Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Nguyễn Thị Hồng Huế

A. Mức độ cần đạt:

Giúp HS thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ Văn lớp 6

 1. Kiến thức:

 a. Tiếng Việt: HS nắm được những đơn vị kiến thức sau:

- Từ, từ loại

- Các biện pháp tu từ

- Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ

 b. Văn học: HS nắm được những kiến thức cơ bản về các tác phẩm thuộc phần: thơ hiện đại Việt Nam, truyện kí hiện đại, văn bản nhật dụng. Cụ thể là:

- Tác giả, tác phẩm

- Có những hiểu biết về hình tượng nghệ thuật, nội dung trong các tác phẩm để phân tích những nét đặc sắc trong thơ. Từ đó, suy nghĩ liên hệ về một vấn đề trong thực tế.

 c. Tập làm văn:

- HS nhận diện, hiểu được các kiến thức về văn tự sự và miêu tả.

- Nắm được các kiến thức, kĩ năng để tạo lập một văn bản miêu tả hoàn chỉnh.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Nguyễn Thị Hồng Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ BẢN
TRƯỜNG THCS CỘNG HÒA
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6
Họ và tên giáo viên: 	Nguyễn Thị Hồng Huế
Năm sinh: 	23/10/1979
Trình độ chuyên môn:	Đại học sư phạm Ngữ văn
Chức vụ công tác: 	Giáo viên
Năm vào nghề: 	2006
Đơn vị công tác: 	Trường Trung học cơ sở Cộng Hòa
	huyện Vụ Bản – tỉnh Nam Định
Cộng Hòa, tháng 2 năm 2018
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2017-2018
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút
A. Mức độ cần đạt:
Giúp HS thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ Văn lớp 6
 1. Kiến thức: 
 a. Tiếng Việt: HS nắm được những đơn vị kiến thức sau:
- Từ, từ loại
- Các biện pháp tu từ
- Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ
 b. Văn học: HS nắm được những kiến thức cơ bản về các tác phẩm thuộc phần: thơ hiện đại Việt Nam, truyện kí hiện đại, văn bản nhật dụng. Cụ thể là:
- Tác giả, tác phẩm
- Có những hiểu biết về hình tượng nghệ thuật, nội dung trong các tác phẩm để phân tích những nét đặc sắc trong thơ. Từ đó, suy nghĩ liên hệ về một vấn đề trong thực tế.
 c. Tập làm văn:
- HS nhận diện, hiểu được các kiến thức về văn tự sự và miêu tả. 
- Nắm được các kiến thức, kĩ năng để tạo lập một văn bản miêu tả hoàn chỉnh.
 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng
- Nhận biết, lí giải những kiến thức Tiếng Việt trong các câu hỏi cụ thể, tránh nhầm lẫn. Từ đó, vận dụng những kiến thức đã học vào trong giao tiếp hàng ngày và viết văn.
- Ghi nhớ tên văn bản, tác giả; kỹ năng đọc - hiểu một đoạn trích. Từ đó học tập và vận dụng vào trong thực tế cuộc sống.
- Rèn kỹ năng tạo lập một văn bản miêu tả hoàn chỉnh theo yêu cầu.
3. Thái độ: Giáo dục HS 
 - Biết yêu quý, trân trọng ngôn ngữ dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Lòng kính trọng, biết ơn, tự hào đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
- Có tình cảm yêu mến, sống thân thiện đối với mọi người xung quanh, đặc biệt là với những người thân yêu. 
4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tạo lập văn bản.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tiếp nhận văn bản, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực thưởng thức văn học, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, 
B. Hình thức kiểm tra:
- Hình thức: Trắc nghiệm khách quan và tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài, thời gian 90 phút
MA TRẬN
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
I. Tiếng Việt
- Các lớp từ
- Từ loại
- Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ
- Các biện pháp tu từ
Nhận diện được các đơn vị kiến thức đã học về từ, các biện pháp tư từ.
Xác định được đơn vị kiến thức đã học về từ loại.
Lý giải được kiến thức liên quan đến lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.
Số câu:2
Số điểm:
0,5
TL: 5%
Sốcâu:1/2
Số điểm:
0,75
TL: 7,5%
Số câu:1
Số điểm: 0,25
TL:2,5%
Số câu:3,5
Số điểm: 1,5
TL : 15%
II. Đọc- hiểu văn bản
- Thơ hiện đại Việt Nam.
