Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS An Sinh (Có hướng dẫn chấm)

PHẦN ĐỌC-HIỂU ( 3.0 điểm)

 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

 “ Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “ Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”

Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.”

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?

Câu 2: Xác định, gọi tên và nêu tác dụng của thành phần biệt lập trong câu văn sau: “Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá”

Câu 3: Qua đoạn văn, em cảm nhận được vẻ đẹp nào của nhân vật xưng “ tôi”.

PHẦN LÀM VĂN ( 7.0 điểm)

Câu 1 ( 2,0 điểm) :

 Mẹ ru cái lẽ ở đời

Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn

 Bà ru mẹ.mẹ ru con

Liệu mai sau các con còn nhớ chăng

 Từ suy ngẫm trên của nhà thơ Nguyễn Duy, hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200) chữ về tình yêu và lòng biết ơn mẹ.

Câu 3 ( 5,0 điểm) :

 Phân tích bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu để chứng tỏ bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp.

-----Hết-----

 

doc13 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS An Sinh (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tỏ bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp.
-----Hết-----
UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIỚI THIỆU THI TUYỂN SINH VÀO THPT
NĂM HỌC: 2020-2021
MÔN : Ngữ văn - Lớp 9
Thời gian làm bài: 120 phút
(Hướng dẫn chấm gồm có: 06 trang)
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giám khảo nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách tổng quát. Cần linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện tính sáng tạo, tư duy độc lập. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng (không có trong đáp án) nhưng đáp ứng yêu cầu cơ bản, hợp lí, có sức thuyết phục vẫn được chấp nhận.
- Điểm bài thi là tổng điểm thành phần (lẻ đến 0,25 điểm)
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
PHẦN ĐỌC-HIỂU ( 3.0 điểm)
Câu 1 (1.0 điểm):
- Đoạn văn trích trong tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi”
- Tác giả: Lê Minh Khuê
- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1971- lúc này cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc diễn ra vô cùng ác liệt, đặc biệt là trên tuyến đường Trường Sơn
* Mức tối đa ( 1 điểm): Bài làm đạt được các yêu cầu trên
* Mức chưa tối đa ( Từ 0,25-> 0,75điểm): Bài làm chưa đầy đủ các yêu cầu trên
* Mức không đat ( 0 điểm): Không biết làm hoặc làm sai.
Câu 2 ( 1.0 điểm)
- Thành phần biệt lập: “Nói một cách khiêm tốn”- Thành phần tình thái
- Tác dụng: Thể hiện sự đánh giá của nhân vật “ tôi” (Phương Định) về vẻ đẹp ngoại hình ( nhan sắc) của mình.
* Mức tối đa ( 1 điểm): Bài làm đạt được các yêu cầu trên
* Mức chưa tối đa ( Từ 0,25-> 0,75điểm): Bài làm chưa đầy đủ các yêu cầu trên
* Mức không đat ( 0 điểm): Không biết làm hoặc làm sai.
Câu 3 ( 1.0 điểm):
- Đoạn văn là lời tự nhận xét, đánh giá về vẻ đẹp ngoại hình, qua đó toát lên vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật xưng “ tôi”- Phương Định.
- Vẻ đẹp ngoại hình: Phép liệt kê ( tả tóc, cổ, mắt), so sánh ( như đài hoa loa kèn) cùng các tính từ gợi tả ( dày, mềm, cao, kiêu hãnh, xa xăm, dài dài, nâu) đã làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình xinh xắn, duyên dáng, kiêu kì, đài các của một cô gái Hà Thành
- Vẻ đẹp tâm hồn: trẻ trung, trong sáng, hồn nhiên, mơ mộngcủa một cô gái mới lớn. 
-> Với vẻ đẹp hình thức và tâm hồn này, Phương Định được ví như đóa hoa lan rừng làm dịu đi cái nóng bỏng của chảo lửa Trường Sơn đầy bom đạn, để lại bao ấn tượng, cảm xúc mến thương nơi người đọc.
