Đề kiểm tra chất lượng học kì II môn: Vật lý 11

I. Trắc nghiệm (3 điểm )

Câu 1 . Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Các đường mạt sắt của từ phổ chính là các đường sức từ.

B. Các đường sức từ của từ trường đều có thể là những đường cong cách đều nhau.

C. Các đường sức từ luôn là những đường cong kín.

D. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo chuyển động của hạt chính là một đường sức từ.

Câu 2 . Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với

A. các điện tích chuyển động. C. các điện tích đứng yên.

B. nam châm đứng yên. D. nam châm chuyển động.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1813 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kì II môn: Vật lý 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD & ĐT Bắc Giang
Trường THPT Hiêp Hòa 4
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Vật lý 11
Thời gian làm bài: 45 phút
MÃ ĐỀ: 1
I. Trắc nghiệm (3 điểm )
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì:
A. có lực tác dụng lên một dòng điện khác đặt song song cạnh nó.
B. có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt song song cạnh nó.
C. có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó.
D. có lực tác dụng lên một hạt mang điện đứng yên đặt bên cạnh nó.
Câu 2 . Tính chất cơ bản của từ trường là:
A. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.
B. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.
C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.
D. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.
Câu 3 Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Tương tác giữa hai dòng điện là tương tác từ.
B. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra tác dụng từ.
C. Xung quanh mỗi điện tích đứng yên tồn tại điện trường và từ trường.
 D. Đi qua mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ.
 Câu 4 : Với một tia sáng đơn sắc, chiết suất tuyệt đối của nước là n1, của thuỷ tinh là n2. Chiết suất tỉ đối khi tia sáng đó truyền từ nước sang thuỷ tinh là:
A. n21 = n2/n1	B. n21 = n1/n2	C. n21 = n2 – n1	D. n12 = n1 – n2
Câu 5: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là một số
A. Luôn dương và nhỏ hơn 1.	B. Luôn dương và lớn hơn 1.
C. Luôn dương, có thể lớn hoặc nhỏ hơn 1.	D. Có thể dương hoặc âm
Câu 6: Một lăng kính có chiết suất n, có góc chiết quang A nhỏ, đặt trong không khí. Chiếu một tia sáng đơn sắc tới gần như vuông góc với mặt bên của lăng kính. Góc lệch của tia ló so với tia tới là
A. D = n(A-1)	B. D = (2n-1)A	C. D = (n-1)A	D. D = nA
II. Tự luận ( 7 điểm )
Câu 1(1.5đ) . Một đoạn dây dẫn dài 5 (cm) đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75 (A). Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-2 (N).Hãy xác định độ lớn cảm ứng từ của từ trường đó:
Câu 2(1.5đ) . Dòng điện I = 1 (A) chạy trong dây dẫn thẳng dài đặt trong không khí. Hãy xác định độ lớn cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn đó 10 (cm) .
Câu 3(4đ). Mắt của một người có điểm cực viễn Cv cách mắt 100 cm.
Mắt người này bị tật gì?
Muốn nhìn thấy vật ở vô cực mà không phải điều tiết, người đó phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu?(Kính đeo sát mắt).
Điểm cực cận Cc cách mắt 15cm. Khi đeo kính trên, mắt nhìn thấy điểm gần nhất cách mắt bao nhiêu? (Kính đeo sát mắt).
Hết
Sở GD & ĐT Bắc Giang
Trường THPT Hiêp Hòa 4
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Vật lý 11
Thời gian làm bài: 45 phút
 MÃ ĐỀ: 2
 I. Trắc nghiệm (3 điểm )
Câu 1 . Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các đường mạt sắt của từ phổ chính là các đường sức từ.
