Đề kiểm tra 1 tiết - Môn Sinh lớp 7

2. Trùng Roi giống thực vật ở điểm nào?

A. Có hình thức sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể

B. Có khả năng hô hấp, dinh dưỡng và sinh sản

C. Có khả năng sống thành tập đoàn

D. Cơ thể có chứa chất diệp lục dó đó có thể tự dưỡng

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết - Môn Sinh lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - MÔN SINH - LỚP 7
A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
Các chủ đề chính
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương I
Động vật 
nguyên sinh
- Trùng sốt rét truyền vào máu người qua động vật nào?
- Trùng Roi giống thực vật ở điểm nào?
- Trình bày đặc điểm chung và vai trò của động vật nguyên sinh
Số câu:
Số điểm:
%
1
0,5
5%
1
0,5
5%
1
2
20%
3
3đ
30%
Chương II
Ngành ruột khoang
- Nhận biết về di chuyển của thủy tức
- Nhận biết về lối sống di chuyển của ngành ruột khoang.
- Sự khác nhau của Thủy tức và San hô trong sinh sản vô tính mọc chồi.
Số câu:
Số điểm:
%
1
0,5
5%
1
0,5
5%
1
2
20%
3
3đ
30%
Chương III
Các ngành giun
- Hình thức di chuyển của giun đất
- Vòng đời của giun đũa. Biện pháp phòng chống giun sán kí sinh ở người.
Số câu:
Số điểm:
%
1
1
10%
1
3
30%
2
4
40%
Tổng
4
2đ
20%
2
1đ
10%
2
5đ
50%
1
5
20%
8
10
100%
B. ĐỀ:
A/ Phần trắc nghiệm: (3đ) 
I. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng (2đ)
1. Trong các dại diện sau của ngành ruột khoang, đại diện nào có lối sống di chuyển tự do?
A. San hô	B. Sứa	C. Hải quỳ	D. San hô và hải quỳ
2. Trùng Roi giống thực vật ở điểm nào?
A. Có hình thức sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể
B. Có khả năng hô hấp, dinh dưỡng và sinh sản
C. Có khả năng sống thành tập đoàn
D. Cơ thể có chứa chất diệp lục dó đó có thể tự dưỡng
3. Thủy tức di chuyển bằng cách nào?
A. Roi bơi. 	B. Kiểu lộn đầu và roi bơi.
C. Kiểu sâu đo và kiểu lộn đầu	D. Kiểu sâu đo và roi bơi. 
4. Trùng sốt rét truyền vào máu người qua động vật nào?
A. Muỗi Anôphen 	B. Bọ chó	C. Bọ chét 	D. Ruồi
II. Đánh số vào ô trống ở đầu câu cho đúng thứ tự di chuyển của giun đất (1đ):
Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi
Giun chuẩn bị bò
Thu mình làm phồng đoạn đầu thun đoạn đuôi
 	 Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước
B. Phần tự luận: (7đ)
Câu 1: Trình bày đặc điểm chung và vai trò của động vật nguyên sinh trong tự nhiên và đời sống con người. (2 điểm) 
Câu 2: Sự khác nhau của Thủy tức và San hô trong sinh sản vô tính mọc chồi? (2 điểm) 
Câu 3: Trình bày vòng đời của giun đũa. Nêu các biện pháp phòng chống giun sán kí sinh ở người? (3 điểm)
C. HƯỚNG DẪN CHẤM:
A/ Phần trắc nghiệm: (3đ) 
I. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng (Mỗi câu 0.5đ)
	1 – B ; 2 – D ; 3 – C ; 4 - A
II. Đánh số vào ô trống ở đầu câu cho đúng thứ tự di chuyển của giun đất (1đ, sai mỗi ô trừ 0,25đ):
4-2	Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi
 1	Giun chuẩn bị bò
2-4	Thu mình làm phồng đoạn đầu thun đoạn đuôi
 3	Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước
B. Phần tự luận: (7đ)
Câu 1: (2đ) - Đặc điểm chung động vật nguyên sinh: (0,75đ: đúng mỗi ý 0,25đ)
+ Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống.
+ Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng.
+ Sinh sản vô tính và hữu tính.
Lợi ích: - Trong tự nhiên: (0,5đ: đúng mỗi ý 0,25đ)
+ Làm sạch môi trường nước.
+ Làm thức ăn cho động vật nước: giáp xác nhỏ, cá biển.
- Đối với con người: (0,5đ: đúng mỗi ý 0,25đ)
+ Giúp xác định tuổi địa tầng, tìm mỏ dầu.
+ Nguyên liệu chế giấy.
Tác hại: - Gây bệnh cho động vật (0,25đ)
- Gây bệnh cho người (0,25đ)
Câu 2: (2đ) Sự khác nhau của Thủy tức và San hô trong sinh sản vô tính mọc chồi:
	Thủy tức: Khi đầy đủ thức ăn, thủy tức thường sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi. Chồi con khi tự kiếm được thức ăm, tách khỏi cơ thể mẹ để sống đọc lập. (1đ)
	San hô: Khi sinh sản mọc chồi, cơ thể con không tách rời ra mà dính với cơ thể mẹ, tạo nên tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau. (1đ)
Câu 3: (3đ)
- Trình bày vòng đời của giun đũa. (1đ)
Giun đũa (trong ruột người) " đẻ trứng " ấu trùng " thức ăn sống " ruột non (ấu trùng) " máu, tim, gan, phổi " giun đũa (ruột người)
- Nêu các biện pháp phòng chống giun sán kí sinh ở người (2đ)
 	+ Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân khi ăn uống.
+ Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
+ Phải ăn uống vệ sinh: thức ăn nấu chín, uống nước sôi để nguội.
+ Ngay cả tắm rửa cũng cần chọn chỗ nước sạch.
+ Không đi chân đất, để tránh mắc bệnh sán lá máu.
+ Tiêu diệt ruồi nhặng, không vứt rác bừa bãi, không tưới phân tươi cho rau.
+ Tránh để chất thải của trâu bò rơi vào nguồn nước.
+ Không sử dụng các loại cây thủy sinh sống.
+ Giáo dục trẻ bỏ thói quen mút tay.
+ Kiểm nghiệm thực phẩm và cấm buôn bán các loại thịt trâu, bò, lợn,bị nhiễm bệnh.
+ Tẩy giun định kì.
+ Cách li điều trị kịp thời với các trường hợp nhiễm sán.

File đính kèm:

  • docDe kiem tra 1 tiet mon Sinh hoc 7 tiet 18.doc
Giáo án liên quan