- Truyện, kí hiện đại.
- Văn bản nhật dụng.
Nhận diện được kiến thức đã học về kiểu loại văn bản.
Nhận biết được kiến thức về tác giả, tác phẩm.
Hiểu được những giá trị về nghệ thuật, nội dung của các tác phẩm.
Suy nghĩ về tình cảm của vị lãnh tụ kính yêu.
Từ tác phẩm đã được học, nêu suy nghĩ để liên hệ một vấn đề thực tế.
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
TL : 2,5%
Số câu:1
Số điểm 0,5
TL:5%
Số câu:2
Số điểm: 0,5
TL% : 5%
Sốcâu:1/2
Số điểm:
1,25
TL:12,5%
Số câu :1
Số điểm : 1,0
TL : 10%
Số câu: 5,5
Số điểm : 3,5
TL : 35%
III. Tập làm văn
- Văn tự sự
- Văn miêu tả.
Nhận diện được các đơn vị kiến thức đã học về văn miêu tả.
Hiểu được các đơn vị kiến thức đã học về văn tự sự.
Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã được học để viết bài văn miêu tả theo yêu cầu.
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
TL : 2,5%
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
TL : 2,5%
Số câu: 1
Số điểm : 
4.5
TL : 45%
Số câu: 3
Số điểm : 
5,0
TL : 50%
Tổng
Số câu: 4
Số điểm: 1,0
TL: 10%
Số câu : 1,5
Số điểm 1,25
TL:12,5%
Số câu: 4
Số điểm: 1,0
TL :10%
Sốcâu:1/2
Số điểm:
1,25
TL:12,5%
Số câu: 2
Số điểm: 5,5
TL : 55%
Số câu: 12
Số điểm: 10
 TL : 100%
D. BIÊN SOẠN ĐỀ
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2017 - 2018
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
(Thời gian làm bài : 90 phút)
A. Trắc nghiệm (2 điểm) 
Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy khoanh tròn vào phương án đúng nhất.
Câu 1: Từ nào sau đây không phải là từ láy?
Lâm thâm	C. Ngủ ngon
Nằng nặc	D. Đinh ninh
Câu 2: Câu thơ: “ Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” sử dụng kiểu ẩn dụ nào?
A. Ẩn dụ hình thức.	C. Ẩn dụ phẩm chất.
B. Ẩn dụ cách thức.	D. Ần dụ chuyển đổi cảm giác.
Câu 3: Bộ phận “ Những học sinh giỏi học kỳ I vừa qua” chưa thành câu vì
thiếu vị ngữ.	C. thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
 B. thiếu chủ ngữ.	D. sai về nghĩa.
Câu 4: Văn bản nào sau đây không thuộc kiểu văn bản nhật dụng?
 A. Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử. 
 B. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
 C. Bức tranh của em gái tôi.
 D. Động Phong Nha.
Câu 5: Vì sao người anh trong văn bản “ Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh thấy xấu hổ khi xem bức tranh em gái vẽ mình?
 A. Em gái vẽ mình xấu quá. 
 B. Em gái vẽ mình bằng tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu.
 C. Em gái vẽ sai về mình.
 D. Em gái vẽ mình đẹp hơn bình thường.
Câu 6: “ Văn bản giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu.” là lời nhận xét về nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản nào?
Cây tre Việt Nam . C. Lao xao.
Lòng yêu nước. D. Cô Tô.
Câu 7: Nhận định nào không đúng với trình tự của văn kể chuyện?
Khi kể chuyện, người kể có thể kể các sự việc theo trình tự câu chuyện đã diễn ra. 
 Để tạo sức hấp dẫn cho câu chuyện, người kể có thể đảo trật tự thời gian, diễn biến của sự việc.
Không thể đảo trình tự thời gian, trật tự sự việc của câu chuyện.
Đảo trật tự sự kiện, trình tự thời gian là nghệ thuật kể chuyện thường thấy trong văn chương hiện đại. 
Câu 8: Muốn tả người cần phải làm gì?
Chỉ cần miêu tả lại dáng vẻ bên ngoài của đối tượng cần tả.
Quan sát, lựa chọn và trình bày các chi tiết tiêu biểu về đối tượng cần tả theo một thứ tự nhất định.
Chỉ cần nói lên những cảm nghĩ của mình về đối tượng cần tả.
Chỉ cần tái hiện được một nét tính cách nào đó về đối tượng cần tả.
B. Tự luận (8 điểm) 
Phần I. Đọc – hiểu văn bản
 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi ở bên dưới:
	 “ Anh đội viên nhìn Bác
	Càng nhìn lại càng thương
	Người Cha mái tóc bạc
	Đốt lửa cho anh nằm
	 Rồi Bác đi dém chăn
 	 Từng người từng người một
	 Sợ cháu mình giật thột
	 Bác nhón chân nhẹ nhàng”
 Câu 1. Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Của ai? (0,5 điểm)