* Mức tối đa ( 1 điểm): Bài làm đạt được các yêu cầu trên
* Mức chưa tối đa ( Từ 0,25-> 0,75điểm): Bài làm chưa đầy đủ các yêu cầu trên
* Mức không đat ( 0 điểm): Không biết làm hoặc làm sai.
PHẦN LÀM VĂN: ( 7 điểm)
Câu 1 ( 2.0 đ iểm)
1. Tiêu chí về nội dung ( 1,5 điểm): Bài viết cần bám sát các yêu cầu về nội dung sau:
- Giải thích ý thơ của Nguyễn Duy và xác định vấn đề cần bàn luận: Đoạn thơ khẳng định công lao của người mẹ với con là vô cùng lớn lao: nuôi dưỡng con cả về thể chất ( sữa nuôi phần xác) và tinh thần ( hát nuôi phần hồn) và cái lẽ ở đời là phận làm con phải biết yêu thương, thấm thía công ơn mẹ.
- Đánh giá vai trò to lớn của mẹ đối với con: Mẹ là người trao cho con cuộc sống, mang con đến với thế giới này. Mẹ chắt lọc sự sống của thể chất cho con và chăm lo cho con bằng tất cả tình yêu và đức hi sinh của mình. Tình yêu và sự chăm lo của mẹ cho con bền bỉ, tận tụy và vị tha, vượt mọi khoảng cách thời gian, không giankhông đòi hỏi đền đáp bao giờ. Thậm chí có những người mẹ đã hi sinh cả tính mạng vì con ( HS lấy dẫn chứng những người mẹ ung thư từ chối điều trị hóa chất để cứu con)
- Những biểu hiện về tình yêu và lòng biết ơn của con đối với mẹ: Cảm nhận và thấm thía những khát vọng mẹ gửi gắm vào con. Cố gắng học tập và rèn luyện để thực hiện những khát vọng ấy của con xứng đáng với tình yêu và sự hi sinh của mẹ. Thương yêu và biết ơn mẹ bằng những việc làm cụ thể hàng ngày: giúp đỡ việc gia đình, chăm sóc mẹ khi đau ốm, động viên an ủi mẹ khi buồn
- Bàn luận, mở rộng ( 0,5 điểm)
+ Dân tộc ta vốn có truyền thống coi trọng tình yêu và sự biết ơn của người con đối với cha mẹ. nhiều câu ca dao, tục ngữ khẳng định điều này: “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” “Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang” Và các nhà thơ, văn hiện đại đã tiếp tục nguồn cảm hứng vô tận ấy
+ Phê phán những thái độ vô ơn, vô cảm trước tình yêu và sự hi sinh của mẹ, có những thái độ, việc làm sai trái đối với mẹ
- Bài học nhận thức và hành động: Hiểu vai trò, tình yêu, đức hi sinh của mẹ đối với con nên mỗi chúng ta cần đền đáp công ơn ấy bằng những hành động, việc làm cụ thể, hàng ngày, không để mẹ phái buồn, lo lắng nhiều vì mình
2. Các tiêu chí khác ( 0,5 điểm)
a. Hình thức, lập luận ( 0,25 điểm)
+ HS viết được một đoạn văn theo yêu cầu, các ý được sắp xếp trong đoạn văn hợp lí, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả.
+ Dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, sáng tạo, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường.
+ HS biết cách lập luận chặt chẽ, phát triển ý tưởng đầy đủ theo trật tự logic, thực hiện tốt việc liên kêt câu trong đoạn văn.
- Mức tối đa ( 0,25 điểm): Đảm bảo các yêu cầu trên
- Mức không đạt ( 0 điểm): nội dung đoạn còn thiếu ý, mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt, không biết cách lập luận, không biết phát triển ý
b. Sáng tạo: ( 0,25 điểm)
+ Đoạn văn nghị luận cần hay, hấp dẫn bởi các yếu tố tự sự, biểu cảm được sử dụng hợp lí, văn viết giàu hình ảnh, bày tỏ suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. Có những cách viết hoặc kiến giải riêng về vấn đề trong bài.
- Mức tối đa ( 0,25 điểm): Đảm bảo các yêu cầu trên
- Mức không đạt ( 0 điểm: Bài không có sáng tạo
Câu 2 ( 5.0 điểm)
1. Tiêu chí về nội dung ( 4.0 điểm): Bài viết cần bám sát các yêu cầu về nội dung sau:
a. Mở bài ( 0,5 điểm)
- Giới thiệu tác giả Chính Hữu
- Giới thiệu bài thơ “ Đồng chí”
- Nêu nhận xét chung về bài thơ ( như đề bài đã nêu)
+ Mức tối đa ( 0,5 điểm): HS biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề hay, sáng tạo
