Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học Lớp 8

Câu 8. Cho những oxit sau: Cao, SO2, Fe2O3, MgO, Na2O, N2O5, CO2, P2O5.

 Dãy oxit nào vừa tác dụng được với nước, vừa tác dụng đựơc với kiềm:

 A. CaO, SO2, Fe2O3, N2O5 B. SO2, N2O5, CO2, P2O5

 C. SO2, MgO, Na2O, N2O5 D. CO2, CaO, Fe2O3, MgO, P2O5

Câu 9. Cho các oxit có công thức hoá học sau: CO2, CO, Mn2O7, P2O5, NO2, N2O5, CaO, Al2O3.

 Dãy nào sau đây là dãy các oxit axit:

A. CO, CO2, MnO2, Al2O3, P2O5 B. CO2, Mn2O7, SiO2, P2O5, NO2, N2O5

C. CO2, Mn2O7, SiO2, NO2, MnO2, CaO D. SiO2, Mn2O7, P2O5, N2O5, CaO

Câu 10. Những nhận xét nào sau đây đúng:

1) Không khí là một hỗn hợp chứa nhiều khí O, N, H.

2) Sự cháy là sự oxi hoá chậm có toả nhiệt và phát sáng

3) Thể tích mol của chất khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất có thể tích 22,4 lít

4) Khi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, cùng một số mol bất kỳ chất khí nào cũng chiếm những thể tích bằng nhau

5) Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất đó. ở đkc, thể tích mol của các chất khí đều bằng 22,4 lít

6) Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng

7) Không khí là một hỗn hợp nhiều chất khí gồm N2, O2, CO2.

8) Muốn dập tắt sự cháy phải thực hiện biện pháp hạ t0 của chất cháy xuống dưới t0 cháy.

 A. 2, 4, 5, 6 B. 2, 3, 4, 6, 7 C. 4, 5, 6, 7 D. 4, 5, 6, 8

 