B. Các đường sức từ của từ trường đều có thể là những đường cong cách đều nhau.
C. Các đường sức từ luôn là những đường cong kín.
D. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo chuyển động của hạt chính là một đường sức từ.
Câu 2 . Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với
A. các điện tích chuyển động. C. các điện tích đứng yên.
B. nam châm đứng yên. D. nam châm chuyển động.
Câu 3 . Phát biểu nào sau đây là đúng? 
Một dòng điện đặt trong từ trường vuông góc với đường sức từ, chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện sẽ không thay đổi khi
A. đổi chiều dòng điện ngược lại. C. đồng thời đổi chiều dòng điện và đổi chiều cảm ứng từ.
B. đổi chiều cảm ứng từ ngược lại. D. quay dòng điện một góc 900 xung quanh đường sức từ.
Câu 4: Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.	 B. Tia tới nằm trong mặt phẳng tới.
C. Tia khúc xạ nằm vuông góc với mặt phẳng tới.	D. Góc phản xạ bằng góc tới.
Câu 5: Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa.
	“Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi tia sáng truyền theo chiều từ môi trường  sang môi trường và góc tới phải .góc giới hạn phản xạ toàn phần”
A. Kém chiết quang, chiết quang hơn, lớn hơn.
B. Kém chiết quang, chiết quang hơn, nhỏ hơn hoặc bằng.
C. Chiết quang hơn, kém chiết quang, lớn hơn.
D. Chiết quang hơn, kém chiết quang, nhỏ hơn hoặc bằng.
Câu 6: Cho c là vận tốc ánh sáng trong chân không; v1,v2 là vận tốc ánh sáng trong môi trường có chiết suất lần lượt là n1 và n2. Trong các công thức sau đây, công thức nào sai?
A. n12 = 1/n21	B. n12 = v2/v1	C. n12 = c/v1	D. n12 = n1/n2
II. Tự luận ( 7 điểm )
Câu 1(1.5đ) . Một đoạn dây dẫn dài 5 (cm) đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75 (A). Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-2 (N).Hãy xác định độ lớn cảm ứng từ của từ trường đó:
Câu 2(1.5đ) . Dòng điện I = 1 (A) chạy trong dây dẫn thẳng dài đặt trong không khí. Hãy xác định độ lớn cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn đó 10 (cm) .
Câu 3(4đ). Mắt của một người có điểm cực viễn Cv cách mắt 100 cm.
Mắt người này bị tật gì?
Muốn nhìn thấy vật ở vô cực mà không phải điều tiết, người đó phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu?(Kính đeo sát mắt).
Điểm cực cận Cc cách mắt 15cm. Khi đeo kính trên, mắt nhìn thấy điểm gần nhất cách mắt bao nhiêu? (Kính đeo sát mắt).
Hết
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm (3 điểm )
Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Mã 1
D
A
C
A
B
C
Mã 2
A
C
C
C
C
C
II. Tự luận ( 7 điểm )
Câu 1. (1.5 đ)
+Viết đúng ct: F = B.I.l.sinα (0.5đ)
+Suy ra và tính được : B = F/ I.l.sinα = 0.8 (T) (1đ)
Câu2(1.5đ)
+Viết đúng ct: B = 2.10-7. (0.5đ)
+Tính được : B = 2.10-6 (T) (1đ)
Câu 3(4 điểm)
a) (1 điểm)
+ Nêu được OCv = 100cm => Mắt bị tật mắt viễn. => 1 đ
b) ( 1,5 điểm)
+ Viết được sơ đồ tạo ảnh và xác định được d = ∞ , d’= -OCV => 0,5 đ
+Viết đúng công thức 1/fk = 1/d + 1/d’ và suy ra fk = - OCv = -100cm => 0,5 đ
+Tính được Dk = 1/fk = -1(dp) => 0,5 đ
(1,5điểm)
+ Viết được sơ đồ tạo ảnh và xác định được d’= -OCc = - 15cm => 0,5 đ
+Viết đúng công thức 1/fk = 1/d + 1/d’ và suy ra d ≈ 17,64 cm => 0,5 đ
+Kết luận: Khi đeo kính trên mắt người đó nhìn thấy điểm gần nhất cách mắt 17,64 cm => 0,5 đ
Chú ý: 
+Công thức sai kết quả đúng không cho điểm.
+Thay số sai kết quả đúng không cho điểm.
+Sai hoặc thiếu đơn vị mỗi phần trừ 0,25 điểm(Chỉ trừ tối đa 0,5 điểm trong một bài).
+Giải theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa

File đính kèm:

  • docBai_31_Mat_20150725_100815.doc
Giáo án liên quan