+ Mức chưa tối đa ( 0,25 điểm): HS biết dẫn dắt, giới thiệu vấn đề phù hợp nhưng chưa hay, còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ
+ Mức không đạt: ( 0 điểm): Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản hoặc không có mở bài.
b. Thân bài:
* Tình đồng chí xuất phát từ nguồn gốc cao quý:
- Xuất thân nghèo khó: Nước mặn đồng chua, đát cày lên sỏi đá
- Chung lí tưởng chến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu 
- Từ xa cách họ nhập lại trong một đội ngũ gắn bó keo sơn
- Cùng chia sẻ những khó khăn gian khổ của cuộc sống quân ngũ “ rét chung chăn”
- Kết thúc đoạn thơ là câu thơ có cấu tạo đặc biệt ( được tạo bởi hai tiếng và dấu chấm than) nhưng mang nhiều ý nghĩa: như một nốt nhấn, một lời khẳng định và khái quát cảm xúc toàn bài; dồn nén nhiều tình cảm, cảm xúc; như cái bản lề chia và nối hai phần bài thơ
* Tình đồng chí trong cuộc sống gian lao:
- Họ cảm thông, chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo ( Ruộng nương.gió lung lay). Từ “ mặc kệ” chỉ thái độ dứt khoát, quyết tâm lên đường. Giọng điệu, hình ảnh của ca dao ( bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết
- Cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm: Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh. Những chi tiết đời thường thành thơ, mà thơ hay.Từng cặp chi tiết thơ sóng đôi như hai đồng chí bên nhau: áo anh-quần tôi...
- Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu: “ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”: tình đồng chí truyền hơi ấm cho đồng đội, vượt qua bao gian lao, bệnh tật
* Tình đồng chí trong chiến hào chờ giặc:
- Cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt: đêm, rừng hoang, sương muối
- Họ cùng sát cánh bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu: chờ giặc
- Cuối đoạn và cũng là cuối bài thơ, cảm xúc lại được kết tinh trong câu thơ rất đẹp: Đầu súng trăng treo. ( Như bức tượng đài người lính, hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí, cách biểu hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ...
* Đánh giá: Thành công nghệ thuật : thể thơ, hình ảnh thơ, cảm xúc thơlàm nổi bật tình đồng chí cao quý trong thời kháng chiến chống Pháp
+ Mức tối đa ( 3.0 điểm): Đáp ứng các yêu cầu trên
+ Mức chưa tối đa ( 0,25 -2,75 điểm): GV căn cứ vào bài làm của HS để cho điểm phù hợp.
+ Mức không đạt ( 0 điểm): Làm lạc đề hoặc viết linh tinh, không có kiến thức
c. Kết bài:
- Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài thơ
- Cảm xúc bản thân: Hiểu về một thời chiến đấu gian khổ của dân tộc, về những con người bình dị mà cao đẹp trong cuộc chiến đấu bảo vệ nền độc lập dân tộc, từ đó biết trân trọng cuộc sống hòa bình hiện tại, cảm phục, biết ơn thế hệ cha anh
+ Mức tối đa ( 0,5 điểm): Đảm bảo các yêu cầu trên, có liên hệ so sánh, bình giá hợp lí
+ Mức chưa tối đa ( 0,25 điểm): HS biết viết kết bài nhưng chưa hay, còn sơ sài
+ Mức không đạt: ( 0 điểm): Lạc đề, kết không đạt yêu cầu, sai cơ bản hoặc không có kết bài.
2. Các tiêu chí khác ( 1.0 điểm)
a. Hình thức ( 0,5 điểm)
- HS viết được một bài văn nghị luận văn học có bố cục đủ 3 phần ( Mở bài, thân bài, kết bài) sắp xếp ý phần thân bài hợp lí chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả
- Luận điểm rõ ràng, phù hợp với luận đề, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường
+ Mức tối đa ( 0,5 điểm): Đảm bảo các yêu cầu trên
+ Mức chưa tối đa( 0,25 điểm): HS chưa đảm bảo các yêu cầu trên
+ Mức không đạt (0 điểm): HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết, nhiều ý, mắc lỗi chính tả, diễn đạt, các ý lộn xộn.
b. Sáng tạo (0,25 điểm)