doc5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 802 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học Lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA 1 TIẾT– HÓA HỌC 8
ĐỀ 1:
I) Trắc nghiệm: 
Câu 1. Đốt cháy lưu huỳnh trong bình chứa 7 lít khí oxi. Sau phản ứng người ta thu được 4,48 lít khí sunfurơ. Biết các khí ở đkc. Khối lượng lưu huỳnh đã cháy là:
 A. 6,5 g B. 6,8 g C. 7g D. 6.4 g
Câu 2. Khi thổi không khí vào nước nguyên chất, dung dịch thu được hơi có tính axit. Khí nào sau đây gây nên tính axit đó?
 A. Cacbon đioxit B. Hiđro C. Nitơ D. Oxi
Câu 3. Đốt cháy 6,2 g photpho trong bình chứa 6,72 lít khí oxi (đkc) tạo thành điphotpho pentaoxit.
 a) Chất nào còn dư, chất nào thiếu?
 A. Photpho còn dư, oxi thiếu B. Photpho còn thiếu, oxi dư
 C. Cả hai chất vừa đủ D. Tất cả đều sai
 b) Khối lượng chất tạo thành là bao nhiêu?
 A. 15,4 g B. 14,2 g C. 16 g D. Tất cả đều sai
Câu 4. Cho các oxit có công thức hoá học sau:
 1) SO2 ; 2) NO2 ; 3) Al2O3 ; 4) CO2 ; 5) N2O5 ; 6) Fe2O3 ; 7) CuO ; 8) P2O5 ; 9) CaO ; 10) SO3
 a) Những chất nào thuộc loại oxit axit?
 A. 1, 2, 3, 4, 8, 10 B. 1, 2, 4, 5, 8, 10 C. 1, 2, 4, 5, 7, 10 D. 2, 3, 6, 8, 9, 10
 b) Những chất nào thuộc loại oxit bazơ?
 A. 3, 6, 7, 9, 10 B. 3, 4, 5, 7, 9 C. 3, 6, 7, 9 D. Tất cả đều sai
Câu 5. Cho những oxit sau: SO2, K2O, Li2O, CaO, MgO, CO, NO, N2O5, P2O5. 
 Những oxit vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với axit là:
 A. SO2, Li2O, CaO, MgO, NO B. Li2O, CaO, K2O
 C. Li2O, N2O5, NO, CO, MgO D. K2O, Li2O, SO2, P2O5
Câu 6. Trong các oxit sau đây: SO3, CuO, Na2O, CaO, CO2, Al2O3. Dãy oxit nào tác dụng được với nước?
A. SO3, CuO, Na2O 	 	B. SO3, Na2O, CO2, CaO 
C. SO3, Al2O3, Na2O 	D. Tất cả đều sai
Câu 7. Có một số công thức hoá học được viết thành dãy như sau, dãy nào không có công thức sai?
CO, O3, Ca2O, Cu2O, Hg2O, NO 2) CO2, N2O5, CuO, Na2O, Cr2O3, Al2O3
3) N2O5, NO, P2O5, Fe2O3, Ag2O, K2O 4) MgO, PbO, FeO, SO2, SO4, N2O
5) ZnO, Fe3O4, NO2, SO3, H2O2, Li2O
 A. 1, 2 B. 2, 3, 4 C. 2, 3, 5 D. 1, 3, 5
Câu 8. Cho những oxit sau: Cao, SO2, Fe2O3, MgO, Na2O, N2O5, CO2, P2O5.
 Dãy oxit nào vừa tác dụng được với nước, vừa tác dụng đựơc với kiềm:
 A. CaO, SO2, Fe2O3, N2O5 B. SO2, N2O5, CO2, P2O5
 C. SO2, MgO, Na2O, N2O5 D. CO2, CaO, Fe2O3, MgO, P2O5
Câu 9. Cho các oxit có công thức hoá học sau: CO2, CO, Mn2O7, P2O5, NO2, N2O5, CaO, Al2O3. 
 Dãy nào sau đây là dãy các oxit axit:
CO, CO2, MnO2, Al2O3, P2O5 B. CO2, Mn2O7, SiO2, P2O5, NO2, N2O5
C. CO2, Mn2O7, SiO2, NO2, MnO2, CaO D. SiO2, Mn2O7, P2O5, N2O5, CaO
Câu 10. Những nhận xét nào sau đây đúng:
Không khí là một hỗn hợp chứa nhiều khí O, N, H....
Sự cháy là sự oxi hoá chậm có toả nhiệt và phát sáng
Thể tích mol của chất khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất có thể tích 22,4 lít
Khi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, cùng một số mol bất kỳ chất khí nào cũng chiếm những thể tích bằng nhau
5) Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất đó. ở đkc, thể tích mol của các chất khí đều bằng 22,4 lít
6) Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng
7) Không khí là một hỗn hợp nhiều chất khí gồm N2, O2, CO2....
8) Muốn dập tắt sự cháy phải thực hiện biện pháp hạ t0 của chất cháy xuống dưới t0 cháy.
 A. 2, 4, 5, 6 B. 2, 3, 4, 6, 7 C. 4, 5, 6, 7 D. 4, 5, 6, 8
Câu 11. Mỗi giờ một người lớn tuổi hít vào trung bình 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi có trong không khí. Mỗi người trong một ngày đem cần trung bình một thể tích oxi là: (Giả sử các thể tích khí đo ở đkc và thể tích oxi chiếm 21% thể tích không khí)
 A. 0,82 m3 B. 0,91 m3 C. 0,95 m3 D. 0,84 m3
Câu 12. Hãy chỉ ra những phản ứng hoá học có xảy ra sự oxi hoá trong các phản ứng cho dưới đây:
 1) 4H2 + Fe3O4 -> 3Fe + 4H2O 2) Na2O + H2O -> NaOH
 3) 2H2 + O2 -> 2H2O 4) CO2 + 2Mg -> 2MgO + C
 5) SO3 + H2O -> H2SO4 6) Fe + O2 -> Fe3O4
 7) CaCO3 + 2HCl -> CaCl2 + CO2 + H2O
 A. 1, 2, 4, 6 B. 3, 6 C. 1, 3, 4 D. 3, 4, 5, 6
Câu 13: Cho những oxit sau: CaO, SO2, Fe2O3, MgO, Na2O, N2O5, CO2, P2O5.
 Dãy oxit nào tác dụng được với nước:
 A. CaO, SO2, Fe2O3, N2O5 B. SO2, N2O5, CO2, P2O5
 C. SO2, MgO, Na2O, N2O5 D. CO2, CaO, Fe2O3, MgO, P2O5
Câu 14. Trong các oxit sau đây: SO3, CuO, Na2O, CaO, CO2, Al2O3. Dãy oxit nào tác dụng được với nước?
 A. SO3, Na2O, CO2, CaO B. SO3, CuO, Na2O C. SO3, Al2O3, Na2O D. Tất cả đều sai
Câu 15. Đốt cháy 19,5g Zn trong khí Oxi thu được bao nhiêu gam kẽm oxit?
 A. 24 g	B. 24,3 g	C. 25 g	D. 24,5 g
II) Tự luận: 
Câu 1: Trong các oxit sau đây: SO3,CuO, Na2O, CaO, CO2, Al2O3, MgO Oxit nào tác dụng được với nước.
Câu 2: Hoàn thành các phản ứng hoá học và cho biết trong các phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào đã học.
1/ S + O2 - - - > SO2 
2/ CaO + CO2- - - > CaCO3
3/ CaCO3 - - - > CaO + CO2
4/ KMnO4 - - - > K2MnO4 + MnO2 + O2
5/ KClO3 - - - > KCl + O2
6/ P + O2 - - - > P2O5
Câu 3: Viết phương trình hoá học biểu diễn các biến hoá sau và cho biết mỗi phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào?
a/ Na Na2O NaOH	
b/ P P2O5 H3PO4 
Câu 4: Tìm nguyên tố X có hóa trị III, trong hợp chất oxit có tỉ lệ khối lượng với Oxi là 4,5 : 4.
Câu 5: Đốt cháy 6,2g Photpho trong bình chứa 6,72lít (đktc) khí oxi tạo thành điphotpho pentaoxit (P2O5). Tính khối lượng P2O5 tạo thành.
ĐỀ 2:
I/ Trắc nghiệm:
Câu 1: Oxit là hợp chất của oxi với:
	A. Một nguyên tố phi kim	B. Một nguyên tố kim loại
	C. Một nguyên tố hóa học khác	D. Nhiều nguyên tố hóa học khác
Câu 2: Chất nào không tác dụng được với oxi:
	A. Sắt	B. Lưu huỳnh	C. Phốt pho	D. Vàng
Câu 3: Thành phần không khí gồm:
	A. 21% N2; 78% O2; 1% khí khác	B. 78% N2; 21% O2; 1% khí khác
	C. 1% O2; 21%N2; 1% khí khác	D. 100% O2
Câu 4: Trong công nghiệp, khí oxi được điều chế từ nguyên liệu nào?
	A. KMnO4 hoặc KClO3	B. KMnO4 hoặc KNO3
	C. Không khí hoặc nước	D. Không khí hoặc KMnO4
Câu 5: Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng được gọi là:
	A. Sự cháy	B. Sự oxi hóa chậm
	C. Sự tự bốc cháy	D. Sự tỏa nhiệt
Câu 6: Người ta thu được khí oxi vào ống nghiệm đặt thẳng đứng bằng cách đẩy không khí là vì:
	A. Oxi nặng hơn không khí 	B. Oxi nhẹ hơn không khí
	C. Oxi tan ít trong nước 	D. Oxi không tác dụng với nước
II/ Tự luận: 
Câu 1: Định nghĩa phản ứng phân hủy vả phản ứng hóa hợp? Cho ví dụ?
