Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Hóa học - Khối 12

Câu 19: Hoà tan 20,8 gam hỗn hợp bột gồm FeS, FeS2, S bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 53,76 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đkc và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy toàn bộ kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là

A. 9 gam. B. 16 gam. C. 8,2 gam. D. 10,7 gam.

Câu 20: Trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy, người ta thêm một ít criolit (Na3AlF6) vào nhằm mục đích chính là:

A. Nhận được Al nguyên chất B. Chống sự ăn mòn điện cực

C. Tăng nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 D. Giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.

Câu 21: Nung nóng 46,6 gam hỗn hợp gồm Al và Cr2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chia hỗn hợp thu được sau phản ứng thành hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng vừa đủ với 1 lít dung dịch KOH 0,3M (loãng). Để hòa tan hết phần hai cần vừa đủ dung dịch chứa a mol H2SO4. Giá trị của a là:

A. 0,65 B. 1,3 C. 0,5 D. 0,9

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Hóa học - Khối 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT GIAO THUỶ B
 ----------***----------
(Đề chính thức)
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
MÔN HÓA HỌC - KHỐI 12 
NĂM HỌC 2014 - 2015
 (Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề) 
 Mã đề thi 156 
Cho: C = 12; H = 1; O = 16; N = 14; Cl = 35,5; S = 32; P = 31; Na = 23; K = 39; Li = 7; Rb = 85
Ag = 108; Mg = 24; Ca = 40; Sr = 88; Ba = 137; Al = 27; Fe = 56; Cr = 52; Cu = 64; Zn = 65
Câu 1: Sự thiếu hụt nguyên tố (ở dạng hợp chất) nào sau đây gây ra bệnh thiếu máu?
A. Sắt	B. Canxi	C. Nhôm	D. Kẽm
Câu 2: Chất dùng để khử oxit sắt trong lò cao là:
A. H2	B. Al	C. CO	D. Na
Câu 3: Tính chất vật lý đặc trưng của kim loại sắt khác với các đơn chất kim loại khác là:
A. dẫn điện và nhiệt tốt.	B. tính dẻo, dễ rèn.
C. kim loại nặng.	D. tính nhiễm từ.
Câu 4: Ngâm một đinh sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M, sau một thời gian thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8 gam. Khối lượng đồng tạo ra là:
A. 8,4 g	B. 6,4 gam	C. 9,6 gam	D. 6,9 gam
Câu 5: Cho 100 ml dd KOH 1,5M vào 200 ml dd H3PO4 0,5M, thu được dung dịch X. Cô cạn dd X, thu được hỗn hợp gồm các chất là
A. KH2PO4 và H3PO4.	B. KH2PO4 và K3PO4.
C. K3PO4 và K2HPO4.	D. KH2PO4 và K2HPO4
Câu 6: Cho các chất sau: CO2, NO2, CO, CrO3, P2O5, Al2O3. Có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường?
A. 7	B. 6	C. 4	D. 5
Câu 7: Đốt cháy 4,16 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong khí O2, thu được 5,92 gam hỗn hợp X chỉ
gồm các oxit. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 6 gam chất rắn. Mặt khác cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 32,11.	B. 31,57.	C. 10,80.	D. 32,65.
Câu 8: Hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Fe và Mg trong dung dịch HCl thu được 1 gam khí H2. Khi cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan ?
A. 54,5 gam.	B. 57,5 gam.	C. 56,5 gam.	D. 55,5 gam.
Câu 9: Phản ứng xảy ra tạo thành muối sắt (III) là:
A. Fe(NO3)2 + HNO3	B. Fe + Fe(NO3)2
C. Fe + Cu(NO3)2	D. Fe + HNO3 đặc, nguội
Câu 10: Khi bị ong đốt, để giảm đau, giảm sưng, kinh nghiệm dân gian thường dùng chất nào sau đây để bôi trực tiếp lên vết thương?
A. vôi tôi	B. nước muối	C. Cồn	D. giấm
Câu 11: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 1M vừa đủ để phản ứng hết với Y là
A. 90 ml.	B. 50 ml.	C. 150 ml.	D. 75 ml.
Câu 12: Trong số các chất sau đây: dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 đặc nguội, dung dịch NaOH, O2, dung dịch CuSO4. Số chất phản ứng được với Al là
A. 5.	B. 4.	C. 6.	D. 3.
Câu 13: Một mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO32-, Cl-, SO42-. Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là
