Đề khảo sát chất lượng giữa kì 2 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2013-2014

Câu 1 (2 điểm)

Cho đoạn thơ: Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

 (Ngữ văn 9, tập 2, trang 56)

a) Trình bày ngắn gọn nội dung của đoạn thơ trên.

b) Đoạn thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người?

Câu 2 (3,0 điểm)

 Đức tính trung thực.

Câu 3 (5,0 điểm)

Đọc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, có ý kiến cho rằng: Bài thơ không chỉ có hình ảnh thiên nhiên sang thu mà còn có bóng dáng con người trước mùa thu của cuộc đời.

Bằng hiểu biết của em về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

-------------------HẾT-------------------

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng giữa kì 2 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1 (2 điểm)
Cho đoạn thơ: 	Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
 	 (Ngữ văn 9, tập 2, trang 56)
a) Trình bày ngắn gọn nội dung của đoạn thơ trên.
b) Đoạn thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người?
Câu 2 (3,0 điểm)
	Đức tính trung thực.
Câu 3 (5,0 điểm)
Đọc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, có ý kiến cho rằng: Bài thơ không chỉ có hình ảnh thiên nhiên sang thu mà còn có bóng dáng con người trước mùa thu của cuộc đời.
Bằng hiểu biết của em về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
-------------------HẾT-------------------
Họ tên học sinh:Số báo danh:
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM
 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Câu 1 (2,0 điểm)
Phần
Yêu cầu kiến thức
Điểm
a)
Nội dung của đoạn thơ : Tâm niệm và khát vọng của nhà thơ muốn được hòa nhập và cống hiến cho cuộc đời.
0.5
b)
Suy nhĩ về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người:
- Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng tinh túy của mình, dù bé nhỏ, để góp vào cuộc đời chung.
- Tuy nhiên, dâng hiến hòa nhập mà vẫn không làm mất đi nét riêng của mỗi người, dù nguyện ước rất khiêm nhường là làm một nốt trầm trong bản hòa ca, nhưng phải là một nốt trầm xao xuyến.
0.75
0.75
Câu 2 (3,0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết vận dụng các kĩ năng nghị luận để làm thành một bài tập làm văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, có đầy đủ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, trau chuốt, biết lựa chọn và sử dụng dẫn chứng phong phú, tiêu biểu, thuyết phục.
* Làm tốt các yêu cầu trên được 0.5 điểm
b. Yêu cầu về nội dung:
Phần
Nội dung
Điểm
Mở bài
Dẫn dắt và giới thiệu được vấn đề nghị luận: Tính trung thực.
- Đánh giá được vấn đề.
Thân bài
* Giải thích vấn đề:
- Trung thực là thật thà, ngay thẳng chân thành trong cách đối xử với mọi người, luôn nhìn nhận khách quan về các sự việc trong cuộc sống, luôn tôn trọng và bảo vệ chân lí, bảo vệ lẽ phải.
- Những biểu hiện của đức tính trung thực (học sinh cần nêu những biểu hiện của đức tính trung thực trong học tập, thi cử, trong cuộc sống hàng ngày)
 Khẳng định đây là một đức tính cần thiết, quan trọng đối với tất cả mọi người.
1.0
* Bàn luận vấn đề:
- Học sinh cần chứng minh được giá trị của đức tính trung thực: nhân cách con người được hoàn thiện, góp phần tạo ta niềm tin tốt đẹp vào cuộc sống, tạo mối đoàn kết sâu rộng, làm cho cuộc sống lành mạnh và phát triển Người có đức tính trung thực được mọi người tin tưởng, yêu mến (dẫn chứng)
Đức tính trung thực luận cần thiết trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
- Mở rộng: Bên cạnh những người có đức tính trung thực, vẫn còn có người thiếu trung thực, gian lận, dối trá, nói sai sự thật,  Họ đã làm mất lòng tin của mọi người, làm cho xã hội mất đi ý nghĩa tốt đẹp, làm giảm lòng tin của con người vào cuộc sống,  Họ sẽ bị mọi người xa lánh, khinh thường, và bị cô lập trong xã hội..
1.0
* Giải pháp, liên hệ:
Học sinh nêu được các giải pháp liên hệ để rèn luyện có được đức tính trung thực và thể hiện được đức tính đó trong cách ứng xử hàng ngày. Trung thực phải kết hợp với các phẩm chất khác như thẳng thắn, dũng cảm