- Bài viết giàu hình ảnh, bày tỏ suy nghĩ riêng, kiến giải riêng, sâu sắc về vấn đề nghị luận
+ Mức tối đa ( 0,25 điểm): Đảm bảo các yêu cầu trên
+ Mức không đạt ( 0 điểm): Bài viết không có tính sáng tạo.
c. Lập luận ( 0,25 điểm)
- Lập luận chặt chẽ, phát triển ý tưởng đầy đủ theo trật tự logic giữa các phần trong bài; thực hiện tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết.
+ Mức tối đa (0,25 điểm): Đảm bảo các yêu cầu trên
+ Mức không đạt ( 0 điểm): HS không biết cách lập luận, hầu hết các ý rời rạc, trùng lặp, lộn xộn
 ------------------Hết-------------------
	--------- 
- Tác phẩm “ Sang thu”.
- Tác giả: Hữu Thỉnh.
* Mức tối đa (0,5 điểm): Đảm bảo các yêu cầu trên.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng ½ yêu cầu. 
* Mức không đạt (0 điểm): Làm sai hoặc không làm bài.
b. Tìm và gọi đúng tên thành phần biệt lập: 
Hình như - Thành phần tình thái.
* Mức tối đa (0,5 điểm): Đảm bảo các yêu cầu trên.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng ½ yêu cầu. 
* Mức không đạt (0 điểm): Làm sai hoặc không làm bài.
c. Yêu cầu: 
* Mức tối đa (1,0 điểm): Học sinh viết đảm bảo các yêu cầu sau:
- HS viết được đoạn văn hoàn chỉnh, diễn đạt lưu loát, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu. (0.25 điểm)
- Nội dung đoạn văn phải đảm bảo các ý: 
+ Nội dung : Khổ thơ là những cảm nhận tinh tế của nhà thơ với những tín hiệu đầu tiên của mùa thu. Đó là những cảm nhận tinh tế, rung động nhẹ nhàng của một tâm hồn nhạy cảm trong khoảnh khắc giao mùa: mùa thu đến nhẹ nhàng, chậm chạp mà rõ rệt, một tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến, một tình yêu thiên nhiên, mùa thu đến tha thiết của nhà thơ. (0.5 điểm)
+ Nghệ thuật: Việc sử dụng những từ ngữ rất sáng tạo: bỗng, phả, hình như và phép nhân hóa: sương chùng chình. ( 0,25 điểm)
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm-> 0,75 điểm): Căn cứ vào tiêu chí trên và bài làm của học sinh, giáo viên cho điểm theo các mức điểm từ 0,25 điểm đến 0,75 điểm.
* Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề hoặc sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không viết nội dung này.
Câu 2. (3,0 điểm)
I. Tiêu chí về nội dung (2,5 điểm): Bài viết cần bám sát các yêu cầu về nội dung sau:
1. Mở bài (0,25 điểm)
 Giới thiệu vấn đề nghị luận: Truyền thống đoàn kết , tương thân tương ái của dân tộc.
* Mức tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề hay, ấn tượng, sáng tạo.
* Mức không đạt (0 điểm): Mở bài không đạt yêu cầu hoặc không có mở bài.
2. Thân bài (2,0 điểm)
a. Giải thích nội dung câu ca dao: 0,5 điểm
- Bầu, bí vốn là những loại cây có mối quan hệ gần gũi về mặt sinh học - cùng họ ( họ bầu bí), thường được người nông dân trồng chung trên một giàn, một khoảnh đất -> ẩn dụ nói về những con người trong cùng cộng đồng, dân tộc. 
- Giàn: biểu tượng cho sự tương đồng về mặt không gian địa lí ( cùng một đất nước)
- Ý nghĩa: Câu ca dao dùng những hình ảnh có tính chất biểu tượng, mượn một quy luật trong tự nhiên để nói về tinh thần đoàn kết dân tộc: mỗi con người tuy khác nhau nhưng đều sinh sống trong một đất nước, thì phải yêu thương nhau, đoàn kết giúp đỡ nhau để cùng phát triển.
b. Bàn luận, chứng minh: 1,25 điểm
- Câu ca dao nói lên một truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái tốt đẹp của dân tộc Việt nam. (0,25 điểm)
- Mọi người tuy khác nhau nhưng sống chung một tập thể, dân tộc, tuy khác nhau về lứa tuổi, công việc, hoàn cảnh,... nhưng đều chung môi trường sống, chung truyền thống văn hóa -> đoàn kết để cùng phát triển. Có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân tộc sẽ giúp người khó khăn cải thiện được cuộc sống, làm nên những sức mạnh to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Biết sống đoàn kết yêu thương trong cộng đồng, tập thể sẽ được mọi người yêu quý, xã hội sẽ tốt đẹp hơn. ( có dẫn chứng minh họa) (0,75 điểm)
