Đề giao lưu Olympic Em yêu Tiếng Việt cấp tiểu học - Đề 8 (Có hướng dẫn chấm)

Bài 1:

a) Những từ: cồng kềnh, quanh co, cũ kỹ, cuống quýt là:

A. Từ đơn B. Từ láy C. Từ ghép D. Cả từ ghép và từ láy

b) Câu: “ Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.” có mấy tính từ.

A. B. 3 C. 4 D. 5

c) Từ “vai” trong câu nào dưới đây mang nghĩa chuyển ?

A. Mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều dồn hết lên đôi vai của mẹ.

B. Tôi ngả đầu vào vai mẹ và có cảm giác thật an lành.

C. Chị Chấm có đôi vai tròn trịa.

d) Tìm cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu sau:

.trẻ em không được cắp sách tới trường.cuộc sống sau này của các em gặp nhiều khó khăn.

e) Cho câu văn : “Những hạt cát của điệp trắng nhấp nhánh muôn ngày hạt phấn làm tăng thêm vẻ thâm thuý cho khuôn mặt, tăng thêm sống động cho dáng người trong tranh.”

- Xác định thành phần cấu tạo của câu văn đó.

- Các câu trên là câu đơn hay câu ghép ?

Bài 2 : Các bạn trong lớp chuẩn bị đi thăm lăng Bác, đi thăm Viện bảo tàng quân đội hoặc đi thăm một cảnh đẹp nào đó, . em hướng dẫn các bạn những cách ứng xử văn minh khi mình đến thăm nơi đó.

Bài 3: Tia nắng đầu tiên rớt xuống vườn, đánh thức cây lá, cỏ hoa. Giọt sương đêm bỗng long lanh. Trong vòm lá xanh mởn của cây cối, mấy chú chích bông đang nhảy nhót bắt sâu.

 Dựa vào gợi ý trên và hiểu biết của bản thân. Em hãy tả vườn cây vào một buổi sáng trong lành ấy.

 

