Đề kiểm tra chất lượng đầu học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2019 - 2020 - Trường THCS Vĩnh Hào

Phần I:Trắc nghiệm(2,0 điểm) :Tiếng Việt

 Đọc các câu hỏi sau,mỗi câu hỏi có 4 phương án để lựa chọn(A,B,C,D) hãy chọn một phương án trả lời đúng nhất và khoanh tròn(hoặc ghi vào tờ giấy làm bài)

Câu 1. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có chức năng nào khác?

A. điều khiển, ra lệnh

B. thông báo, xác nhận

C. cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm,cảm xúc

D. kể, miêu tả

Câu 2. Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là câu cầu khiến?

A. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi.

B. Đào tổ nông thì cho chết!

C. Anh cứ hút trước đi.

D. Ngài cứ nghe đi đã.

Câu3.Đoạn văn sau có mấy câu cảm thán?

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng đầu học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2019 - 2020 - Trường THCS Vĩnh Hào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề kiểm tra chất lượng đầu học kì II
 Năm học:2019-2020
 Môn: Ngữ Văn lớp 8
 ( Thời gian làm bài:90 phút)
Phần I:Trắc nghiệm(2,0 điểm) :Tiếng Việt
 Đọc các câu hỏi sau,mỗi câu hỏi có 4 phương án để lựa chọn(A,B,C,D) hãy chọn một phương án trả lời đúng nhất và khoanh tròn(hoặc ghi vào tờ giấy làm bài)
Câu 1. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có chức năng nào khác?
A. điều khiển, ra lệnh
B. thông báo, xác nhận
C. cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm,cảm xúc
D. kể, miêu tả
Câu 2. Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là câu cầu khiến?
A. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi.
B. Đào tổ nông thì cho chết!
C. Anh cứ hút trước đi.
D. Ngài cứ nghe đi đã.
Câu3.Đoạn văn sau có mấy câu cảm thán?
Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước ! Lo thay ! Nguy thay ! Khúc đê này hỏng mất !
AMột câu B.Hai câu C.Ba câu D.Bốn câu
Câu 4.Các câu dưới đây thuộc kiểu câu nào?
-Chúc các anh lên đường may mắn!
-Mong anh thông cảm cho!
A.Câu cảm thán	C.Câu nghi vấn
B.Câu trần thuật	D.Câu cầu khiến
Câu 5.Câu trần thuật sau đây dùng để làm gì?
Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ,ngặt vì cất dở mẻ rượu,em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.
A.Thông báo B.Kể C.Đề nghị D.Nhận định
Câu 6.Các từ ngữ như:ôi,than ôi,trời ơi,chao ôi,ồ,ô,ô hay,úi chà,ái chà,thay,xiết bao,biết nhường nàothuộc loại từ nào?
A.Quan hệ từ	C.Đại từ
B.Thán từ D.Phụ từ
Câu 7.Trật tự giữa 2 vế trong từng câu dưới đây thể hiện mối quan hệ nào?
“Trời rải mây trắng nhạt ,biển mơ màng dịu hơi sương.Trời âm u mây mưa,biển xám xịt nặng nề.Trời ầm ầm giông gió,biển đục ngầu giận giữ”
A.Quan hệ đồng thời
B.Quan hệ giữa thiên nhiên với thiên nhiên
C.Quan hệ nối tiếp
D.Quan hệ điều kiện – kết quả
Câu 8.Câu nói của vua Lí Công Uẩn trong “Chiếu dời đô”: “Trẫm rất đau xót về việc đó,không thể không dời đổi” thuộc kiểu câu gì?Thực hiện hành động nói nào?
A.Câu trần thuật thực hiện hành động nói trình bày
B.Câu cầu khiến thực hiện hành động nói bộc lộ cảm xúc
C.Câu trần thuật thực hiện hành động nói phủ định
D.Câu phủ định thực hiện hành động nói khẳng định 
Phần II: Đọc – hiểu văn bản (3 điểm)
 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.
 Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
 Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
 Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
 Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !
                          (Trích Quê hương, Tế Hanh, Ngữ văn 8 – Tập 2)
Câu 1 : (0,5 điểm) Ở đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ?
Câu 2 : (0,5điểm) Nêu nội dung của đoạn thơ trên?
Câu 3 (0,75):Tình cảm của nhà thơ được thể hiện như thế nào qua khổ thơ trên? 