- Tinh thần đoàn kết đùm bọc yêu thương nhau ngày xưa thường thể hiện trong phạm vi làng xóm, dân tộc. Ngày nay được phát huy mạnh mẽ với nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động lớn và được mở rộng trong phạm vi quốc tế. ( có dẫn chứng minh họa): 0,25 điểm
c. Bài học nhận thức và hành động: 0,25 điểm
- Phê phán những biểu hiện sai lệch hoặc đi ngược với tinh thần đoàn kết tương thân tương ái trong cộng đồng. Cần tham gia thực hiện bằng việc làm thiết thực, tình cảm chân thành.( có dẫn chứng minh họa): 0,25điểm
* Mức tối đa (2,0 điểm): Học sinh viết đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm-> 1,75 điểm): Học sinh có nêu được một số yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt, mắc lỗi chính tả.
* Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề hoặc sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không viết nội dung này.
3. Kết bài (0,25 điểm)
- Khẳng định lại câu ca dao đã nêu một truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Nêu ý nghĩa của câu ca dao trong cuộc sống ngày hôm nay.
 - Liên hệ bản thân.
* Mức tối đa (0,25 điểm): Học sinh khái quát hay, ấn tượng, sáng tạo.
* Mức không đạt (0 điểm): Kết bài không đạt yêu cầu hoặc không có kết bài.
II. Các tiêu chí khác (0,5 điểm)
1. Hình thức (0,25 điểm)
- Học sinh viết được một bài văn với đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); ý được sắp xếp trong thân bài hợp lí, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. 
- Luận điểm rõ ràng, phù hợp với luận đề, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường. 
* Mức tối đa (0,25 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu trên.
* Mức không đạt (0 điểm): Học sinh chưa hoàn thiện bố cục bài viết, thiếu nhiều ý, mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt, các ý lộn xộn. 
2. Sáng tạo, lập luận (0,25 điểm)
- Bài văn bày tỏ suy nghĩ riêng, kiến giải riêng, sâu sắc về vấn đề nghị luận.
- Học sinh lập luận chặt chẽ, phát triển ý tưởng đầy đủ theo trật tự lô gic giữa các phần trong bài; thực hiện tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết.
* Mức tối đa (0,25 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu trên.
* Mức không đạt (0 điểm): Học sinh không sáng tạo, không biết cách lập luận, hầu hết các phần trong bài viết rời rạc, các ý trùng lặp, lộn xộn
Câu 3. (5,0 điểm)
I. Tiêu chí về nội dung (4,0 điểm): Bài viết cần bám sát các yêu cầu về nội dung sau:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
1. Mở bài (0,5 điểm)
- Giới thiệu khái quát được về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận: Lòng yêu làng, yêu nước của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp qua nhân vật ông Hai trong trích truyện «  Làng » của Kim Lân.
* Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề hay, ấn tượng, sáng tạo.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề song chưa hay, chưa thật ấn tượng
* Mức không đạt (0 điểm): Mở bài không đạt yêu cầu hoặc không có mở bài.
2. Thân bài (3,0 điểm)
a. Hoàn cảnh và tình yêu làng, yêu nước của ông Hai khi đi tản cư: ( 0,75 điểm)
- Hoàn cảnh: Truyện kể về nhân vật ông Hai- người làng Chợ Dầu đưa vợ con đi tản cư trong cuộc kháng chiên chống Pháp. Ông vốn rất yêu làng quê của mình và cũng rất tích cực tham gia kháng chiến.
- Khi đi tản cư, tình yêu làng quê và tinh thần kháng chiến vẫn luôn thường trực trong lòng ( Chỉ ra và phân tích những biểu hiện: luôn nhớ thương làng, nghe ngóng tin tức, vui mừng khi nghe tin chiến thắng, hỏi thăm về làng)
