Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học 7 - Tuần 27, Tiết 55 - Trường THCS Tam Thanh

Câu 1: (2.5 điểm)

 Nêu đặc điểm chung của lớp Thú. Kể một số dịch bệnh liên quan đến Thú mà em biết.

Câu 2: (2 điểm)

 Hệ tuần hoàn và hệ hô hấp của ếch có gì khác so với thằn lằn?

Câu 3: (1.5 điểm)

 a) Dựa vào hình sự phát triển có biến thái ở ếch hãy viết sơ đồ vòng đời phát triển.

 b) Vì sao ếch chỉ sống được ở những nơi ẩm ướt, gần bờ nước và thường bắt mồi về ban đêm?

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học 7 - Tuần 27, Tiết 55 - Trường THCS Tam Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH 	 KIỂM TRA 1 TIẾT 
HỌ VÀ TÊN:. 	 MÔN: SINH HỌC 7
Điểm
LỚP: 7	 	 TUẦN: 28 - TIẾT: 55
ĐỀ: 1
A. Trắc nghiệm: (4 điểm)
 I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm)
Câu 1: Ếch sinh sản:
 a. Thụ tinh trong và đẻ con. b. Thụ tinh ngoài và đẻ trứng.
 c. Thụ tinh trong và đẻ trứng. d. Thụ tinh trong.
Câu 2: Ở chim bồ câu mái chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển có tác dụng:
 a. Giảm trọng lượng cơ thể. b. Vì chim đẻ số lượng trứng ít.
 c. Vì khả năng thụ tinh cao. d. Vì chim có tập tính nuôi con.
Câu 3: Cá voi được xếp vào lớp Thú vì:
 a. Sống ở nước. b. Có tập tính ăn bằng cách lọc mồi.
 c. Có hiện tượng nuôi con bằng sữa mẹ. d. Chi trước biến đổi thành vây bơi.
Câu 4: Cơ thể thằn lằn được bao bọc bởi một lớp da khô, có vảy sừng bao bọc có tác dụng:
 a. Bảo vệ cơ thể. b. Giúp di chuyển dễ dàng trên cạn. 
 c. Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể. d. Giữ ấm cho cơ thể.
Câu 5: Ở thỏ, nơi tiêu hóa xenlulôzơ là:
 	a. Dạ dày b. Ruột non c. Ruột già d. Manh tràng 
Câu 6: Dạ dày tuyến ở chim có tác dụng:
 a. Chứa thức ăn. b. Làm mềm thức ăn. c. Tiết ra dịch vị. d. Tiết chất nhờn.
Câu 7: Ở thú bắt đầu xuất hiện  tham gia vào hô hấp:
 a. Cơ hoành. b. Cơ liên sườn. c. Phổi. d. Túi khí.
Câu 8: Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, máu ít pha trộn. Đây là đặc điểm của:
 a. Lưỡng cư b. Bò sát c. Chim d. Thú
II. Nối cột A với cột B sao cho phù hợp (1 điểm)
A
B
Trả lời
1. Thân hình thoi
2. Chi trước biến đổi thành cánh chim. Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau
3. Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng
4. Cổ dài khớp đầu với thân.
a. Làm đầu chim nhẹ. 
b. Phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông. 
c. Làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên một diện tích rộng.
d. Giữ nhiệt , làm cơ thể nhẹ
e. Giảm sức cản của không khí khi bay
f. Quạt gió, cản không khí khi hạ cánh. Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
1.........
2.........
3.........
4.........
1
3
4
2
Cấu tạo bộ não của chim bồ câu
III. Điền chú thích vào hình cấu tạo bộ não của chim bồ câu: (1 điểm) 
B. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2.5 điểm)
 Nêu đặc điểm chung của lớp Thú. Kể một số dịch bệnh liên quan đến Thú mà em biết.
Câu 2: (2 điểm)
 Hệ tuần hoàn và hệ hô hấp của ếch có gì khác so với thằn lằn? 
Câu 3: (1.5 điểm)
 a) Dựa vào hình sự phát triển có biến thái ở ếch hãy viết sơ đồ vòng đời phát triển. 
 b) Vì sao ếch chỉ sống được ở những nơi ẩm ướt, gần bờ nước và thường bắt mồi về ban đêm? 
 BÀI LÀM
...
