Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 lần 2 môn: Vật lí 11

Câu19. Phát biểu nào sau đây về mắt viễn là đúng?

A. Mắt viễn đeo kính phân kì để nhìn rõ được các vật ở gần.

B. Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở xa vô cực.

C. Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần.

D. Mắt viễn đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở vô cực.

Câu20. Chọn phát biểu sai khi nói về kính hiển vi:

A. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính có thể thay đổi được.

B. Vật kính có tiêu cự rất ngắn, thị kính có tiêu cực dài hơn.

C. Kính hiển vi dùng để quan sát các vật nhỏ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1743 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 lần 2 môn: Vật lí 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THPT Chuyên Bạc Liêu	 	 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2 – LẦN 2
	 	 Môn: Vật Lí 11A
Họ tên HS :..
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (8đ)
Câu1. Điều nào sau đây là đúng khi nói về mắt cận thị?
A. Điểm cực cận của mắt cận thị ở rất gần mắt.	
B. Mắt cận thị là mắt khi không điều tiết, tiêu điểm của mắt nằm sau võng mạc.
C. Mắt cận thị nhìn rõ được vật ở xa.
D. Khi ở điểm cực cận của mắt, mắt cận thị không cần điều tiết.
Câu2. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng thì
A. tăng dần góc tới thì góc khúc xạ cũng tăng.	B. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới.	
C. góc khúc xạ luôn bé hơn góc tới.	D. góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới.
Câu3. Khi ánh sáng đi từ nước có chiết suất n = 4/3 sang không khí, góc giới hạn phản xạ toàn phần là:
igh = 48035’ 	B. igh = 38026’ 	C. igh = 62044’ D. igh = 41048’ 
Câu4. Tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ sẽ cho tia ló
A. song song với trục chính.	B. qua tiêu điểm vật chính. 	
C. qua quang tâm. 	D. qua tiêu điểm ảnh chính.
Câu5. Tia sáng truyền từ trong không khí đến gặp mặt thoáng của một chất lỏng có chiết suất .
Hai tia khúc xạ và phản xạ vuông góc nhau. Góc tới là
A. 450	B. 500	 	C. 300	D. 600
Câu6. Với mỗi cặp môi trường trong suốt nhất định thì tỉ số giữa sin góc tới và sin góc khúc xạ
A. phụ thuộc vào góc tới.	 	B. phụ thuộc vào bản chất hai môi trường.
C. phụ thuộc vào môi trường chứa tia khúc xạ. 	D. phụ thuộc vào môi trường chứa tia tới.
Câu7. Đối với thấu kính phân kì, nhận xét nào sau đây nói về tính chất ảnh của vật là đúng.
A. Vật thật luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.	
B. Vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.	
C. Vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tùy vào vị trí đặt vật.	
D. Vật thật luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
Câu8. Thấu kính có độ tụ D = 2 dp là
A. thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 50cm.	B. thấu kính phân kì có tiêu cự f = -50cm.	
C. thấu kính phân kì có tiêu cự f = -2cm.	D. thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 2cm.
Câu9. Chọn câu trả lời sai
	Chiếu một chùm tia song song, đơn sắc từ không khí vào lăng kính thủy tinh,
A. chùm tia ló bị lệch về phía đáy của lăng kính.	B. chùm tia ló là chùm tia song song.	
C. chùm tia ló là chùm tia phân kì.	D. góc lệch của chùm tia phụ thuộc vào góc tới.
Câu10. Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng
A. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
B. ánh sáng bị phản xạ trở lại khi gặp bề mặt nhẵn.
C. ánh sáng bị đổi hướng đột ngột khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
D. cường độ sáng bị giảm khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Câu11. Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí vào môi trường chiết suất n, sao cho tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau, khi đó góc tới i được tính theo công thức:
A. sini = n.	B. tani = n. 	C. tani = 1/n.	D. sini = 1/n.
Câu12. Môi trường (1) có chiết suất và môi trường (2) có chiết suất là 2. Với i là góc tới ở bề mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt (1) và (2). Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi:
A. tia sáng truyền theo từ môi trường (2) sang môi trường (1) và i 450.	 	
B. tia sáng truyền theo từ môi trường (1) sang môi trường (2) và i 450.	
C. tia sáng vuông góc với mặt phân cách hai môi trường.	
D. tia sáng truyền theo từ môi trường (2) sang môi trường (1) và i 450.
Câu13. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về thấu kính mỏng.
A. Đối với thấu kính hội tụ, vật thật chỉ cho ảnh thật, nhỏ hơn vật và cùng chiều với vật.	
B. Đối với thấu kính hội tụ, vật thật chỉ cho ảnh thật, lớn hơn vật và ngược chiều với vật.	
C. Đối với thấu kính phân kì, vật thật chỉ cho ảnh thật, lớn hơn vật và ngược chiều với vật.	