Câu 4 : (1,25)Từ nội dung đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu) 
 để thể hiện tình cảm của mình với quê hương nơi em sinh sống.
Phần III: Tập làm văn(5 điểm)
Câu 1:Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau?
"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng" .
 (Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn)
Câu 2:Giới thiệu về một trò chơi dân gian mà em biết.
ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM
 Phần I:Trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
B
C
B
C
B
D
D
Cách cho điểm:mỗi câu chọn 1 đáp án đúng cho 0,25 điểm;ngoài ra không cho điểm
Phần II:Đọc hiểu văn bản
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
PHẦN ĐỌC – HIỂU
(3 điểm)
1
 Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm
0,5
2
Nội dung: Nỗi nhớ quê của nhà thơ.
Hoặc hs có thể nêu: Tình cảm của nhà thơ với quê hương.
0,5
3
Tình cảm của nhà thơ: Nhà thơ bày tỏ lòng yêu thương trân trọng quê hương của mình. Dù đi xa vì sự nghiệp, tác giả vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê hương yêu dấu của mình. Nhớ màu nước biển xanh, nhớ thân cá bạc, nhớ chiếc buồm vôi, nhớ cả cảnh những chiếc thuyền rẽ sóng ra khơi và nhà thơ cảm nhận được cái mùi nồng mặn xa xăm của quê biển.
0,75
4
HS viết đoạn văn: Trên cơ sở nội dung của đoạn trích, bày tỏ tình yêu của mình đối với quê hương. Về hình thức phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về nội dung và hình thức
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
0,25
b. Xác định đúng vấn đề : Tình yêu của em đối với Quê hương nơi em sống
0,25
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. Có thể viết đoạn văn theo ý sau:
0,75
- Tình yêu quê hương được thể hiện bằng những việc làm cụ thể: tích cực trong học tập, phụ giúp cha mẹ, ...
- Nói được suy nghĩ chân thành, sâu sắc về trách nhiệm của tuổi trẻ hôm nay đối với quê hương đất nước.
- Phê phán một số người chưa thực sự có tình yêu đối với quê hương, có những biểu hiện chưa tích cực, ....
- Tình yêu quê hương là điều thực sự cần thiết ở mỗi học sinh và mọi người .
- ..
PHẦN III: TẬP LÀM VĂN
Câu:1(1,5 điểm):Hs nêu được các ý sau:
- Đoạn văn diễn tả cảm động nỗi lòng của chủ tướng Trần Quốc Tuấn trước sự lâm nguy của đất nước khi chứng kiến tội ác và sự ngang ngược của xứ giặc.(0,5 điểm)
 -Đau xót đến quặn lòng, căm thù giặc sục sôi, quyết tâm không dung tha cho chúng, quyết tâm chiến đấu đến cùng cho dù thịt nát xương tan: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng" . (0,5 điểm)
-Câu văn biền ngẫu cân xứng, nhịp nhàng cùng phép liệt kê, câu văn dồn dập đẫ biểu hiện trự tiếp tấm lòng của vị thống soái.(0,5 điểm)
Câu 2
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về trò chơi mà em biết (0,25 điểm).
- Thân bài: (3,0 điểm)
+ Nguồn gốc trò chơi
+ Số người chơi, dụng cụ chơi (giới thiệu rõ yêu cầu về số người tham gia cũng như yêu cầu về dụng cụ).
+ Cách chơi (luật chơi): Thế nào thì thắng, thế nào thì thua, thế nào là phạm luật.
+ Yêu cầu đối với trò chơi.
+ Ý nghĩa của trò chơi trong đời sống thể chất, tinh thần, ý nghĩa xã hội...
+ Ý thức khôi phục các trò chơi dân gian.
- Kết bài: Suy nghĩ sâu sắc về đối tượng thuyết minh (0,25 điểm)
* Lưu ý: 
- Căn cứ vào khung điểm và thực tế bài làm của học sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm, sát với từng phần đảm bảo đánh giá đúng năng lực của học sinh.
- Khuyến khích các bài viết sáng tạo, đủ ý, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng thuyết minh, hành văn trong sáng, mạch lạc, bố cục rõ ràng.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_dau_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8_nam_ho.doc
Giáo án liên quan