doc10 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề giao lưu Olympic Em yêu Tiếng Việt cấp tiểu học - Đề 8 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI GIAO LƯU “ EM YÊU TIẾNG VIỆT” KHỐI LỚP 5
NĂM HỌC : 2015- 2016
( Thời gian làm bài 75 phút, không kể thời gian giao đề )
ĐỀ 1
Bài 1: 
a) Những từ: cồng kềnh, quanh co, cũ kỹ, cuống quýt là: 
A. Từ đơn B. Từ láy C. Từ ghép D. Cả từ ghép và từ láy
b) Câu: “ Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.” có mấy tính từ. 
A. B. 3 C. 4 D. 5
c) Từ “vai” trong câu nào dưới đây mang nghĩa chuyển ?
A. Mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều dồn hết lên đôi vai của mẹ.
B. Tôi ngả đầu vào vai mẹ và có cảm giác thật an lành.
C. Chị Chấm có đôi vai tròn trịa.
d) Tìm cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu sau:
......trẻ em không được cắp sách tới trường.......cuộc sống sau này của các em gặp nhiều khó khăn.
e) Cho câu văn : “Những hạt cát của điệp trắng nhấp nhánh muôn ngày hạt phấn làm tăng thêm vẻ thâm thuý cho khuôn mặt, tăng thêm sống động cho dáng người trong tranh.”
- Xác định thành phần cấu tạo của câu văn đó.	
- Các câu trên là câu đơn hay câu ghép ?
Bài 2 : Các bạn trong lớp chuẩn bị đi thăm lăng Bác, đi thăm Viện bảo tàng quân đội hoặc đi thăm một cảnh đẹp nào đó, ...... em hướng dẫn các bạn những cách ứng xử văn minh khi mình đến thăm nơi đó.
Bài 3: Tia nắng đầu tiên rớt xuống vườn, đánh thức cây lá, cỏ hoa. Giọt sương đêm bỗng long lanh. Trong vòm lá xanh mởn của cây cối, mấy chú chích bông đang nhảy nhót bắt sâu.
 Dựa vào gợi ý trên và hiểu biết của bản thân. Em hãy tả vườn cây vào một buổi sáng trong lành ấy.
HƯỚNG DẪN CHẤM GIAO LƯU “ EM YÊU TIẾNG VIỆT”
NĂM HỌC : 2015- 2016
Bài 1 : Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm
Câu
a) 0,5 điểm 
b) 0,5 điểm 
c) 0,5 điểm 
d) 0,5 điểm 
Đáp án
B
C
A
Nếu .... thì ....
e) Xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ : 0,5 điểm
- Chủ ngữ : Những hạt cát của điệp trắng nhấp nhánh muôn ngày hạt phấn 
- Vị ngữ : làm tăng thêm vẻ thâm thuý cho khuôn mặt, tăng thêm sống động cho dáng người trong tranh
* Xác định câu trên là câu ghép : 0,5 điểm
Bài 2 : ( 2 điểm )
Học sinh có thể nêu một số ý : 
- Ứng xử văn minh nơi công cộng là một nét đẹp văn hóa đáng được trân trọng gìn giữ và phát huy. 
-Ứng xử văn minh nơi công cộng được thể hiện từ lời ăn, tiếng nói, hành vi, cư chỉ, thái độ, cách giao tiếp thể hiện sự quan tâm, ý thức trách nhiệm với cộng đồng. 
- Việc đó rèn luyện thói quen ứng xử văn minh nơi công cộng như không vứt giác bừa bãi, không tỏ thái độ vô lễ khi tiếp xúc với người lạ, đặc biệt là người khuyết tật, trẻ em lang thang cơ nhỡ, du khách nước ngoài. 
- Bạn đừng ngần ngại giúp đỡ các em nhỏ hay cụ già khi qua đường, chia sẻ đồ ăn với những đứa trẻ lang thang. 
- Là học sinh, chúng em phải tuân theo sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, thực hiện các yêu cầu khi đến những nơi công cộng. 
- Nhắc nhở bạn bè thực hiện các hành vi ứng xử văn hóa nơi công cộng để nét đẹp văn hóa ứng xử trong cộng đồng từng ngày, từng giờ và ở mọi lúc, mọi nơi các bạn nhé.
Bài 3 : ( 5 điểm )
* Mở bài : Giới thiệu được về khu vườn định tả và thời điểm miêu tả (buổi sáng) trực tiếp hoặc gián tiếp một cách hấp dẫn. 
0,5 điểm
*Thân bài : 
- Tả bao quát về khu vườn
0,5 điểm
- Tả chi tiết được khu vườn (cây cối + hoạt động của chim chóc ....) kết hợp diễn đạt lưu loát, dùng từ ngữ gợi tả kết hợp với các biện pháp nhân hoá, so sánh, ...
* Lưu ý bám sát vào đề bài để miêu tả và mở rộng
2 điểm
-Tình cảm, những kỉ niệm của mình đối với khu vườn ( Ý này có thể đan xen, kết hợp khi tả bao quát và chi tiết)
1 điểm
* Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình đối với khu vườn đó
0,5 điểm
* Lưu ý: 
Lỗi chính tả, trình bày toàn bài tối đa trừ 1 điểm.
-Bài văn đạt điểm tối đa là bài văn viết đúng thể loại văn miêu tả, có đầy đủ các ý trên, bài viết giàu hình ảnh, cảm xúc, thể hiện được sự quan sát hồn nhiên, tinh tế, biết sử dụng hợp lí các biện pháp nghệ thuật, có sự chuyển tiếp các ý nhịp nhàng, bài viết trình bày sạch, chữ viết tương đối đẹp và không sai quá 3 lỗi chính tả.
- Bài văn lạc đề không cho điểm 
-Tuỳ mức độ làm bài mà bài văn có thể đạt các mức điểm: 5 - 4,75 - 4 - 3,75 - 3,5 - 3,25 .......0,5
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ HỒNG 
 ĐỀ THI GIAO LƯU “ EM YÊU TIẾNG VIỆT” 
NĂM HỌC : 2015- 2016
( Thời gian làm bài 75 phút, không kể thời gian giao đề )
ĐỀ 2
Bài 1: 
a)Từ nào sau đây là không là từ ghép
A. mong muốn B. phẳng lặng C. lai láng D lai lịch.
b) Câu nào có từ “quả” được dùng theo nghĩa gốc :	
A.Trăng tròn như quả bóng B. Quả đồi trơ trụi cỏ
C. Quả đất là ngôi nhà của chúng ta D. Quả dừa đàn lợn con nằm trên cao
c) Từ "thắm hồng" trong các câu dưới đây là danh từ, động từ hay tính từ ?
- Đôi má em bé thắm hồng.
- Quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị.