 Câu 2. Tìm trong khổ thơ thứ 2 của đoạn trích trên những động từ chỉ hành động của Bác? Qua những động từ chỉ hành động ấy, gợi cho em có suy nghĩ gì về tình cảm của Bác Hồ đối với các anh đội viên? (2,0 điểm)
 Câu 3. Từ cảm xúc khi đọc đoạn thơ trên, em hãy bày tỏ tình cảm của mình đối với Bác Hồ kính yêu. (1,0 điểm)
 Phần II. Tập làm văn
 Em hãy tả lại một người mà em yêu quý. (4,5 điểm)
- Hết -
Đ. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2017 - 2018
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6
Toàn bài 10 điểm, phân chia như sau:
A. Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
A
C
B
A
C
B
Trả lời đúng mỗi câu cho 0,25 điểm. Trả lời sai hoặc thừa không cho điểm.
B. Tự luận (8,0 điểm)
Phần I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. (0,5 điểm):
 - Đoạn thơ trên trích trong bài thơ: “ Đêm nay Bác không ngủ” (0,25 điểm).
 - Tác giả: Minh Huệ (0,25 điểm).
Câu 2. (2,0 điểm):
 - Học sinh chỉ ra được các động từ chỉ hành động của Bác Hồ: đi, dém, nhón . (0,75 điểm).
 - Các động từ trên gợi tả được hành động của Bác Hồ: 
 + Đó là sự quan tâm, nâng niu, sự chăm sóc ân cần, chu đáo, tỉ mỉ, sự tôn trọng ...(0,75 điểm).
 + Thể hiện tình yêu thương mênh mông, sâu nặng như tình cảm “cha – con” gần gũi, thiêng liêng ...của Bác đối với các chiến sỹ. (0,5 điểm)
Câu 3. (1,0 điểm):
 Từ cảm xúc khi đọc đoạn thơ trên, học sinh bày tỏ tình cảm của mình đối với Bác Hồ kính yêu.
* Yêu cầu: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Có thể là:
- Ngưỡng mộ, kính trọng, biết ơn, tự hào... 
- Hướng rèn luyện, phấn đấu của bản thân...( ra sức học tập, rèn luyện, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...)
Phần II. Tập làm văn ( 4,5 điểm):
 Em hãy tả lại một người mà em yêu quý.
Yêu cầu:
* Về kỹ năng
Làm đúng thể loại văn miêu tả.
Bài viết có bố cục hoàn chỉnh 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Trình bày sạch đẹp, rõ ràng.
* Về kiến thức
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo các nội dung chính sau:
Mở bài
(0,25 điểm)
* Yêu cầu: giới thiệu và nêu ấn tượng chung về người mà em yêu quý
* Cách cho điểm (có thể tham khảo phần cho điểm sau):
- Điểm 0,25: đảm bảo đủ yêu cầu trên.
- Điểm 0: thiếu hoặc sai hoàn toàn.
0,25đ
Thân bài
(4,0 điểm)
* Yêu cầu:
- Miêu tả những nét nổi bật về ngoại hình:
+ Hình dáng, tuổi tác,
+ Cách ăn mặc...
+ Giọng nói...
- Miêu tả những nét nổi bật về tính tình thông qua:
+ Thói quen, sở thích.
+ Việc làm hằng ngày.
+ Cách ứng xử của người đó với bạn bè, mọi người...
+ Tình cảm mà người ấy dành cho em.
* Cách cho điểm (có thể tham khảo phần cho điểm sau):
- Điểm 3,5 – 4,0: bài viết đảm bảo tốt tất cả các yêu cầu trên, có cách miêu tả trong sáng, viết có cảm xúc.
- Điểm 2,5 – 3,0: bài viết đảm bảo các yêu cầu trên, lời văn có cảm xúc nhưng đôi chỗ diễn đạt chưa thật hay.
- Điểm 1,5 – 2,0: bài viết đảm bảo về cơ bản các yêu cầu trên nhưng diễn đạt còn mang tính liệt kê,... 
- Điểm 0,5 – 1,0: bài viết sơ sài, chạm vào một số yêu cầu trên, diễn đạt yếu...
- Điểm 0: bài viết sai lạc hoàn toàn so với yêu cầu của đề bài hoặc không làm bài. 
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,75đ
0,75đ
Kết bài
(0,25 điểm)
*Yêu cầu: nêu cảm nghĩ của em đối với người mà em yêu quý.
* Cách cho điểm (có thể tham khảo phần cho điểm sau):
- Điểm 0,25: đảm bảo đủ yêu cầu trên.
- Điểm 0: thiếu hoặc sai hoàn toàn.
0,25đ
* Chú ý:
1. Căn cứ vào khung điểm và thực tế bài làm của học sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm sát với từng phần, đảm bảo đánh giá đúng trình độ của học sinh, không đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo, giàu cảm xúc, diễn đạt tốt
2. Chỉ để điểm lẻ thập phân ở mức 0,5.
3. Điểm trừ:
+ Sai 5 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm.
+ Sai 5 lỗi câu, lỗi diễn đạt trở lên trừ 0,5 điểm.
+ Toàn bài trừ không quá 0,5 điểm.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_6_nguyen_th.doc