Câu 2: Phân loại và đọc tên các oxit sau: CuO; Na2O; P2O3; Mn2O7 .
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn Photpho trong bình chứa 1,12 lit oxi (đktc) thu được hơp chất có công thức P2O5.
Viết phương trình hóa học? 
Tính khối lượng sản phẩm thu được?
Tính khối lượng Kali pemanganat KMnO4 cần dùng để điều chế được lượng oxi dùng cho phản ứng trên?	 
( Cho: P= 31; O= 16; K= 39; Mn= 55)
ĐỀ 3:
I.TRẮC NGHIỆM
1. Người ta thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước là do khí oxi có tính chất sau 
A. Nặng hơn không khí 	B Tan nhiều trong nước	C. Ít tan trong nước 	D. Khó hóa lỏng
2. Điều khẳng định nào sau đây là đúng, không khí là
A. Một hợp chất B. Một hỗn hợp C. Một đơn chất D. Một chất.
3. Phản ứng hóa học có xảy ra sự oxi hoá là:
A. S + O2 SO2	C. Na2O + H2O 2NaOH	
B. CaCO3 CaO + CO2 	D. Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl
4. Nhóm công thức nào sau đây biểu diễn toàn Oxit
A. CuO, CaCO3, SO3 	B. FeO; KCl, P2O5	C. N2O5 ; Al2O3 ; SiO2 , HNO3 	D. CO2 ; SO2; MgO
5. Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là
A. KClO3 và KMnO4 .	B. KMnO4 và H2O. 
C. KClO3 và CaCO3 	D. KMnO4 và không khí.
6. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hóa hợp?
A. CuO + H2 Cu + H2O 	B. CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O. 
C. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 	D. CaO + H2O Ca(OH)2 
7. Phản ứng phân hủy là
 A. 2KClO3 2KCl + 3O2 	B. CaO + H2O Ca(OH)2
 C. 2Fe + 3Cl2	 2FeCl3 	 	D. C + 2MgO 2Mg + CO2
8. Sự cháy là
	A. Sự oxy hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
	B. Sự oxy hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
	C. Sự oxy hóa nhưng không phát sáng
	D. Sự oxy hóa nhưng không tỏa nhiệt.
9.Trong các câu sau câu nào cho gồm toàn các hợp chất oxit bazơ ?
A.CaO ; H2O; ZnO ; 	B. CO2 ;CuO; N2O5 	
C . HgO; Na2O;CuO;	D. PbO; Na2O;SO2
10. Trong các câu sau câu nào cho gồm toàn các hợp chất oxit axit ?
A. SO2; P2O5;CO2 	 	B. SO2; P2O5;FeO 
C. CuO; SO3;NO	D. CaO; NO2; Na2O
11. Trong phòng thí nghiệm, khi đốt cháy sắt ở nhiệt độ cao thu được 2,32g oxit sắt từ (Fe3O4). Khối lượng oxi cần dùng là
A. 0,32g	B. 0,96g	C. 0,64g	D. 0,74g
12. Chất khí chiếm chủ yếu trong thành phần hóa học của không khí là:
A. N2 ; O2	B. CO2 ; O2	C. SO2 ; CO	D. O2 ; Ne
II.TỰ LUẬN 
Câu 1: Đọc tên các oxit sau:
a) Al2O3 ........................................ c) SO3 ........................................ 
b) P2O5 ........................................ d) Fe2O3 ........................................ 
 e) CO ........................................ f). N2O5 .....................................
Câu 2: Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau :
a) P + O2 ---> P2O5 	b) KClO3 ---> KCl + O2.
c) Al + Cl2 ---> AlCl3	d) C2H4 + O2 ---> CO2 + H2O
e) Fe + O2 ---> Fe3O4
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 25,2 g sắt trong bình chứa khí O2.
a. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính thể tích khí O2 (ở đktc) đã tham gia phản ứng trên.
c. Tính khối lượng KClO3 cần dùng để khi phân huỷ thì thu được một thể tích khí O2 (ở đktc) bằng với thể tích khí O2 đã sử dụng ở phản ứng trên. 
