Đề kiểm tra 1 tiết giữa kỳ I môn học: Sinh học 12 - Đề 357

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Người mắc hội chứng Tơcnơ có NST giới tính là:

A. XO B. OY C. XXY D. XXX

Câu 2: Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm mất đoạn, lặp đoạn

A. đảo đoạn, thay thế đoạn B. thay thế đoạn, đảo đoạn.

C. đảo đoạn, chuyển đoạn. D. quay đoạn, thay thế đoạn.

Câu 3: Bằng phương pháp tứ bội hóa, từ hợp tử lưỡng bội (2n) có kiểu gen Aa có thể tạo ra tứ bội (4n) có kiểu gen:

A. AAAA B. Aaaa C. Aaaa D. AAAa

Câu 4: Số cá thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở:

A. quần thể tự phối. B. quần thể ngẫu phối.

C. quần thể giao phối có lựa chọn. D. quần thể tự phối và ngẫu phối.

Câu 5: Tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là

A. mức phản ứng. B. mức giới hạn. C. mức dao động. D. thường biến.

Câu 6: Thể đa bội thường gặp ở:

A. vi sinh vật. B. động vật bậc cao.

C. thực vật và động vật. D. thực vật

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết giữa kỳ I môn học: Sinh học 12 - Đề 357, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT SỐ 2 SA PA
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT GIỮA KỲ I
Môn học: SINH HỌC 12
Thời gian làm bài: 45 phút; 
(20 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 357
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên học sinh:..................................................................... Lớp: .............................
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Người mắc hội chứng Tơcnơ có NST giới tính là:
A. XO	B. OY	C. XXY	D. XXX
Câu 2: Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm mất đoạn, lặp đoạn
A. đảo đoạn, thay thế đoạn	B. thay thế đoạn, đảo đoạn.
C. đảo đoạn, chuyển đoạn.	D. quay đoạn, thay thế đoạn.
Câu 3: Bằng phương pháp tứ bội hóa, từ hợp tử lưỡng bội (2n) có kiểu gen Aa có thể tạo ra tứ bội (4n) có kiểu gen:
A. AAAA	B. Aaaa	C. Aaaa	D. AAAa
Câu 4: Số cá thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở:
A. quần thể tự phối.	B. quần thể ngẫu phối.
C. quần thể giao phối có lựa chọn.	D. quần thể tự phối và ngẫu phối.
Câu 5: Tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là
A. mức phản ứng.	B. mức giới hạn.	C. mức dao động.	D. thường biến.
Câu 6: Thể đa bội thường gặp ở:
A. vi sinh vật.	B. động vật bậc cao.
C. thực vật và động vật.	D. thực vật
Câu 7: Ở cà chua, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài: 2n = 24 , số NST ở thể tam bội là:
A. 36	B. 27	C. 48	D. 25
Câu 8: Điều hoà hoạt động của gen ở tế bào nhân sơ xảy ra chủ yếu
A. ở trước quá trình phiên ma.	B. ở mức độ phiên mã.
C. sau quá trình dịch mã.	D. ở mức độ dịch mã.
Câu 9: Tác động đa hiệu kiểu gen là :
A. Một gen tác động bổ trợ với gen khác để quy định nhiều tính trạng.
B. Một gen tác động át chế gen khác để quy định nhiều tính trạng.
C. Một gen tác động cộng gộp với gen khác để quy định nhiều tính trạng.
D. Một gen quy định nhiều tính trạng.
Câu 10: Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa:
A. số lượng alen đó trên tổng số cá thể của quần thể.
B. số lượng alen đó trên tổng số alen của quần thể.
C. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể của quần thể.
D. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số alen của quần thể.
Câu 11: Cấu trúc nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ
A. tử ADN liên kết với prôtêin.
B. phân tử ARN.
C. chỉ là phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng, không liên kết với prôtêin.
D. phân tử ADN dạng vòng.
Câu 12: Ở người, bệnh mù màu do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là
A. XMXm x X MY.	B. XMXm x XmY.	C. XMXM x X MY.	D. XMXM x XmY.
Câu 13: Điều hoà hoạt động của gen chính là
A. Điều hoà lượng tARN của gen được tạo ra.	B. Điều hoà lượng rARN của gen được tạo ra.
C. Điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo ra.	D. Điều hoà lượng mARN của gen được tạo ra.
Câu 14: Ai là người đầu tiên phát hiện ở cây hoa phấn có sự di truyền tế bào chất?
A. Mônô và Jacôp.	B. Coren.	C. Morgan.	D. Menđen.
Câu 15: Kiểu hình của cơ thể là kết quả của
A. sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.
B. quá trình phát sinh đột biến.
C. sự phát sinh các biến dị tổ hợp.
D. sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái.
Câu 16: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?
A. 6 loại mã bộ ba.	B. 3 loại mã bộ ba.	C. 9 loại mã bộ ba.	D. 27 loại mã bộ ba.
Câu 17: Ở những loài giao phối (động vật có vú và người), tỉ lệ đực cái xấp xỉ 1: 1 vì
A. vì cơ thể XY tạo giao tử X và Y với tỉ lệ ngang nhau.
B. vì sức sống của các giao tử đực và cái ngang nhau.
C. số con cái và số con đực trong loài bằng nhau.
D. vì số giao tử đực bằng với số giao tử cái.
Câu 18: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi về cấu trúc của
A. nhiễm sắc thể.	B. các nuclêôtit.	C. ADN	D. gen.
Câu 19: . Ở ruồi giấm gen W quy định tính trạng mắt đỏ, gen w quy định tính trạng mắt trắng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y. Phép lai nào dưới đây sẽ cho tỷ lệ phân tính 1 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng?
A. ♀XwXw x ♂XWY	B. ♀XWXw x ♂XwY	C. ♀XWXw x ♂XWY	D. ♀XWXW x ♂XwY
Câu 20: Với 2 alen A và a, bắt đầu bằng một cá thể có kiểu gen Aa, ở thế hệ tự thụ phấn thứ n, kết quả sẽ là:
A. AA = aa = ; Aa = .	B. AA = Aa = ; aa = .
C. AA = aa = ; Aa =.	D. AA = Aa = ; aa = .
II.PHẦN TỰ LUẬN
 Câu 1:a. Một quần thể ban đầu 100% các cá thể đều có kiểu gen Aa quần thể này tiến hành tự phối qua 3 thế hệ. Hãy tính tần số các kiểu gen có trong quần thể sau 3 thế hệ tự phối đó.
	 b. Một quần thể sinh vật ở trạng thái cân bằng di truyền có cấu trúc 0,64 AA : 0,32Aa : 0,04aa. Tính tần số alen A, alen a và xác định thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ tiếp theo?
 Câu 2: Phát biểu định luật Hacđi-Van bec và nêu điều kiện nghiệm đúng của định luật?
Câu 3: Ở đậu Hà lan gen A quy định hạt màu vàng là trội so với gen a quy định hạt màu xanh, gen B là trội quy định hạt trơn, gen b là lặn quy định hạt nhăn. Người ta tiến hành lai giưa hai cây đậu Hà lan đều có kiểu gen AaBb ( Phép lai AaBb x AaBb ) . Viết sơ đồ lai từ P à F2 và xác định các loại kiểu hình của phép lai trên.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • doc102_201_357.doc
Giáo án liên quan