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM SINH 7
Đề 1
A. Trắc nghiệm: (4 điểm)
I. Mỗi đáp án đúng 0.25 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
b
a
c
c
d
c
a
b
II. Mỗi ý nối đúng 0.25 đ
 1. e 2. f 3. a 4. b 
III. Mỗi ý đúng 0.25 đ 
 1. Não trước 2. Não giữa  3. Tiểu não 4. Hành tủy
B. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: 
 * Đặc điểm chung của lớp Thú: (Mỗi ý trả lời đúng 0.25 điểm)
 - Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất.
 - Có hiện tượng thai sinh
 - Nuôi con bằng sữa mẹ
 - Có lông mao bao phủ cơ thể. 
 - Bộ răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh, răng hàm.
 - Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.
 - Bộ não phát triển.
 - Là động vật hằng nhiệt.
 * Một số dịch bệnh liên quan đến Thú là: Lở mồm long móng, dịch tai xanh...(0.5 điểm)
Câu 2: Điểm khác nhau về hệ tuần hoàn, hô hấp: (Mỗi ý 0.25 điểm)
So sánh
Thằn lằn 
Ếch
Tuần hoàn 
- Tim 3 ngăn, xuất hiện vách ngăn hụt ở tâm thất.
- Máu đi nuôi cơ thể ít bị pha 
- Tim có 3 ngăn. 
- Máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
Hô hấp
- Hô hấp bằng phổi
- Phổi có nhiều vách ngăn
- Hô hấp bằng da và phổi
- Phổi đơn giản
Câu 3: a) Sự phát triển có biến thái của ếch đồng: (1 điểm) 
	Trứng → nòng nọc → ếch con → Ếch trưởng thành
b) Giải thích: Vì ếch hô hấp bằng da là chủ yếu, nếu da khô, cơ thể mất nước ếch sẽ chết. (0.5 điểm) 
ĐÁP ÁN ĐỀ 1 - SINH 7
 A. Trắc nghiệm: (4 đ)
 I. Khoanh tròn.....(mỗi câu trả lời đúng 0.25đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Trả lời
a
c
b
c
b
a
d
d
 II. .
 III. Điền vào chỗ trống.....(mỗi câu trả lời đúng 0.25đ)
 B. Tự luận:(6 đ)
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT 
HỌ VÀ TÊN:.............................. MÔN: SINH HỌC 7
Điểm
LỚP: 7................	TUẦN 28 – TIẾT 55
 ĐỀ 2:
 A. Trắc nghiệm: (4 điểm)
 I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm ). 
Câu 1: Ếch thực hiện được cử động hô hấp là nhờ vào:
 a. Sự nâng, hạ của thềm miệng. b. Phổi nâng lên.
 c. Sự nâng, hạ lồng ngực. d. Phổi xẹp xuống.
Câu 2: Đẻ trứng có vỏ đá vôi, ấp trứng và nuôi con bằng sữa diều là đặc điểm của lớp:
 a. Lưỡng cư 	b. Bò sát 	c. Chim 	d. Thú.
Câu 3: Trong các động vật sau động vật nào có hiện tượng đẻ con?
 a. Gà. 	 b. Rắn. 	 c. Ễnh ương. 	 d. Mèo.
Câu 4: Tốc độ tiêu hóa của chim bồ câu cao hơn bò sát là nhờ xuất hiện:
 a. Diều.	 b. Dạ dày cơ (mề). 	 c. Ruột thẳng. 	d. Manh tràng.
Câu 5: Ở thỏ, nơi tiêu hóa xenlulôzơ là:
 	a. Dạ dày b. Ruột non c. Ruột già d. Manh tràng 
Câu 6: Cấu tạo của thằn lằn bóng khác với ếch đồng là:
 a. Mắt có mí cử động. b. Tai có màng nhĩ.
 c. Da khô có vảy sừng bao bọc. d. Bốn chi đều có ngón. 
Câu 7: Thú móng guốc được xếp vào bộ guốc chẵn là:
Lợn, voi. b. Bò, ngựa. c. Hươu, tê giác. d. Lợn, bò.
Câu 8: Tim 3 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn, máu pha đi nuôi cơ thể. Đây là đặc điểm của:
 a. Lưỡng cư b. Bò sát c. Chim d. Thú
B.Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
 Nêu đặc điểm chung của lớp Thú. Lớp Thú có ích gì trong tự nhiên và đời sống con người? 
Câu 2: (2 điểm)	
 Hệ bài tiết và hệ hô hấp của chim bồ câu có gì giống và khác so với thỏ? 
Câu 3: (2 điểm)

File đính kèm:

  • docDE_KT_1T_HKIIS71516NHI.doc