Đề kiểm chất lượng 8 tuần kỳ I môn: Ngữ văn 8 - Đề số 4

 Phần II: Tự luận (8 điểm).

Câu 1 (1 điểm).

 Thế nào là trợ từ? Xác định trợ từ trong các ví dụ sau?

 a.Chính bạn ấy đã tặng tôi quyển sách này.

 b.Chị Dậu là nhân vật chính của tác phẩm “Tắt đèn”.

Câu 2 (2,5 điểm).

 Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:

 “Hỡi ơi Lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.Một người như thế ấy!.Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!.Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng.Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.”

 (Nam Cao, Lão Hạc).

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm chất lượng 8 tuần kỳ I môn: Ngữ văn 8 - Đề số 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng 8 tuần học kì I
Năm học 2012- 2013
Môn Ngữ văn lớp 8
(Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề)
 Phần trắc nghiệm (2 điểm).
Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1, 2.
“Chao ôi! Đối với những người ở xung quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...”
 (Lão Hạc- Nam Cao).
Câu 1: Từ “Chao ôi” trong đoạn văn trên thuộc từ loại gì?
 A.Thán từ.	 C.Trợ từ.
 B.Quan hệ từ. D.Tình thái từ.
Câu 2. Các từ: gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi thuộc trường từ vựng nào dưới đây?
 A.Chỉ tính cách của con người. C.Chỉ thái độ cử chỉ của con người.
 B.Chỉ trình độ của con người.	 D.Chỉ hình dáng của con người
Câu 3. Việc đưa yếu tố miêu tả vào văn bản tự sự có tác dụng gì?
 A.Giới thiệu nhân vật, sự việc, cốt truyện,tình huống.
 B.Trình bày diễn biến của sự việc, hành động, nhân vật.
 C.Làm nổi bật tính chất, mức độ của sự việc, nhân vật, hành động.
 D.Bày tỏ trực tiếp thái độ cảm xúc của nhân vật và người viết trước sự việc, nhân vật, hành động.
Câu 4. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
 A.Ghi lại đầy đủ, chi tiết toàn bộ câu chuyện trong văn bản một cách trung thành.
 B.Kể lai một cách sáng tạo câu chuyện trong văn bản.
 C.Dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn, trung thành nội dung chính của văn bản.
 D.Phân tích nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong văn bản.
Câu 5. Chủ đề của văn băn “Tôi đi học” nằm ở phần nào?
 A.Nhan đề của văn bản.
 B.Quan hệ giữa các phần của văn bản.
 C.Các từ ngữ, câu then chốt trong văn bản.
 D.Cả ba yếu tố trên.
Câu 6. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích “Trong lòng mẹ”trích “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng?
 A.Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.
 B.Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng.
 C.Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi của bé Hồng khi gặp mẹ.
 D.Đoạn trích chủ yếu trình bày diến biến tâm trạng của bé Hồng.
Câu 7. “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố được viết theo thể loại nào?
 A.Truyện ngắn. C.Truyện vừa.
 B.Tiểu truyết. D.Bút kí.
Câu 8. Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến Lão Hạc trong “Lão Hạc” của Nam Cao phải lựa chọn cái chết?
 A Lão Hạc ăn phải bả chó.
 B. Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng.
 C. Lão Hạc rất thương con.
 D. Lão Hạc không muốn làm liên lụy đến mọi người.
 Phần II: Tự luận (8 điểm).
Câu 1 (1 điểm). 
	Thế nào là trợ từ? Xác định trợ từ trong các ví dụ sau?
 a.Chính bạn ấy đã tặng tôi quyển sách này.
 b.Chị Dậu là nhân vật chính của tác phẩm “Tắt đèn”.
Câu 2 (2,5 điểm). 
 Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
	 “Hỡi ơi Lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết...Một người như thế ấy!...Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!...Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng...Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn...”
 (Nam Cao, Lão Hạc).
Câu 3 (4,5 điểm).