D. Đối với thấu kính phân kì, vật thật chỉ cho ảnh ảo, nhỏ hơn vật và cùng chiều với vật.
Câu14. Với một tia sáng đơn sắc, chiết suất tuyệt đối của nước là n1, của thủy tinh là n2. Chiết suất tỉ đối khi ánh sáng đó truyền từ nước sang thủy tinh là 
A. n21 = n1/n2.	B. n21 = n2/n1.	C. n21 = n2 – n1.	D. n12 = n1 - n2.
Câu15. Chọn câu sai
	Khi xảy hiện tượng khúc xạ ánh sáng
A. tia khúc xạ nằm bên kia pháp tuyến so với tia tới. 	 
B. đối với hai môi trường trong suốt nhất định .
C. tia khúc xạ luôn luôn vuông góc với tia tới. 	
D. tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.
Câu16. Chiết suất của môi trường chứa tia tới nhỏ hơn chiết suất của môi trường chứa tia khúc xạ thì góc khúc xạ
A. luôn lớn hơn góc tới.	B. luôn bằng góc tới.	
C. luôn nhỏ hơn góc tới. D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn góc tới.
Câu17. Ảnh của vật trên võng mạc của mắt có tính chất gì?
 A. Ảnh ảo, ngược chiều với vật.	 	B. Ảnh thật, ngược chiều với vật.	 	
 C. Ảnh ảo, cùng chiều với vật.	D. Ảnh thật, cùng chiều với vật.
Câu18. Tia sáng đi từ không khí vào chất lỏng trong suốt với góc tới i = 600 thì góc khúc xạ là r = 300. Để xảy ra phản xạ toàn phần khi ánh sáng từ chất lỏng ra không khí thì góc i là 
A. i > 420. 	B. i 420.	C. i > 35,260.	D. i > 28,50.
Câu19. Phát biểu nào sau đây về mắt viễn là đúng?
A. Mắt viễn đeo kính phân kì để nhìn rõ được các vật ở gần.	
B. Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở xa vô cực.
C. Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần.	
D. Mắt viễn đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở vô cực.
Câu20. Chọn phát biểu sai khi nói về kính hiển vi:
A. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính có thể thay đổi được.	
B. Vật kính có tiêu cự rất ngắn, thị kính có tiêu cực dài hơn.	
C. Kính hiển vi dùng để quan sát các vật nhỏ.	
D. Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực là .
Câu21. Trong các công thức về thấu kính sau, công thức nào sai?
A. k = 	B. dd’= df + d’f 	C. k =	D. k = 
Câu22. Một người mắt cận thị có điểm CV cách mắt 50cm. Xác định độ tụ của thấu kính mà người cận thị phải đeo sát mắt để có thể nhìn rõ không điều tiết một vật ở vô cực.
 A. –5dp	 B. –0,5p	 C. 0,5dp	 D. –2dp
Câu23. Đặt một vật thật AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ thì cho ảnh thật bằng vật, cách vật 8cm. Tiêu cự của thấu kính bằng
A. 4cm	B. 2cm	 C. 1,2cm	 	 D. 2,4cm
Câu24. Cho một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm, vật sáng AB đặt trên trục chính, vuông góc với trục chính của thấu kính và cách thấu kính 30cm. Vị trí, tính chất và độ lớn của ảnh là:
A. cách thấu kính 15cm, ảo, cao bằng 1/2 vật. 	B. cách thấu kính 30cm, thật, cao bằng vật.
C. cách thấu kính 30cm, ảo, cao bằng vật. 	D. cách thấu kính 15cm, thật cao bằng 1/2 vật.
Câu25. Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 60cm. Khi đeo kính có độ tụ 2dp, người này có thể nhìn rõ vật gần nhất cách mắt
A. 34,5cm.	 	B. 27,3cm.	 	C. 30cm.	 	D. 45cm.
Câu26. Chọn câu trả lời đúng? 
 Hiện tượng phản xạ toàn phần được ứng dụng để 
A. chế tạo lăng kính. 	 B. chế tạo gương cầu trong kính thiên văn phản xạ.
C. chế tạo gương chiếu hậu của xe. 	 D. chế tạo sợi quang học.
Câu27. Một vật sáng AB qua thấu kính hội tụ có tiêu cự 30cm cho ảnh thật A’B’ cao gấp 5 lần vật. Khoảng cách từ vật đó tới thấu kính là?
A. 6cm	 	B. 18cm	 	C. 36cm	 	D. 150cm
Câu28. Một người mắt có tật phải đeo kính có độ tụ +2dp. Khi đeo kính người này nhìn rõ các vật ở xa vô cùng không cần điều tiết. Điểm cực cận khi không đeo kính cách mắt 50cm. Khi đeo kính sát mắt có thể đọc được sách đặt cách mắt ít nhất là
 A. 5 cm.	 B. 50 cm.	 C. 100 cm.	 D. 25 cm.
Câu29. Một kính thiên văn khi được điều chỉnh để ngắm chừng ở vô cực thì khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 150cm, còn độ bội giác bằng 36,5. Tiêu cự của vật kính và thị kính là
	A. 146cm và 4cm.	B. 84cm và 10cm.	C. 80cm và 20cm.	D. 50cm và 50cm.
Câu30. Vật sáng cách thấu kính hội tụ một khoảng lớn hơn tiêu cự thì luôn luôn có ảnh?
A. Ngược chiều.	B. Ảo. 	C. Cùng kích thước.	D. Bé hơn vật.
II/ PHẦN TỰ LUẬN (2đ)
 Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ cách thấu kính một khoảng d = 30cm. Thấu kính có tiêu cự f = 15cm.
a) Xác định vị trí ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính.
b) Giữ thấu kính cố định, cần tịnh tiến vật AB dọc theo trục chính theo chiều nào, một đoạn bao nhiêu để thu được ảnh cùng chiều, cao gấp ba lần vật.
Bài làm
........
........
........
........
........
........
........
........
........
........
........
........
........
........
........
........
........
........
........
........
........
........
........
........

File đính kèm:

  • docOn_tap_HK2_Vat_Ly_11_20150725_100745.doc