Đề kiểm tra 1 tiết (tiết 88) môn: Tiếng việt 7

Câu 6: Câu đặc biệt nào thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng?

 A. Lại một đợt bom B. Trời đất

 C. Gần một giờ đêm D. Chao ôi!

Câu 7: Câu đặc biệt có tác dụng thu hút sự chú ý của người nghe bằng hình thức gọi đáp?

 A. Một lưỡi gươm B. Đất nóng

 C. Hỡi đồng bào cả nước D. Vắng lặng đến phát sợ

Câu 8: “ Bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà.” Thuộc kiểu câu nào?

 A. Câu rút gọn B. Câu đặc biệt

 C. Câu đơn D. Câu ghép

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3869 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết (tiết 88) môn: Tiếng việt 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22	ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Tiết 88	MÔN: TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA.
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I, môn ngữ văn lớp 7 ở phân môn Tiếng Việt với mục đích đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức và hệ thống hóa kiến thức đã học thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm, tự luận. Trọng tâm là đánh giá mức độ đạt được sau các bài học .
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA.
Hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: học sinh làm giấy kiểm tra trắc nghiệm 15 phút, tự luận 30 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN.
1) Liệt kê và chọn các đơn vị bài học: 
1) Rút gọn câu
2) Câu đặc biệt
3) Thêm trạng ngữ cho câu
4) Thêm trạng ngữ cho câu ( tt )
2) Xây dựng khung ma trận
Đề A
Phần trắc nghiệm
 Mức độ Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dung
Tổng
Thấp
Cao
Rút gọn câu
1
2
0.75
Câu đặc biệt
4
1
1.25
Thêm trạng ngữ cho câu
1
2
0.75
Thêm trạng ngữ cho câu ( tt )
1
0.25
Tổng số điểm
1,25
1,75
3.0
. Phần tự luận
 Mức độ Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dung
Tổng
Thấp
Cao
Rút gọn câu
1
1
4
Câu đặc biệt
1
3
Tổng số điểm	
2
5
7
Đề B
 Mức độ Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dung
Tổng
Thấp
Cao
Rút gọn câu
1
2
0.75
Câu đặc biệt
3
0.75
Thêm trạng ngữ cho câu
1
1
0.5
Thêm trạng ngữ cho câu ( tt )
2
2
1.0
Tổng số điểm
1,25
1,75
3.0
. Phần tự luận
 Mức độ Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dung
Tổng
Thấp
Cao
Rút gọn câu
1
1
4
Câu đặc biệt
1
3
Tổng số điểm	
2
5
7
 ĐỀ A
I- TRẮC NGHIỆM: (3đ) 
Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,25 điểm.
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
D
B
C
D
A
C
B
B
D
A
C
ĐỀ B
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
C
C
B
A
B
A
B
D
D
A
C
II- TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: Tìm câu rút gọn ( 2đ)
Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng 
b- Đem chia đồ chơi ra đi ! 
Câu 2: Câu rút gọn thường lược bỏ một số thành phần câu nhằm những mục đích gì ? ( 2 đ)
- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước;
- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người( lược bỏ chủ ngữ).
Câu 3: (3 điểm)
Giống nhau: ở hai kiểu câu đều không tuân thủ cấu tạo theo mô hình C-V (1.0 điểm)
Khác nhau: 
+ Câu đặc biệt không thể không thể xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu. (1.0 điểm)
+ Câu rút gọn có thể xác định chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu, thành phần còn lại đã được rút gọn. (1.0 điểm)
ĐỀ A
Trường THCS ..	 KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT
Họ và tên.	 
Điểm 
Lời phê
I . LÍ THUYẾT: ( 3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Câu: “ Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào?
 	 A. Chủ ngữ	 B. Vị ngữ	 C. Trạng ngữ	 D. Bổ ngữ
Câu 2: Điền một từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: “Trong.ta thường gặp nhiều câu rút gọn.”
 	 A. Văn xuôi	B. Truyện cổ tích
 	 C. Truyện ngắn	D. Văn vần ( thơ, ca dao )
Câu 3: Câu đặc biệt cấu tạo thế nào?
 	 A. Là câu cấu tạo theo mô hình CV- VN	B. Là câu không cấu tạo theo mô hình CN- VN
 C. Là câu chỉ có chủ ngữ	D. Là câu chỉ có vị ngữ
Câu 4: Câu chỉ có thành phần vị ngữ trong văn bản là:
 	A. Câu đơn	B. Câu đặc biệt	C. Câu rút gọn	D. Câu cầu khiến
Câu 5: «  Hỡi ôi ! » là câu đặc biệt thực hiện mục đích giao tiếp nào?
 	A. Thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.	B. Thông báo về thời gian
 	C. Thông báo về địa điểm	D. Bộc lộ cảm xúc.
Câu 6: Câu đặc biệt nào thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng?
 	 A. Lại một đợt bom	B. Trời đất
 	C. Gần một giờ đêm	D. Chao ôi!
Câu 7: Câu đặc biệt có tác dụng thu hút sự chú ý của người nghe bằng hình thức gọi đáp?
 	A. Một lưỡi gươm	B. Đất nóng
 	C. Hỡi đồng bào cả nước	D. Vắng lặng đến phát sợ
Câu 8: “ Bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà.” Thuộc kiểu câu nào?
 	A. Câu rút gọn	B. Câu đặc biệt
 	C. Câu đơn	D. Câu ghép
Câu 9: Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích gì ?
A . Làm cho câu văn ngắn gọn.
B . Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định.
C . Làm cho nòng cốt câu chặt chẽ hơn.
D . Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn.
Câu 10: Trạng ngữ có thể đứng ở vị trí nào trong câu?
 	A. Đầu câu	B. Giữa câu	
 	C. Cuối câu	D. Đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu
Câu 11: Dòng nào là trạng ngữ trong câu: “ ở đây, mùa hái hạt bao giờ cũng trúng vào tháng mười, mười một, những tháng vui vẻ nhất trong năm”.
 	A. Ở đây	B. Mùa hái hạt
 	C. Tháng mười, mười một	D. Những ngày tháng vui vẻ nhất trong năm
Câu 12: Cụm từ : “ mùa xuân” trong câu nào là trạng ngữ?
 	A. Tôi rất yêu mùa xuân	B. Mùa xuân xinh đẹp đã về
 	C. Mùa xuân, trăm hoa đua nở	D. Hôm nay , lớp 7A học bài mùa xuân của tôi
II- TỰ LUẬN: ( 7 điểm)
Câu 1: Tìm câu rút gọn ( 2đ)
a ) Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng []
b) - Thằng Thành con Thủy đâu ?
Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy.
- Đem chia đồ chơi ra đi ! – Mẹ tôi ra lệnh.
Câu 2: Câu rút gọn thường lược bỏ một số thành phần câu nhằm những mục đích gì ? ( 2 đ)
Câu 3: Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa câu đặc biệt và câu rút gọn. (3đ)
ĐỀ B
Trường THCS ..	 KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT
Họ và tên..	 
Điểm 
Lời phê
I . LÍ THUYẾT: ( 3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi “ hằng ngày, cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất ? ”
A. Hằng ngày mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất.
B. Đọc sách là việc mình dành nhiều thời gian nhất.
C . Tất nhiên là đọc sách.	
D . Đọc sách.	
Câu 2: Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn ?
 	A. Ai cũng phải học đi đôi với hành	B. Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành.	
 	C. Học đi đôi với hành	D. Rất nhiều người học đi đôi với hành.	
Câu 3: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt ?
A. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.	
B. Lan được đi tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều.
C. Hoa sim.	
D. Mưa rất to.
 Câu 4: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt ?
A . Giờ ra chơi. 	B . Tiếng suối chảy róc rách.
C . Cánh đồng làng. 	D . Câu chuyện của bà tôi.
Câu 5: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào ?
A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị. 	
B. Theo vị trí của chúng trong câu.
C. Theo thành phần chính mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau.	 	
D. Theo mục đích nói của câu.
Câu 6: Dòng nào là trạng ngữ trong câu  « Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào ». ( Nam Cao)
A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai.	B. Khi ấy
C. Đầu nó còn để hai trái đào	D. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào
Câu 7: Trạng ngữ   « Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy » trong câu « Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ trong phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, đồi bại đương thời. » biểu thị điều gì ?
A . Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu.
B . Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu.
C . Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.
D . Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.
Câu 8: Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích gì ?
A . Làm cho câu văn ngắn gọn.
B . Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định.
C . Làm cho nòng cốt câu chặt chẽ hơn.
D . Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn.
Câu 9: Bộ phận  « Về phương diện này » trong câu «  Về phương diện này, Tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt » làm thành phần gì ?
A .Chủ ngữ.	B .Vị ngữ.	C . Bổ ngữ.	D . Trạng ngữ.
Câu 10: Trong câu  « Hồ chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được » bộ phận trạng ngữ « vì muốn quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được » có thể đứng ở vị trí nào ?
A . Chỉ đứng ở cuối câu.	B . Có thể đứng ở đầu câu.
C . Có thể đứng ở giữa câu.	D . Có thể đứng ở cuối hoặc đầu câu.
Câu 11: Điền một từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: “Trong.ta thường gặp nhiều câu rút gọn.”
A . Văn vần ( thơ, ca dao ) 	B. Truyện cổ tích
 	C. Truyện ngắn	 	D. Văn xuôi
Câu 12: Câu đặc biệt cấu tạo thế nào?
 	A. Là câu cấu tạo theo mô hình CV- VN	B. Là câu chỉ có chủ ngữ 
C. Là câu không cấu tạo theo mô hình CN- VN	D. Là câu chỉ có vị ngữ
II- TỰ LUẬN: ( 7 điểm)
Câu 1: Tìm câu rút gọn ( 2đ)
Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng []
b) - Thằng Thành con Thủy đâu ?
Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy.
- Đem chia đồ chơi ra đi ! – Mẹ tôi ra lệnh.
Câu 2: Câu rút gọn thường lược bỏ một số thành phần câu nhằm những mục đích gì ? ( 2 đ)
Câu 3: Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa câu đặc biệt và câu rút gọn. (3đ)
	GVBM
	Lâm Quốc Hồ

File đính kèm:

  • docKIỂM TRA TIẾNG VIỆT TUẦN 22.doc