỡ làm bút; bắt đom đóm thả vào vỏ trứng làm đèn để chơi.
 Lấy lưng trâu, nền cát làm sách vở, lấy ngón tay, gạch vỡ làm bút, đom đóm thả vào vỏ trứng làm đèn học bài.
 Câu 4 (0.5 điểm): Nhờ đâu mà Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên. Em chọn ý đúng nhất.
Nhờ có tư chất thông minh từ bé. 
Nhờ chịu khó học hành ở trường lớp và có sự giúp đỡ của gia đình.
Nhờ có tư chất thông minh, ham học hỏi, có ý chí và biết vượt khó vươn lên. 
Câu 5 (0,5 điểm): Qua câu chuyện, em học tập ở Nguyễn Hiền điều gì ? 
..
Câu 6(1 điểm): Có người nói : “ Cứ có tư chất thông minh là thành công.”. Theo em quan điểm đó đúng hay sai ? Giải thích vì sao ? 
Câu 7 : ( 0,5 điểm ) Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ Trạng nguyên.
Là danh hiệu thuộc học vị Tiến sĩ của người đỗ cao trong các khoa đình thời phong kiến ở Việt Nam.
Là danh hiệu thuộc học vị Tiến sĩ của người đỗ cao nhất trong các khoa đình thời phong kiến ở Việt Nam.
Là danh hiệu dành cho những người tham gia khoa thi đình thời phong kiến. 
Câu 8 (1 điểm) Câu:“Nguyễn Hiền quyết định tham gia kì thi đình và đỗ Trạng nguyên.
a. Vị ngữ của câu trên là.........................
b) Từ quyết định trong câu trên là : 
 a. danh từ b. tính từ c. động từ 
Câu 9( 1 điểm): Điền âm đầu thích hợp vào chỗ chấm để tạo thành các từ láy là tính từ?
	 õn .à ; ...ập òe ; ao úng ; óng ánh.
Câu 10(0.5 điểm): Đặt 1 câu kể Ai làm gì? nói về nghề nghiệp hoặc ước mơ của em trong tương lai.
UBND HUYỆN KINH MÔN
trƯêng th tö l¹C
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
NĂM HỌC: 2018 - 2019
M«n: TiÕng viÖt – Líp 4
B. KIỂM TRA VIẾT: 10 ĐIỂM
I/ Chính tả: 2 ĐIỂM ( 20 phút)
Bài viết: NHỮNG TRANG SÁCH ĐẦU TIÊN
Bên cạnh những lời dạy của cổ nhân trong kinh thư, có lẽ còn có những trang sách 
từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương đã dạy Nguyễn Sinh Cung biết phải làm gì và bài học làm người có ích mà Nguyễn Sinh Cung đã nhận thấy để tự răn mình là: Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, thì một đấng nam nhi không thể lấy văn chương làm con đường tiến thân, không nên chỉ biết lo cuộc sống của riêng mình.
II. Tập làm văn: ( 8 điểm ) Thời gian làm bài 35 phút). 	
Đề bài: kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một người có tấm lòng nhân hậu 
+ Bài "Cánh diều tuổi thơ" Sách TV4, tập 1/146
Đoạn 1: Từ "Tuổi thơ của tôi.................. vì sao sớm".
Đoạn 2: Từ :"Ban đêm...................khát khao của tôi".
+ Bài "Kéo co" Sách TV4, tập 1/155
Đoạn 1: Từ "Kéo co phải đủ ba keo.................. xem hội".
Đoạn 2: Từ :"Làng Tích Sơn........thắng cuộc".
+ Bài: "Tuổi ngựa" Sách TV4, tập 1/149
Đọc thuộc lòng 8 câu thơ do học sinh chọn.
+ Bài "Người tìm đường lên các vì sao" Sách TV4, tập 1/125-126
Đoạn 1: Từ" Từ nhỏ......................hàng trăm lần".
Đoạn 2: Từ "Có người bạn hỏi...............chế khí cầu bay bằng kim loại".
