Đề kiểm tra 15 phút - Chương trình cả năm - Môn Ngữ văn 6
II. Hướng dẫn thực hiện yêu cầu của đề.
Đề 1
Câu 1. (2.0 điểm)
a. Chỉ từ là những từ dùng trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
Ví dụ: các chỉ từ thường gặp như: đây, đấy, ấy, này, nọ, kia
b. (3.0 điểm)
- Chỉ từ (hồi ấy) cho thấy các sự vật được cụ thể hóa, được xác định một cách rõ ràng đầy đủ ý nghĩa (ngoài ra còn các chỉ từ như: viên quan ấy, nhà nọ, đêm nọ, )
- Chỉ từ (đêm nọ) cho thấy việc định vị về thời gian xảy ra sự việc rất cụ thể, rõ ràng (ngoài ra còn các chỉ từ như: ngày ấy, hồi nọ, )
Câu 2. (5.0 điểm – mỗi ý 2.5 điểm)
- Chỉ từ thường dùng để chỉ sự vật, hiện tượng ở vị trí độc lập thay cho việc gọi tên sự vật hiện tượng. Cách dùng này thường dùng các từ: kia, đây, đó, ấy.
Ví dụ: Đây là cậu lệ trên huyện.
(Nguyễn Công Hoan)
- Chỉ từ thường dùng để chỉ đặc trưng của sự vật hiện tượng thay cho chủ ngữ miêu tả đứng sau danh từ.
Ví dụ:
- Anh ngồi ghế này.
Mái nhà ấy (đã ôm ấp mẹ con tôi)
â, bạn bè) + Sự việc bắt đầu từ đâu? (sinh nhật lần thứ 6 của em, một lần em bị ốm, ba mẹ chuyển công tác em phải chuyển trường theo) + Diễn biến của kỉ niệm đó như thế nào? (ba mẹ tặng cho em món quà mà em mơ ước, người thầy (cô) đã tận tình dạy bảo giúp đỡ em lúc gặp khó khăn, sự hiểu nhầm của người bạn để rồi cuối cùng chúng em trở thành bạn thân sau này.) + Kết quả ra sao? + Nêu ấn tượng của em về kỉ niệm đó? Điều gì khiến em nhớ mãi kỉ niệm ấy. Bài học rút ra từ kỉ niệm. c. Kết bài: (2.0 điểm) Đề 2: 1. Tìm hiểu đề: - Nội dung trọng tâm: + Người thầy (cô) giáo luôn quan tâm lo lắng đến em. + Những suy nghĩ, tình cảm của em về người thầy (cô) giáo ấy. - Kiểu bài: kể chuyện - Phạm vi tư liệu: + Thực tế cuộc sống. + Kho tàng văn học về tình cảm thầy cô. 2. Dàn bài: a. Mở bài: (2.0 điểm) - Giới thiệu vai trò của thầy (cô) giáo đối với học trò. Có thể dẫn thơ, ca dao ca ngợi công ơn thầy cô. - Giới thiệu khái quát về thầy cô mà em sắp kể (đó là thầy cô nào? dạy em năm lớp mấy? - Bày tỏ tình cảm đối với thầy (cô) giáo ấy (yêu quý kính trọng) b. Thân bài: (6.0 điểm) (1) Miêu tả một vài nét nổi bật về ngoại hình của thầy cô ấy (lưu ý miêu tả những nét dễ gây ấn tượng như đôi mắt, bàn tay, mái tóc, dáng đi, giọng nói, cử chỉ) (2) Kể vài nét về lối sống, tác phong sư phạm của thầy (cô) ví dụ như: đời sống giản dị, mẫu mực, hết lòng hết sưcù vì học sinh thân yêu (3) Đối với riêng em, thầy (cô) đã hết lòng với việc học tập của em ra sao? (quan tâm nhắc nhở, động viên, gặp riêng trò chuyện tìm hiểu hoàn cảnh, đến nhà thăm hỏi). Giúp đỡ về tinh thần và vật chất (nếu có) như tặng sách vở, đồ dùng học tập, (4) Tình cảm của em đối với thầy cô giáo đó ra sao: yêu mến, cảm phục. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc nhất của em với thầy (cô) đó. - Từ tấm gương của thầy cô em đã rút ra được bài học gì trong học tập và trong cuộc sống (học tập tốt, có trách nhiệm trong công việc, biết giúp đỡ bạn bè, yêu thương, kính trọng người khác.). Thầy cô không chỉ dạy cho em kiến thức mà còn dạy cho em cách sống cách làm người để trở thành người hữu ích. c. Kết bài: (2.0 điểm) - Khẳng định lại tình cảm yêu quý, kính trọng của em đối với thầy cô giáo. - Nêu những suy nghĩ sâu sắc về tình thầy trò: đó là tình cảm thiêng liêng cao quý như của cha mẹ đối với con cái. Đề 3: 1. Tìm hiểu đề: - Nội dung trọng tâm: + Mái trường thân yêu của em, những kỉ niệm, kí ức vui buồn gắn bó em với ngôi trường. + Những suy nghĩ, tình cảm của em về ngôi trường. - Phạm vi tư liệu: Thực tế cuộc sống. 2. Dàn bài: a. Mở bài: (2.0 điểm) - Giới thiệu về ngôi trường: đó là ngôi trường em học khi nào (mẫu giáo, cấp một hay cấp hai)? - Giới thiệu những suy nghĩ, cảm xúc của em về ngôi trường: yêu mến, trân trọng, gắn bó coi như mái nhà thứ hai, b. Thân bài: (6.0 điểm) (1) Kể sơ lược vài nét về ngôi trường: về ghế đá, lớp học, hoa phượng, hoa bằng lăng (em đã có những kỉ niệm gì với chúng? Chẳng hạn: những lần dạo chơi nhặt hoa để ép vào tập, những lần ngồi tâm sự với bạn bè,) (2) Những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của em về thầy cô, bạn bè, tình cảm thầy trò: - Kính yêu, ngưỡng mộ và biết ơn thầy cô, ấn tượng về những bài giảng, về giọng nói của thầy cô, - Yêu mến, trân trọng bạn bè, những đứa bạn vô tư, nghịch ngợm nhưng cũng rất đáng yêu. (3) Kể lại một vài kỉ niệm sâu sắc nhất của em với ngôi trường, qua đó thể hiện sự gắn bó, tha thiết. c. Kết bài: - Khái quát những suy nghĩ, tình cảm của em dành cho mái trường. - Suy nghĩ về trách nhiệm học tập, rèn luyện để xứng đáng với mái trường dấu yêu. Bài 13 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT A. VĂN BẢN: ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN I. Đề Đề 1 Câu 1. (4.0 điểm) Em hãy trình bày đặc điểm của thể loại truyền thuyết? Câu 2. (6.0 điểm) Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau của thể loại truyền thuyết và truyện cổ tích? Đề 2. Câu 1. (5.0 điểm) Em hãy trình bày đặc điểm của thể loại truyện cổ tích? Câu 2. (5.0 điểm) Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau của thể loại truyện ngụ ngôn và truyện cười? II. Hướng dẫn làm bài. Đề 1: Câu 1 : (5.0 điểm) Đặc điểm của thể loại truyền thuyết: - Truyền thuyết là loại truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ. - Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. - Có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử. - Người kể, người nghe tin câu chuyện như là có sự thật, dù truyện có những chi tiết tưởng tượng kì ảo. - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. Câu 2. So sánh truyền thuyết và cổ tích: - Giống nhau: + Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo; + Có nhiều chi tiết giống nhau: sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường,.. - Khác nhau: + Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân với các nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. Còn truyện cổ tích kể về cuộc đời của các nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, + Truyền thuyết được cả người