	 Em hãy kể lại những giây phút đầu tiên khi em gặp lại một người bạn thân sau một thời gian xa cách.
 -----------------------------------------HẾT---------------------------------------	
Hướng dẫn chấm kiểm tra chất lượng 8 tuần học kì I
Năm học 2012- 2013
Môn Ngữ văn 8.
Phần I. Trắc nghiệm: (2 điểm).
 Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm
Câu 1.A Câu 2.A Câu 3.C Câu 4.C
Câu 5.D Câu 6.D Câu 7.B Câu 8.C
Phần II.Tự luận (8 điểm)
Câu1(1 điểm)
	 a.Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.(0,5 điểm)
 b.Từ “chính” trong câu “chính bạn ấy đã tặng tôi quyển sách này.”là trợ từ.(0,5 điểm).
Câu 2.(2,5 điểm)
*Yêu cầu.
 - Đoạn truyện là lời độc thoại nội tâm của nhân vật tôi khi nghe câu nói đầy mỉa mai của Binh Tư về việc Lão Hạc xin bả chó.
 + Lời độc thoại nội tâm là dòng suy nghĩ của nhân vật tôi về tình cảnh, về nhân cách của lão Hạc: lão là người đáng thương, một người nhân hậu, tâm hồn trong sáng, sống cao thượng, giàu lòng tự trọng, yêu thương con sâu nặng.
 + Nhân vật tôi ngạc nhiên, ngỡ ngàng: Con người đáng thương, đáng kính, đáng trọng, đáng thông cảm như lão Hạc mà cũng bị tha hóa, thay đổi cách sống.
 + Nhân vật tôi buồn, thất vọng vì như vậy là bản năng con người đã chiến thắng nhân tính, lòng tự trọng không giữ được chân con người trước bờ vực của sự tha hóa.
 + Một loạt câu cảm thán và dấu chấm lửng trong đoạn văn góp phần bộc lộ dòng cảm xúc dâng trào, nghẹn ngào của nhân vật tôi thương cho cuộc đời lão Hạc, buồn cho số kiếp con người trong xã hội xưa.
 - Tâm trạng và suy nghĩ của ông giáo trong đoạn truyện chan chứa một tình thương và lòng nhân ái sâu sắc nhưng âm thầm giọng điệu buồn và thoáng bi quan.
*Cho điểm:
	- Cho 2,0 – 2,5 điểm: cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, tinh tế.
	 - Cho 1,0 – 1,75 điểm: cảm nhận khá đầy đủ, có ý sâu sắc.
	 - Cho 0,5 – 1,0 điểm: cảm nhận được một vài ý chưa sâu sắc.
 - Cho 0 điểm: sai hoàn toàn.
Câu 3 (4,5 điểm)
 a. Mở bài: (0,25 điểm)
 *Yêu cầu: Giới thiệu về người bạn và hoàn cảnh gặp lại người đó.
 *Cho điểm:
 - 0,25: đạt như yêu cầu.
 - 0 điểm:thiếu hoặc sai hoàn toàn.
 b. Thân bài: (4 điểm).
 *Yêu cầu: kể lại những giây phút đầu tiên gặp lại người bạn bằng ngôi kể thứ nhất, người kể xưng tôi theo một trình tự hợp lí.
 - Từ xa thấy người bạn thế nào?(hình ảnh, dáng vẻ...)
 - Đến gần thấy người bạn ra sao?(tả chi tiết khuôn mặt, ánh mắt, trang phục...)
 - Hành động của em và bạn thế nào?
 - Những biểu hiện tình cảm của em và bạn khi gặp nhau như thế nào?(vui mừng, xúc động..)được thể hiện bằng những chi tiết nào?(lời nói, cử chỉ, nét mặt...)
Chú ý: Trong khi kể học sinh phải biết kết hợp miêu tả sự việc, nhân vật và thể hiện tình cảm, thái độ của bản thân trước sự việc và nhân vật được kể và tả.
 *Cho điểm:
 - Cho 3,5 – 4,0 điểm: câu chuyện có nội dung mạch lạc, rõ ràng, biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự với miêu tả và biểu cảm; có tình huống truyện tự nhiên, tinh tế, lôi cuốn, cảm động.
 - Cho 2,5 – 3,25 điểm: câu chuyện có nội dung mạch lạc, rõ ràng, biết kết hợp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm; có tình huống truyện tự nhiên, hợp lí.
 - Cho 1,5 – 2,25 điểm: câu chuyện có nội dung nhưng còn sơ sài, việc kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm còn gượng ép.
 - Cho 0,5 – 1,25 điểm: có ý chạm yêu cầu.
 - Cho 0 điểm:Sai hoàn toàn.
 c. Kết bài:(0,25 điểm)
 *Yêu cầu:Cảm nghĩ của bản thân về người bạn và những suy nghĩ về tình bạn.
 *Cho điểm:
 - Cho 0,25 điểm: đạt như yêu cầu.
 - Cho 0 điểm: thiếu hoặc sai hoàn toàn.
*Chú ý: Trong quá trình cho điểm bài kiểm tra của học sinh, giám khảo cần tôn trọng, khuyến khích những bài làm sáng tạo, có những phát hiện mới mẻ, hợp lí. 	
--------------------------------------HẾT---------------------------------------

File đính kèm:

  • docH.Hau.doc