b. Tình tình cảm ấy chỉ được bộc lộ sâu sắc khi tác giả đặt ông vào tình huống nghe tin làng Chợ Dầu của mình theo Tây làm Việt gian để thử thách tình yêu làng quê và tình yêu nước của ông: (1,25 điểm)
- Tâm trạng ông hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:
+ Vô cùng đau đớn “ Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại.không thở được”
+ Ông không tin nên hỏi lại với giọng lạc hẳn đi nhưng câu trả lời rành rọt quá khiến ông buộc phải tin.Trong ông xảy ra mâu tàyãn nội tâm đan xen nỗi đau khổ, căn giận, tủi nhục và ám ảnh
+ Về đến nhà, ông lão nằm vật ra giường, đau đớn, xót xa, nhìn con, tủi thân nước mắt giàn ra
+ Tình yêu về làng quê quá lớn, ông lại không tin, kiểm điểm lại từng người để rồi cuối cùng đau đớn thừa nhận sự thật.
+ Nỗi căm giận bọn người làm Việt gian, xót xa cho những người làng Chợ dầu đi tản cư như mình, ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: “ Chúng bay ăn miếng cơm. Nhục nhã thế này”
+ Nỗi đau đớn trở thành nỗi ám ảnh, sợ hãi trong ông khiến ông mất ăn mất ngủ, cáu gắt với vợ con, không khí gia đình trở nên nặng nề. Từ một ông Hai hay hóng chuyện giờ đây không dám đi đâu, chỉ ru rú ở nhà, nơm nớp lo sợ người ta nói đến cái “ chuyện ấy”
- Lòng yêu làng, yêu nước của ông hai tiếp tục được thử thách khi nghe tin mụ chủ nhà đuổi khéo gia đình ông:
+ Nỗi đau của ông Hai lên đến đỉnh điểm, ông rơi vào bế tắc.
+ Ông chớm nghĩ tới việc quay về làng nhưng rồi gạt ngay đi vì về làng lúc này là phản bội cụ Hồ và kháng chiến.
+ Trong ông lại xảy ra mâu thuẫn nội tâm: yêu làng hay yêu nước?-> Cuối cùng ông đã có lựa chọn đầy đau đớn: “ Làng thì yêu thật phải thù”. 
+ Không biết ngỏ cùng ai, ông đành gửi nỗi lòng mình vào câu chuyện với đứa con, nhưng đúng ra là để nói với chính mình, để giải tỏa nỗi lòng.Thực ra trong sâu thẳm trái tim ông vẫn nguyên vẹn tình yêu với làng quê, ông chỉ thù cái làng Chợ Dầu Việt gian bây giờ thôi.
c. Tình yêu làng và lòng yêu nước, tình thần kháng chiến của ông Hai được thể hiện thật cảm động khi nghe tin cải chính về làng: (0,75 điểm)
- Mâu thuẫn nội tâm được giải tỏa hoàn toàn, niềm vui trở lại khiến khuôn mặt ông Hai rạng rỡ hẳn lên. 
- Ông đi khắp nơi khoe tin làng mình bị cháy, nhà mình bị đốt một cách sung sướng, hả hê : “ Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn!”. Điều này có vẻ bất thường nhưng lại hợp lí trong tình cảnh ông Hai lúc này. Vì làng bị gặc đốt, nhà bị cháy nghĩa là làng Chợ Dầu của ông không theo giặc. Ông không phải đau đớn lựa chọn giữa yêu làng hay yêu nước mà giờ đây hai tình cảm đó hòa làm một sâu sắc, bền chặt trong ông.
d. Đánh giá thành công về nghệ thuật: (0,25 điểm)
- Xây dựng tình huống truyện đặc sắc, giàu kịch tính
- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
- Sử dụng đa dạng các loại hình ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm...
-> làm nổi bật tình yêu làng, yêu nước của ông Hai, cũng là của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
* Mức tối đa (3 điểm): Học sinh viết đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm - 2,75 điểm ): Học sinh có nêu được một số yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt, mắc lỗi chính tả.
* Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề hoặc sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không viết nội dung này.
c. Kết bài (0,5 điểm)
- Khẳng định lại vấn đề.
- Liên hệ bản thân.
* Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh viết đảm bảo các yêu cầu tr

File đính kèm:

  • docde_gioi_thieu_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam.doc