(Cho Fe = 56; K = 39; O = 16; Cl = 35,5).
ĐỀ 4:
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Người ta thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước là do khí oxi có tính chất sau :
A. Nặng hơn không khí 	B. Tan nhiều trong nước	C. Ít tan trong nước 	D. Khó hóa lỏng
Câu 2: Hợp chất A có thành phần % về khối lượng của các nguyên tố là 40% S và 60% O. Vậy hợp chất A có CTHH là:	A. SO 	B. SO2 	C. SO3 	D. Không tìm được
Câu 3: Chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là:
A. Kali clorua B. H2O. 	C. Thuốc tím D. Không khí.
Câu 4: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hóa hợp.
A. CuO + CO → Cu + CO2 	B. SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O 
C. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 	D. Na2O + H2O → 2NaOH 
Câu 5: Oxit nào dưới đây giàu sắt nhất.A. Oxit sắt từ 	B. Sắt (III) oxit C. Sắt (II) oxit D. Nhôm oxit
Câu 6: Đốt cháy 6,4 gam Photpho trong bình chứa 10 gam khí oxi.Sau phản ứng có chất nào còn dư ?
A. P dư 	B. Hai chất vừa hết 	C.O2 dư 	D. Không xác đinh được
Câu 7: Phản ứng hoá học có xảy ra sự oxi hoá là:
A. 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O 	B. K2O + H2O → 2KOH
C. 2 Cu + O2 → 2 CuO 	D. AgNO3 + HCl → HNO3 + AgCl
Câu 8: Dãy chất đều là oxit axit là: 
A.CaO, Fe3O4 , K2O, HgO, H2O C. SO2 , CuO, Al2O3, PbO2, H2O 
B. K2O, MgO, ZnO, Fe3O4, CaO D. N2O5, CO2, SO3, P2O5, SiO2.
Câu 9: Dãy các chất đều là oxit bazơ là: 
A. CaO, FeO, CuO, SO2, MgO C. ZnO, CuO, BaO, NO, MnO2
B. CuO, Na2O, MgO, Fe3O4, BaO D. Cả 3 dãy A, B, C
Câu 10: Oxi hóa hoàn toàn một thanh nhôm. Sau phản ứng thấy khối lượng thanh nhôm tăng lên 9,6 gam. Thể tích không khí dùng (đktc) là :	A. 6,72 lít B. 33,6 lít C. 2,24 lít D. 67,2 lít
II. PHẦNTỰ LUẬN
Câu 1: Gọi tên các oxit sau đây và cho biết đó là oxit axit hay oxit bazo ?
CTHH 	Tên gọi 	Phân loại oxit
Fe2O3 
NO 
P2O3 
MnO2
Câu 2: Viết những PTHH biểu diễn sự oxi hóa của các chất sau : S, Na , C2H6O, Al.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 2,52 gam sắt trong bình chứa khí O2.
a. Tính thể tích khí O2 (ở đktc) đã tham gia phản ứng trên.
b. Tính khối lượng KClO3 cần dùng để khi phân huỷ thu được thể tích khí O2 (đktc) bằng với thể tích khí O2 đã sử dụng ở phản ứng trên.
c. Nếu đốt hoàn toàn 2,76 gam một kim loại X trong khí O2 thì cần dùng vừa đủ lượng oxi đã sử dụng ở phản ứng trên.Xác định tên kim loại X ?
Câu 4: Oxi hóa 5,4 gam nhôm sau phản ứng thu được 9 gam hỗn hợp chất rắn. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp rắn thu được.
Câu 5: Cho 21,6 gam hỗn hợp kim loại M và M2O3 nung ở nhiệt độ cao, rồi dẫn luồng khí CO dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kim loại và 6,72 lít khí CO2 (ở đktc)
a) Xác định kim loại M và oxit M2O3, gọi tên oxit đó (biết tỉ lệ số mol của M và M2O3 là 1:1)?
b) Tìm m?
Biết khi nung ở nhiệt độ cao rồi dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp kim loại và oxit trên chỉ có oxit phản ứng theo phương trình :	M2O3 + 3 CO → 2 M + 3 CO2

File đính kèm:

  • docON TAP 1 TIET HOA 8_12690388.doc
Giáo án liên quan