kể lẫn người nghe tin là có thật mặc dù trong đó có những chi tiết tưởng tượng kì ảo; còn cổ tích thì cả người đọc lẫn người nghe đều không tin là có thật mặc dù trong đó cũng có những yếu tố thực tế. Đề 2: Câu 1 : (5.0 điểm – mỗi ý 2.5 điểm) Đặc điểm của thể loại cổ tích: - Là loại truyện kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc (người mồ côi, người mang lốt xấu xí, người em, người dũng cảm, ) - Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. - Người kể, người nghe không tin câu chuyện là có thật. - Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái thiện. Câu 2. (5.0 điểm – mỗi ý 2.5 điểm) So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười: - Giống nhau: Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều truyện muốn răn dạy người ta. Vì thế những truyện ngụ ngôn như Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo giống như truyện cười, cũng thường gây cười. - Khác nhau: Mục đích của truyện cười là gây cười là gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười. Còn mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống. B. TIẾNG VIỆT: CHỈ TỪ I. Đề: Đề 1 Câu 1.(5.0 điểm) a. Chỉ từ là gì? Cho ví dụ b. Em hãy phân tích nghĩa của từ ấy, nọ trong nhữõng câu sau: Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bên vắng như thường lệ. Câu 2. (5.0 điểm) Em hãy cho biết chỉ từ thường được dùng trong những trường hợp nào? Cho ví dụ. Đề 2. Câu 1. (5.0 điểm) Chỉ từ thường giữ chức vụ gì trong câu? Nêu vai trò của chỉ từ trong câu? Câu 2. (5.0 điểm) Hãy điền vào chỗ trống () các chỉ định từ trong đoạn văn sau: Hôm (1), chúng tôi về thăm làng cổ Cổ Loa thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. (2) là một cái làng quê rất cổ kính, nơi có đền thờ vua Thục An Dương Vương, có di tích cổ Loa Thành nổi tiếng (3). Đứng trên ngọ môn nhìn ra, chúng tôi thấy (4 ) là giếng Trọng Thủy (5) là am Bà chúa Mị Châu. II. Hướng dẫn thực hiện yêu cầu của đề. Đề 1 Câu 1. (2.0 điểm) a. Chỉ từ là những từ dùng trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. Ví dụ: các chỉ từ thường gặp như: đây, đấy, ấy, này, nọ, kia b. (3.0 điểm) - Chỉ từ (hồi ấy) cho thấy các sự vật được cụ thể hóa, được xác định một cách rõ ràng đầy đủ ý nghĩa (ngoài ra còn các chỉ từ như: viên quan ấy, nhà nọ, đêm nọ, ) - Chỉ từ (đêm nọ) cho thấy việc định vị về thời gian xảy ra sự việc rất cụ thể, rõ ràng (ngoài ra còn các chỉ từ như: ngày ấy, hồi nọ, ) Câu 2. (5.0 điểm – mỗi ý 2.5 điểm) - Chỉ từ thường dùng để chỉ sự vật, hiện tượng ở vị trí độc lập thay cho việc gọi tên sự vật hiện tượng. Cách dùng này thường dùng các từ: kia, đây, đó, ấy. Ví dụ: Đây là cậu lệ trên huyện. (Nguyễn Công Hoan) - Chỉ từ thường dùng để chỉ đặc trưng của sự vật hiện tượng thay cho chủ ngữ miêu tả đứng sau danh từ. Ví dụ: - Anh ngồi ghế này. Mái nhà ấy (đã ôm ấp mẹ con tôi) (Nụ cười của mẹ) Đề 2: Câu 1. (5.0 điểm – mỗi ý 2.5 điểm) - Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra, chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu. Ví