+ Bài: "Văn hay chữ tốt" Sách TV4, tập 1/129
 UBND HUYỆN KINH MÔN
TRƯỜNG TIỂU HỌC TỬ LẠC
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 
 I. Đọc thành tiếng: 3 điểm 
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu, giọng có biểu cảm: 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
II. Đọc hiểu văn bản, kiến thức tiếng Việt (7điểm): 
Câu
Đáp án
Điểm
Câu
Đáp án
Điểm
1
c
0,5 điểm
2
d
0,5 điểm
7
b 
0,5 điểm
3
S-Đ-S-Đ
0,5 điểm
8
quyết định tham gia kì thi đình và đỗ Trạng nguyên
c
mỗi ý cho 0,5 điểm
4
C
0,5 điểm
9
HS điền đúng: nõn nà t, lập lòe nao núng , lóng lánh
0,5 điểm
5
HS nêu được các ý chịu khó, ham học, có ý chí, đam mê biết vượt khó vươn lên....
0,5 điểm
10
HS đặt được câu đúng yêu cầu, trình bày đúng ngữ pháp...
VD : Em khám chữa bệnh cho mọi người.
Em sẽ xây những ngôi nhà đẹp
Em vẽ nhiều bức tranh đẹp
0,5 điểm
6 
VD.Theo em có tư chất thông minh sẽ thành công có thể đúng, bởi tư chất thông minh rất cần thiết, kết hợp nếu họ lại chịu khó, ham học, có ý chí, vượt khó vươn lên .
Hoặc Theo em có tư chất thông minh sẽ thành công có thể chưa đúng, vì lười biếng, không cố gắng, k có đam mê, không biết vượt khó thì k bao giờ thành công. 
HS có thể khẳng định đúng hoặc sai và đưa ra lời giải thích phù hợp cho 1 điểm, nếu thiếu thì trừ bớt điểm. 
II. Kiểm tra viết 
. 1.Chính tả:(2 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp, đúng mẫu, rõ ràng trình bày đúng đoạn văn (2điểm).
- HS viết mắc lỗi chính tả sai phụ âm đầu, vần, dấu thanh, không viết hoa đúng quy định mỗi lỗi trừ 0,25 điểm.
2. Tập làm văn ( 8 điểm)
- Viết được bài văn có bố cục rõ ràng đầy đủ các ý sau ( 6 điểm ) 
Phần mở bài : ( 1 điểm ) 
- Mở bài gián tiếp hoặc trực tiếp , viết rõ ràng
Phần thân bài : (4 điểm ) 
a. Nội dung: 1,5 điểm 
- Kể lại nội dung câu chuyện theo trình từ và phù hợp với yêu cầu của đề.
b. Kĩ năng : 1,5 điểm : 
- Viết theo một trình tự hợp lí : Bài viết diễn đạt mạch lạc trôi chảy theo ngôn ngữ văn học , hấp dẫn người đọc .(1,5 điểm)
- Viết theo một trình tự hợp lí diễn đạt còn vấp theo ngôn ngữ đời thường : 1 điểm 
- Viết lủng củng, diễn đạt tối ý, hay lặp từ : 0,5 điểm 
c.Cảm xúc : 1 điểm 
- Bài viết có cảm xúc chân thực , giản dị , trong sáng thể hiện ở toàn bài : 1 điểm 
- Viết cảm xúc vụng về , chưa có tình cảm cho : 0,5 điểm 
Phần kết bài: ( 1 điểm ) 
- Kết bài mở rộng hoặc không mở rộng ( 1 điểm )
Lưu ý : ( 2 điểm dành cho) : Về ngữ pháp, cách trình bày, dùng từ 
- Chữ viết đẹp, đúng chính tả; trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết( 0,5 điểm)
- Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. ( 0,5 điểm )
- Bài viết có sự sáng tạo: có sử dụng từ láy hoặc các biện pháp tu từ, so sánh, nhân hóa, có cảm xúc, ý văn rõ ràng, sinh động .Thể hiện rõ sự sáng tạo về trình tự miêu tả, bài viết có điểm nhấn  ( 1 điểm)
(Tùy theo mức độ sai sót cấu tạo, về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 6,5 - 6 - 5,5 - 5 - 4,5 -4 - 3,5 - 3 - 2,5, 2, 1,5 - 1).
Lưu ý :
- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ 0,5 điểm toàn bài.
- Dùng từ đặt câu chưa chính xác trừ 0,5 điểm.
- Bài viết chưa có sự sáng tạo trừ 0,5 điểm.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ky_1_mon_tieng_viet_lop_4_nam_h.doc
Giáo án liên quan