A. Na2CO3.	B. HCl.	C. H2SO4.	D. NaHCO3.
Câu 14: Hỗn hợp X gồm BaO, Mg, Ba, MgO. Hòa tan 49,85 gam hỗn hợp X bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được 8,96 lít H2 (đktc) và dung dịch Y trong đó có 52 gam BaCl2 và m gam MgCl2. Giá trị của m là
A. 38gam	B. 40,85 gam	C. 42,75 gam	D. 33,25 gam
Câu 15: Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Kim loại M là
A. Na.	B. K.	C. Li.	D. Rb.
Câu 16: Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 khi có mặt KOH, lượng tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng là
A. 0,03 mol và 0,04 mol.	B. 0,015 mol và 0,04 mol.
C. 0,015 mol và 0,08 mol.	D. 0,03 mol và 0,08 mol.
Câu 17: Hòa tan hoàn toàn 13,35 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ 500ml dung dịch HNO3 1,5M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 1,512 lit khí N2O (đktc) duy nhất và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 51,48.	B. 51,15.	C. 50,55.	D. 46,83.
Câu 18: Thực hiện thí nghiệm đốt cháy kim loại Na trong bình khí O2 như hình vẽ: 
Oxi
Nước
Na
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Lớp nước để bảo vệ đáy bình thuỷ tinh.
B. Nung cho Na cháy ngoài không khí rồi mới đưa nhanh vào bình
C. Na cháy trong oxi cho ngọn lửa màu vàng.
D. Kim loại Na cháy trong oxi ngay ở điều kiện thường
Câu 19: Hoà tan 20,8 gam hỗn hợp bột gồm FeS, FeS2, S bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 53,76 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đkc và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy toàn bộ kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là
A. 9 gam.	B. 16 gam.	C. 8,2 gam.	D. 10,7 gam.
Câu 20: Trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy, người ta thêm một ít criolit (Na3AlF6) vào nhằm mục đích chính là:
A. Nhận được Al nguyên chất	B. Chống sự ăn mòn điện cực
C. Tăng nhiệt độ nóng chảy của Al2O3	D. Giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.
Câu 21: Nung nóng 46,6 gam hỗn hợp gồm Al và Cr2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chia hỗn hợp thu được sau phản ứng thành hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng vừa đủ với 1 lít dung dịch KOH 0,3M (loãng). Để hòa tan hết phần hai cần vừa đủ dung dịch chứa a mol H2SO4. Giá trị của a là:
A. 0,65	B. 1,3	C. 0,5	D. 0,9
Câu 22: Cho m gam Ba và Al tan vừa đủ trong nước thu được dung dịch X chỉ chứa 1 chất tan. Thành phần % khối lượng Al trong hỗn hợp ban đầu là
A. 8,97%	B. 54%	C. 28,27%	D. 17,53%
Câu 23: Ở điều kiện thường, những kim loại tan được trong nước là
A. Mg, Sr, Ba.	B. Ca, Be, Sr.	C. Sr, Ca, Ba.	D. Ba, Mg, Ca.
Câu 24: Dãy các ion kim loại nào sau đây đều bị Zn khử thành kim loại ?
A. Cu2+, Ag+, Na+.	B. Sn2+, Pb2+, Cu2+.	C. Cu2+, Mg2+, Pb2+.	D. Pb2+, Ag+, Al3+.
Câu 25: Cấu hình electron nào sau đây không phải của kim loại:
A. 1s22s22p63s23p64s1	B. 1s22s22p63s1
C. 1s22s22p63s23p5	D. 1s22s22p63s23p1
Câu 26: Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất và kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất lần lượt là
A. Ag và W.	B. Au và W.	C. Al và Cu.	D. Ag và Cr.
Câu 27: Ma túy dù ở dạng nào khi đưa vào cơ thể con người đều có thể làm thay đổi chức năng sinh lí. Ma túy có tác dụng ức chế kích thích mạnh mẽ gây ảo giác làm cho người dùng không làm chủ được bản thân. Nghiện ma túy sẽ dẫn tới rối loạn tâm, sinh lý, rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng thần kinh, rối loạn tuần hoàn, hô hấp. Tiêm chích ma túy có thể gây trụy tim mạch dễ dẫn đến tử vong, vì vậy phải luôn nói không với ma túy. Nhóm chất nào sau đây là ma túy (cấm dùng) ?
A. Thuốc phiện, penixilin, moocphin.	B. Seduxen, cần sa, ampixilin, cocain.
C. Penixilin, ampixilin, erythromixin.	D. Thuốc phiện, cần sa, heroin, cocain.