dụ: + Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người: chỉ từ làm phụ ngữ trong cụm danh từ. + Đó là một điều chắc chắn: chỉ từ làm chủ ngữ. + Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt: chỉ từ làm trạng ngữ. - Chỉ từ có vai trò rất quan trọng trong câu vì chúng có thể chỉ ra những sự vật, những thời điểm khó gọi thành tên, giúp người nghe, người đọc định vụ được các sự vật, thời điểm ấy trong chuỗi sự vật hay trong dòng thời gian vô tận. Câu 2. (5.0 điểm- mỗi từ đúng 1.0 điểm) Hôm ấy, chúng tôi về thăm làng cổ Cổ Loa thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Đó là một cái làng quê rất cổ kính, nơi co đền thờ vua Thục An Dương Vương, có di tích cổ Loa Thành nổi tiếng ấy. Đứng trên ngọ môn nhìn ra, chúng tôi thấy kia là giếng Trọng Thủy này là am Bà chúa Mị Châu. C. TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆÂN TƯỞNG TƯỢNG I. Đề Đề 1: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra. Đề 2: Hãy kể về tâm sự của một cuốn sách bị bỏ quên. II. Hướng dẫn thực hiện yêu cầu của đề. Đề 1 Dàn ý: a. Mở bài: - Mười năm nữa là năm năm nào? Năm ấy em bao nhiêu tuổi? Em đang đi học hay đã đi làm? (bay giờ học lớp 6 thì em 12 tuổi mười năm sau là em 22 tuổi, nếu học trung cấp thì đã đi làm; còn học đại học thì vừa tốt nghiệp; nếu đi bộ đội thì đã xuất ngũ) - Em về thăm trường cũ vào dịp nào? (lễ khai giảng, tổng kết hoặc ngày nhà giáo hoặc một ngày hội nào đó của nhà trường vì như thế mới có dịp gặp đầy đủ thầy cô và có thể gặp lại bạn bè cũ) b. Thân bài: - Tâm trạng trước khi về thăm: Bồn chồn, sốt ruột, bồi hồi, lo lắng - Cảnh trường, lớp sau 10 năm xa cách có gì thay đổi? (trường được xây mới hay vẫn như xưa; hàng cây, ghế đá, thầy cô ngày xưa có còn ở lại hay đã chuyển đi nơi khác) - Gặp gỡ thầy cô cũ em sẽ nói gì? (bùi ngùi xúc động, nhắc lại kỉ niệm xưa) - Gặp lại bạn cũ, những kĩ niệm bạn bè vụt nhớ lại, những lời hỏi thăm, những hứa hẹn c. Kết bài: - Phút chia tay lưu luyến. - Ấn tượng sâu đậm về lần thăm trường ấy. Đề 2: Dàn ý: a. Mở bài: - Hoàn cảnh nào em nghe được lời tâm sự ấy? (một đêm mùa hè, nằm đưa võng, mơ màng vào giấc ngủ, chợt nghe thấy tiếng khóc thút thít của một ai đó) - Em đã làm gì? (em vội tìm quanh thì phát hiện quyển sách Tiếng Việt lớp 5 trong hộâc bàn đang thổn thức, em vội vàng cầm quyển sách lên và nghe được những lời tâm sự ấy) b. Thân bài: * Kể lại lời tâm sự của quyển sách: - Quyển sách kể bạn ấy rất vui vì đã từng mang lại lợi ích cho các bạn học sinh năm trước. - Đặc biệt là với em sách đã giúp em đạt kết quả học tập tốt trong năm học đó. - Khi thi học kì 2 xong thì em đã quăng bạn ấy xuống gầm bàn tối om, bụi bẩn, chuột bọ gặm, nhấm làm bạn ấy đau khổ vô cùng. - May nhờ mẹ quét dọn đã nhặt sách lên đặt vào hộc bàn ngay ngắn. - Chú ý lời quyển sách có vẻ giận hờn trách móc em đã vô tình với bạn ấy. - Cuối cùng em đã nhận ra lỗi lầm của mình. Do bản tính cẩu thả và không có ý thức giữ gìn sách vở cẩn thận. c. Kết bài: Trình bày cảm nghĩ của em: hối hận nhận lỗi với quyển cách và hứa từ nay về sau sẽ giữ gìn sách vở cẩn thận hơn. Bài 14 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT A. VĂN BẢN: CON HỔ CÓ NGHĨA I. Đề Đề 1 Câu 1. (5.0 điểm) a. Em hiểu thế nào về từ nghĩa trong nhan đề truyện “Con hổ có nghĩa”? b.Trong truyện tác giả đã xây dựng câu chuyện rất thành công nhờ sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Câu 2. (5.0 điểm) Em hãy cho biết cái nghĩa được nói đến trong hai mẫu chuyện về hai con hổ có điểm chung và điểm riêng nào? Đề 2. Câu 1. (5.0 điểm) Tại sao nhân vật chính trong câu chuyện lại là con hổ mà không phải là con vật khác? Câu chuyện muốn đề cao và giáo huấn chúng ta điều gì? Câu 2. (5.0 điểm) Một bạn học sinh lớp 6 kể cho em mình nghe câu chuyện Con hổ có nghĩa nhưng lại kể chuyện con hổ trán trắng trước rồi mới kể chuyện hổ đực trả ơn bà đỡ Trần sau. Theo em kể như vậy có ảnh hưởng gì đến nội dung và ý nghĩa câu chuyện không? II. Hướng dẫn làm bài. Đề 1: Câu 1: (5.0 điểm – mỗi câu 2.5 điểm) a. Từ nghĩa là lẽ phải, là khuôn phép cư xử trong quan hệ giữa con người với nhau. Tùy từng hoàn cảnh, nghĩa có thể mang những nội dung cụ thể khác nhau: sự thủy chung, lòng biết ơn, tinh thần hi sinh vì sự nghiệp chung Trong nhan đề này, nghĩa là lòng biết ơn. b. Biện pháp nghệ thuật cơ bản bao trùm là phép nhân hóa (là hình thức làm cho các sự vật, loài vật được mô tả có hành động, ngôn ngữ và tư tưởng, tình cảm như con người), phép ẩn dụ (là ví ngầm nói về đối tượng này nhưng chính là để ngầm nói về đối tượng khác). Ở đây tác giả dùng nhân hóa để biến loài thú dữ thành con người, có những hành động như con người. Câu 2. (5.0 điểm – mỗi ý 2.5 điểm) - Hai con hổ trong hai mẫu chuyện nhỏ đều có nghĩa, đều biết ơn sâu sắc người đã giúp đỡ mình. Nhưng cách bày tỏ, cách đền ơn của mỗi con hổ có khác nhau: + Con hổ đực thì đềân ơn bà đỡ Trần bằng hơn mười lạng bạc, số bạc ấy giúp bà sống qua năm mất mùa, đói kém. + Còn con hổ trán trắng thì đền ơn bác tiều phu không chỉ một lần như con hổ đực. Nó đền ơn cứu mạng trong suốt cả cuộc đời: khi bác còn sống và cả khi bác đã qua đời mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ngoài cửa nhà bác Đề 2: Câu 1(5.0 điểm – mỗi ý 2.5 điểm) - Chọn con hổ làm nhân vật chính chứ không phải là một con vật khác đó cũng là một dụng ý để thực hiện mục đích giáo huấn là con vật được mệnh danh là chúa tể sơn lâm, hung dữ nhất còn có nghĩa huống chi chúng ta là con người. - Ngoài ra truyện còn đề cao và khuyến khích lòng biết ơn đối với người cứu giúp mình. Một trong những điều cao quý về đạo làm người là sống sao cho có ân nghĩa. Tác giả đã lấy chuyện con hổ để đề cao ân nghĩa đó. Câu 2. (5.0 điểm – mỗi ý 2.5 điểm) - Nếu kể chuyện con hổ trán trắng trước rồi mới kể chuyện hổ đực trả ơn bà đỡ Trần sẽ làm ảnh hưởng đến ý nghĩa câu chuyện. