Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ Văn 8 - Tuần 29, Tiết 113 - Trường THCS Tam Thanh

Câu 5: Bài thơ Đi đường thể hiện tinh thần gì của Bác Hồ?

 a. Tinh thần gan dạ, dũng cảm, chiến đấu anh dũng vì sự nghiệp cách mạng.

 b. Yêu thiên nhiên, mong muốn được sống giữa thiên nhiên.

 c. Tinh thần kiên trì, vượt qua mọi khó khăn thử thách và thái độ lạc quan.

 d. Tinh thần yêu đời, yêu cuộc sống.

Câu 6: Câu nào dưới đây thể hiện rõ mục đích trong việc dời đô của vua Lý Thái Tổ ?

a. Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu.

b. Trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi.

c. Khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi.

d. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.

Câu 7: Trong đoạn cuối của bài Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn yêu cầu tướng sĩ thực hiện điều gì?

 a. Không nên thờ ơ trước cảnh đất nước bị quân Nguyên xâm lược.

b.Tích cực rèn luyện võ nghệ, học tập binh thư, và sẵn sàng ra trận chống quân thù.

c. Phải từ bỏ những thú ăn chơi hưởng lạc tầm thường trong lúc đất nước bị xâm lăng.

d. Phải đoàn kết với nhau trong sứ mệnh bảo vệ đất nước.

Câu 8: Bài Đi bộ ngao du của Ru-xô có mấy luận điểm?

 a. Hai luận điểm.

b. Ba luận điểm.

c. Bốn luận điểm.

d. Năm luận điểm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 811 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ Văn 8 - Tuần 29, Tiết 113 - Trường THCS Tam Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH 	 	 KIỂM TRA 1 TIẾT
HỌ VÀ TÊN: 	 MÔN: NGỮ VĂN 8
LỚP: 	 TUẦN: 29 - TIẾT: 113 
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA THẦY, CÔ GIÁO
Đề 1:
Trắc nghiệm: ( 4 điểm )
 Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau. (2 điểm)
Câu 1: Qua bài thơ Nhớ rừng, Thế Lữ đã kín đáo thể hiện nỗi niềm tâm sự nào?
 a. Căm phẫn vườn bách thú đã giam hãm con hổ.
 b. Chán ghét những cảnh giả tạo, tầm thường trong vườn bách thú.
 c. Lòng yêu nước kín đáo và khát vọng tự do.
 d. Muốn được giải phóng, để trở về với rừng xanh.
Câu 2: Những bài thơ của Tế Hanh thường viết về:
 a. Tình yêu thiên nhiên sâu sắc và niềm hạnh phúc vô bờ khi được sống giữa thiên nhiên.
 b. Thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết đối với quê hương miền Nam .
 c. Tình yêu quê hương miền Bắc và sự gắn bó của tác giả đối với mảnh đất này.
 d. Ca ngợi cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc và quyết tâm đánh thắng kẻ thù.
Câu 3: Nhận xét nào sau đây đúng với tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bốn câu cuối của bài thơ Khi con tu hú?
 a. Ngột ngạt, uất ức, khao khát tự do.	 
 b. Buồn bực vì tiếng chim tu hú kêu.
 c. Muốn vượt ngục để trở về với gia đình.
 d. Nhớ mong da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.
Câu 4: Bài thơ Tức cảnh Pác Bó được viết với giọng điệu như thế nào?
 a. Giọng điệu buồn thảm, thê lương.
 b. Giọng điệu nhẹ nhàng, bình thản.
 c. Giọng điệu bi hùng, ai oán.
 d. Giọng điệu thoải mái pha chút đùa vui, hóm hỉnh.
Câu 5: Bài thơ Đi đường thể hiện tinh thần gì của Bác Hồ?
 a. Tinh thần gan dạ, dũng cảm, chiến đấu anh dũng vì sự nghiệp cách mạng.
 b. Yêu thiên nhiên, mong muốn được sống giữa thiên nhiên.
 c. Tinh thần kiên trì, vượt qua mọi khó khăn thử thách và thái độ lạc quan.
 d. Tinh thần yêu đời, yêu cuộc sống. 
Câu 6: Câu nào dưới đây thể hiện rõ mục đích trong việc dời đô của vua Lý Thái Tổ ?
a. Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu.
b. Trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi.
c. Khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi.
d. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
Câu 7: Trong đoạn cuối của bài Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn yêu cầu tướng sĩ thực hiện điều gì?
 a. Không nên thờ ơ trước cảnh đất nước bị quân Nguyên xâm lược.
b.Tích cực rèn luyện võ nghệ, học tập binh thư, và sẵn sàng ra trận chống quân thù.
c. Phải từ bỏ những thú ăn chơi hưởng lạc tầm thường trong lúc đất nước bị xâm lăng.
d. Phải đoàn kết với nhau trong sứ mệnh bảo vệ đất nước. 
Câu 8: Bài Đi bộ ngao du của Ru-xô có mấy luận điểm? 
 a. Hai luận điểm.
b. Ba luận điểm.
c. Bốn luận điểm.
d. Năm luận điểm.
II. Điền vào chỗ trống: (2 điểm)
Câu 1 : Khung cảnh mùa hè trong bài thơ Khi con tu hú được khắc họa như thế nào ? (0,5 điểm)
Câu 2 : Chép lại những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của người dân chài trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh. 
(0,5 điểm)
........................................................
Câu 3 : Thái độ của chính quyền thực dân đối với nhân dân các xứ thuộc địa trước và sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào trong văn bản Thuế máu ? (1 điểm)
B. Tự luận: ( 6 điểm )
Câu 1: Qua bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ, nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp và nỗi niềm của con hổ. ( 3 điểm )
Câu 2: Theo tác giả Nguyễn Thiếp, mục đích chân chính của việc học là gì? Liên hệ thực tế bản thân em.
 ( 2 điểm )
Câu 3: Hịch, cáo, chiếu giống nhau ở điểm nào? (1 điểm)
....
ĐÁP ÁN:p
Trắc nghiệm: ( 4 điểm )
I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau. (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
1c, 2b, 3a, 4d, 5c, 6a, 7b, 8b
 II. Điền vào chỗ trống: (2 điểm)
Câu 1 : Rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngập tràn hương vị. (0,5 điểm)
Câu 2 : Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
 Cả thân hình nồng thở vị xa xăm? (0,5 điểm)
Câu 3 : (1 điểm)
 - Trước chiến tranh thì miệt thị, đối xử với họ như súc vật.
 - Khi chiến tranh nổ ra thì tâng bốc, vỗ về.
 B. Tự luận: ( 6 điểm )
 Câu 1: ( 3 điểm )
	- Cảm nhận : 
	+ Vẻ đẹp của con hổmang dáng dấp đế vương trong chốn giang sơn hùng vĩ. (1,5 điểm)
	+ Sự tiếc nuối quá khứ huy hoàng, uất ức, căm hờn, khao khát tự do. (1,5 điểm)
 Câu 2: ( 2 điểm )
- Mục đích : Học để trở thành người có đạo đức, có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước.
	- Bản thân em : Học để rèn đức, luyện tài. Học để biết phải trái, đúng sai, học để có kiến thức mà trở thành người có ích cho xã hội.
 Câu 3: ( 1 điểm )
	- Đều được vua chúa, thủ lĩnh các phong trào sử dụng.
	- Đều là thể văn nghị luận cổ nên có lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục. 

File đính kèm:

  • docNGU_VAN_8_TUAN_29_TIET_113_LOAN.doc