0.5
Câu 3 (5,0 điểm) 
a. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết vận dụng các kĩ năng nghị luận để làm thành một bài tập làm văn nghị luận về một bài thơ có đầy đủ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, trau chuốt, văn viết có cảm xúc chân thành, biết phân tích hình ảnh thơ để làm nổi bật vấn đề nghị luận, biết bám sát nhận định để xây dựng, triển khai các luận điểm phù hợp.
* Làm tốt các yêu cầu trên được 1.0 điểm
b. Yêu cầu về nội dung:
Học sinh cần trình bày được những nội dung sau:
Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về bài thơ Sang thu và trích dẫn ý kiến.
Thân bài:
* Giới thiệu khái quát về bài thơ “Sang thu” và chủ đề mùa thu.
* Hình ảnh thiên nhiên sang thu:
- Sự biến đổi của đất trời lức sang thu: tín hiệu sang thu từ làn gió se mang theo hương ổi. Nhà thơ ngỡ ngàng, bâng khuâng xao xuyến trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa. (bỗng, hình như)
- Những biến chuyển trong không gian lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận bằng nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế:
+ Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se; (phân tích động từ phả, nét đặc sắc của hương ổi)
+ Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi ngõ xóm; (phân tích nghệ thuật nhân hóa)
+ Dòng sông trôi thanh thản gợi vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên; những cánh chim bắt đầu vội vã; (nghệ thuật nhân hóa kết hợp với nghệ thuật đối, các từ láy => mở ra không giang cao rộng, khoáng đạt)
+ Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” (hình ảnh sáng tạo độc đáo, tạo nên nét riêng cho tác phẩm)
+ Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần. Những cơn mưa cũng dần vơi bớt, tiếng sấm cũng không còn bất ngờ (cách sử dụng từ ngữ tinh tế: còn bao nhiêu, vơi dần, cũng bớt)
* Bóng dáng con người trước mùa thu cuộc đời (phân tích những hình ảnh ẩn dụ)
+ Hình ảnh sương thu chùng chình nơi ngõ xóm gợi liên tưởng con người bâng khuâng, xao xuyến, bịn rịn trước mùa thu của cuộc đời.
+ Lúc sang thu, bớt đi tiếng sấm bất ngờ. Cũng có thể hiểu: Hình ảnh hàng cây đứng tuổi không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa. Với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, nhà thơ muốn gửi gắm suy ngẫm của mình: khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những vang động bất thường của cuộc đời.
* Tổng kết, khái quát:
Với cách sử dụng từ ngữ độc đáo, cảm nhận tinh tế, sâu sắc, hình ảnh thơ đẹp, ngôn ngữ tinh tế, giọng thơ êm đềm, Sang thu thể hiện cảm nhận tinh tế về những biến chuyển nhẹ nhàng của khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu ở miền Bắc. Qua đó bộc lộ lòng yêu thiên nhiên, gắn bó với quê hương đất nước của tác giả và triết lí về con người, cuộc đời.
Kết bài: Khái quát, khẳng định lại vấn đề.
Biểu điểm chấm:
- Bài làm đạt được đầy đủ các yêu cầu về nội dung, thể hiện được năng lực cảm thụ, so sánh, liên hệ để làm nổi bật cảm nhận tinh tế của nhà thơ, phân tích chứng minh vấn đề không mắc lỗi dùng từ, câu : đạt 4.0 điểm
- Bài làm còn thiếu một ý trong phần thân bài, còn một số lỗi nhỏ trong cách dùng từ, đặt câu: đạt 3.0 đến 3.75 điểm.
- Bài làm thiếu 2 ý trong phần thân bài, còn mắc một số lỗi về dùng từ, đặt câu. Hoặc trường hợp học sinh chỉ phân tích lần lượt từ đầu đến cuối bài thơ mà không xây dựng được hệ thống luận điểm bám sát vào vấn đề nghị luận theo yêu cầu của đề bài : đạt 2.0 đến 2.75 điểm.
- Bài làm sơ sài, dùng từ thiếu chính xác, chưa thể hiện được năng lực cảm thụ, phân tích, đánh giá từ ngữ, hình ảnh thơ : đạt 1.0 đến 1.75 điểm.
- Bài làm lạc đề, viết không mạch lạc, nội dung sơ sài hoặc không làm bài : đạt 0 đến 0.75 điểm.
* Giáo viên chấm bài cần nghiên cứu kĩ biểu điểm nội dung và biểu điểm hình thức để cho điểm khách quan, chính xác, trân trọng sự sáng tạo của học sinh.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_giua_ki_2_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2.doc
Giáo án liên quan