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả kể chuyện hai con hổ có nghĩa mà không phải là một con. Ở đây đã có sự nhấn mạnh trong khi nói về cái nghĩa của con hổ sau so với con hổ trước: hổ trước đền ơn một lần là xong, hổ sau đền ơn mãi mãi, lúc ân nhân còn sống và cả khi ân nhân đã chết. - Kể mộât lúc chuyện hai con hổ hoàn toàn không phải là trùng lặp mà đó là một cách kể để nâng cấp chủ đề tác phẩm. Đảo trình tự kể về hai con hổ, sẽ không thực hiện được mục đích nâng cấp chủ đề ấy. B. TIẾNG VIỆT: ĐỘNG TỪ I. Đề Đề 1. Câu 1. (5.0 điểm) Thế nào là động từ? Cho ví dụ. Nêu các đặc điểm của động từ? Câu 2.(5.0 điểm) a. Căn cứ vào sự phân loại các động từ em hãy điền các từ, các cụm từ thích hợp vào sơ đồ sau: b. Em hãy phân loại các động từ sau theo hai nhóm: động từ đòi hỏi có động từ khác đi kèm phía sau và động từ không đòi hỏi có động từ khác đi kèm phía sau: có thể, bắt, nên, cần, dắt, dẫn, buồn, chạy, cười, chịu, dám, còn, mất, nổi, đừng, gãy, ghét, hỏi, ngồi, đứng, toan, định Đề 2 Câu 1. (5.0 điểm) Trong tiếng Việt có mấy loại động từ chính, hãy kể ra? Cho ví dụ cụ thể. Câu 2. (5.0 điểm) Em hãy so sánh sự khác nhau về đặc điểm của danh từ và đặc điểm của động từ? Cho ví dụ. II. Hướng dẫn thực hiện yêu cầu của đề. Đề 1 Câu 1. - Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.Ví dụ: đi, đứng, cười, nói (2.0 điểm) - Đặc điểm của động từ: (3.0 điểm) + Động từ kết kết hợp được với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng để tạo thành cụm danh từ. + Chức vụ diển hình của động từ trong câu của động từ là làm vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng Câu 2. (5.0 điểm- mỗi ý 2.5 điểm) a. Động từ Động từ tình thái Động từ chỉ hành động, trạng thái Động từ chỉ hành động Động từ chỉ trạng thái b. - Động từ đòi hỏi có động từ khác đi kèm phía sau: có thể, nên, cần, chịu, dám, đừng, toan, định - Động từ không đòi hỏi có động từ khác đi kèm phía sau: bắt, dắt, dẫn, buồn, chạy, cười, còn, mất, nổi, gãy, ghét, hỏi, ngồi, đứng, Đề 2: Câu 1. (5.0 điểm) -Trong tiếng Việt có hai loại động từ đáng chú ý: + Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm ở phía sau); + Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau). - Động từ chỉ hành động, trạng thái gồm 2 loại nhỏ: + Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi làm gì?) + Động từ chỉ trạng thái (trả lời câu hỏi: làm sao? Thế nào?) Câu 2. 5.0 điểm (mỗi ý 2.5 điểm) Động từ có những đặc điểm khác với danh từ: - Danh từ: + Không kết hợp với: đã, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ, Ví dụ: Không thể nói, viết: hãy nhà, sẽ đất, đang cây, vẫn tay + Thường làm chủ ngữ trong câu. + Khi làm chủ ngữ phải có từ là đứng phía trước. Ví dụ: Tôi là học sinh. - Động từ: + Có khả năng kết hợp với: đã, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ, Ví dụ có thể nói, viết: Hãy học, sẽ đi, vẫn làm, đang đến, + Thường làm vị ngữ trong câu. + Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với: đã, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ,. Ví dụ: Học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của học sinh. C. TIẾNG VIỆT: CỤM ĐỘNG TƯ
File đính kèm:
- De_kiem_tra_Ngu_van_6.doc