Câu 28: Trường hợp nào sau đây không xảy ra sự ăn mòn điện hoá?
A. Nhúng thanh Zn trong dung dịch H2SO4 có nhỏ vài giọt CuSO4.
B. Sự gỉ của gang trong không khí ẩm.
C. Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4.
D. Sự ăn mòn vỏ tàu trong nước biển.
Câu 29: : Cho phản ứng : K2Cr2O7 + HCl KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O . 
 Số phân tử HCl bị oxi hóa là
A. 3.	B. 6.	C. 8.	D. 14.
Câu 30: Crom có nhiều ứng dụng trong công nghiệp vì crom tạo được
A. hợp kim có khả năng chống gỉ.
B. hợp kim nhẹ và có độ cứng cao.
C. hợp kim có độ cứng cao.
D. hơp kim có độ cứng cao và có khả năng chống gỉ.
Câu 31: Bốn kim loại K, Al, Fe và Ag được ấn định không theo thứ tự là X, Y, Z, và T. 
 - Biết rằng: + X và Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
 + X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối; 
 + Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội. 
 Các kim loại X, Y, Z, và T theo thứ tự là
A. K, Al, Fe và Ag	B. Al, K, Fe, và Ag	C. K, Fe, Al và Ag.	D. Al, K, Ag và Fe.
Câu 32: Hiện tượng Trái Đất ấm dần lên trong những thập kỷ vừa qua đã gây ra sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Băng vĩnh cửu trên những đỉnh núi cao và ở hai cực Trái Đất tan làm cho nước biển dâng, những vùng đất thấp như đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập. Tần suất xuất hiện các siêu bão như Hải Yến từng hủy diệt thành phố Tacloban miền trung Philippines sẽ tăng. Hiện tượng trên liên quan đến việc gia tăng khí thải công nghiệp nào sau đây?
A. CO2	B. CO	C. H2S	D. SO2
Câu 33: Nhận định nào sau đây không đúng về kim loại kiềm :
A. Điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
B. Dễ bị oxi hoá.
C. Là những nguyên tố mà nguyên tử có 1e ở phân lớp p.
D. Đều có mạng tinh thể giống nhau: Lập phương tâm khối.
Câu 34: Người ta thường dùng các vật dụng bằng bạc để cạo gió cho người bị trúng gió ( khi người bị mệt mỏi, chóng mặtdo trong cơ thể tích tụ các khí độc như H2S). Khi đó vật bằng bạc bị đen do phản ứng: 4Ag + O2 + 2H2S → 2Ag2S + 2H2O. Chất oxi hóa trong phản ứng trên là:
A. Ag	B. O2	C. H2S	D. H2S và O2
Câu 35: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. chỉ có kết tủa keo trắng.	B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
C. không có kết tủa, có khí bay lên	D. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.
Câu 36: Hình vẽ sau do một học sinh vẽ để mô tả lại thí nghiệm ăn mòn điện hóa học khi cắm hai lá Cu và Zn (được nối với nhau bằng một dây dẫn kim loại) vào dung dịch H2SO4 loãng: 
Trong hình vẽ bên chi tiết nào chưa đúng ?
 e
A. Bề mặt hai thanh Cu và Zn.
B. Ký hiệu các điện cực
C. Chiều dịch chuyển của ion Zn2+.
D. Chiều dịch chuyển của electron trong dây dẫn
Câu 37: Hoà tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 
1 : 2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 28,7.	B. 68,2.	C. 57,4.	D. 10,8.
Câu 38: Chọn câu không đúng
A. Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
B. Nhôm bị phá hủy trong môi trường kiềm.
C. Nhôm là kim loại lưỡng tính.
D. Nhôm có tính khử mạnh chỉ sau kim loại kiềm và kiềm thổ.
Câu 39: Cho sơ đồ phản ứng: NaCl (X) NaHCO3 (Y) NaNO3. X và Y có thể là
A. NaOH và Na2CO3.	B. NaClO3 và Na2CO3.
C. Na2CO3 và NaClO.	D. NaOH và NaClO.
Câu 40: Dẫn V lit CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 25 gam kết tủa và dung dịch X, đun nóng dung dịch lại thu thêm được 5 gam kết tủa nữa. Giá trị của V là
A. 7,84 lit	B. 11,2 lit	C. 6,72 lit	D. 5,6 lit
---------- Hết ------------
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên học sinh : ................................................Lớp.Số báo danh ..
Chữ ký của giám thị 1: ....................................... Chữ ký của giám thị 2...................

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_2_nam_20142015_20150726_101508.doc
Giáo án liên quan