d) Từ “ pha” trong các câu sau là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa ?
 - Bố pha trà để uống. 
- Bạn ấy có chiếc áo len trắng pha đen rất đẹp.
- Mực pha màu thế này đẹp quá.
e) Tìm trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: Sống trên các đất mà ngày xưa ,dưới sông “ cá sấu cản mũi thuyền”,trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực lắm.
g) Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong câu sau : 
Khu vườn nhà em có nhiều loại cây : na, mít, cam, bưởi, ....
Bài 2 : Em hãy giới thiệu về một danh nhân của quê hương, đất nước mà em đã được học trong phân môn lịch sử hoặc em biết qua sách, báo, ....các tài liệu khác ? 
Bài 3 : Năm năm học sắp trôi qua, mái trường Tiểu học đã gắn bó với em biết bao kỉ niệm. Đặc biệt là lớp học thân thương của em – nơi hàng ngày em được học bao điều mới lạ, nơi đã dạy dỗ và để lại trong em những tình cảm nồng thắm.
Dựa vào những gợi ý trên và những hiểu biết của bản thân. Em hãy viết một bài văn ngắn tả lại lớp học của mình gắn với những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò.
HƯỚNG DẪN CHẤM GIAO LƯU “ EM YÊU TIẾNG VIỆT”
NĂM HỌC : 2015- 2016
Bài 1 : 3 điểm 
a) C ( 0,5 điểm )
b) D ( 0,5 điểm )
Nội dung
Đáp án
Điểm
c) - Đôi má em bé thắm hồng.
từ thắm hồng là tính từ
0,25 điểm
- Quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. 
từ thắm hồng là động từ
0,25 điểm
d) Từ pha trong các câu sau là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa ?
 - Bố pha trà để uống. 
- Bạn ấy có chiếc áo len trắng pha đen rất đẹp.
- Mực pha màu thế này đẹp quá.
d) Từ pha là từ nhiều nghĩa
0,5 điểm
e) Sống trên các đất mà ngày xưa ,dưới sông “ cá sấu cản mũi thuyền”,trên cạn “hổ rình xem hát” này,con người phải thông minh và giàu nghị lực lắm.
- Trạng ngữ : Sống trên các đất mà ngày xưa ,dưới sông “ cá sấu cản mũi thuyền”,trên cạn “hổ rình xem hát” này
- Chủ ngữ : con người
- Vị ngữ : phải thông minh và giàu nghị lực lắm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong câu sau : 
Khu vườn nhà em có nhiều loại cây : na, mít, cam, bưởi.
Dấu hai chấm có tác dụng để tách lời giải thích với bộ phận đứng trước.
0,25 điểm
Bài 2 : ( 2 điểm ) Em hãy giới thiệu về một danh nhân của quê hương, đất nước mà em đã được học trong phân môn lịch sử hoặc em biết qua sách, báo, ....các tài liệu khác ? 
Học sinh có thể nêu một số ý : 
-Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có rất nhiều anh hùng được sử sách ghi danh, một trong số đó là lãnh tụ Hồ Chí Minh. 
- Người mà được toàn thể nhân dân Việt Nam kính trọng gọi bằng Bác Hồ. 
- Bác là người lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc Cách mạng tháng 8.
- Bác lại lãnh đạo hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành thắng lợi hoàn toàn thống nhất đất nước. 
- Cả cuộc đời Bác là một tấm gương sáng về đạo đức cách mạng và lối sống giản dị của Bác để cho nhân dân noi theo. 
- Để biết ơn Bác, em nguyện ngoan ngoãn chăm học làm theo 5 điều Bác Hồ dạy
Bài 3 : 5 điểm
Viết được đoạn văn đầy đủ 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Trong đó:
* Mở bài: Giới thiệu về lớp học của mình trực tiếp hoặc gián tiếp một cách hấp dẫn
* Thân bài:
- Tả bao quát lớp học
- Tả từng bộ phận của lớp học (tường lớp, cửa chính, cửa sổ, bàn ghế, bảng, cách trang trí lớp, ...) kết hợp diễn đạt lưu loát, dùng từ ngữ gợi tả cùng với các biện pháp nhân hoá, so sánh, ...
- Tả kết hợp với kể về những kỉ niệm đẹp gắn với lớp học 
- Bộc lộ cảm xúc gắn với phần tả và kể nói trên
* Kết bài: Nêu được tình cảm gắn bó của mình với lớp học.
* Lưu ý: 
Lỗi chính tả, trình bày toàn bài tối đa trừ 1 điểm.
-Bài văn đạt điểm tối đa là bài văn viết đúng thể loại văn miêu tả, có đầy đủ các ý trên, bài viết giàu hình ảnh, cảm xúc, thể hiện được sự quan sát hồn nhiên, tinh tế, biết sử dụng hợp lí các biện pháp nghệ thuật, có sự chuyển tiếp các ý nhịp nhàng, bài viết trình bày sạch, chữ viết tương đối đẹp và không sai quá 3 lỗi chính tả.
- Bài văn lạc đề không cho điểm 
-Tuỳ mức độ làm bài mà bài văn có thể đạt các mức điểm: 5 - 4,75 - 4 - 3,75 - 3,5 - 3,25 .......0,5.
0,5 điểm
0,5 điểm
1,5 điểm
 1,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
PHÒNG GD&ĐT THANH MIỆN
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ HỒNG
ĐỀ THI GIAO LƯU "EM YÊU TIẾNG VIỆT"
LỚP 5- NĂM HỌC 2015-2016
Thời gian làm bài: 75 phút
b) Mỗi lần tết đến ,đứng trước cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
- Trạng ngữ : Mỗi lần tết đến ,đứng trước cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội
- Chủ ngữ : lòng tôi 
- Vị ngữ : thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân
Bài 1 : 
a) Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy :
 A. ra rả B. rung rinh C. rực rỡ D. rụng rời
b) 
	- Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
	- Mua được con chim, bố tôi nhốt ngay vào lồng.
 Từ lồng ở câu 1 và từ lồng ở câu 2 là loại từ nào ?
 A. Đồng âm B. Cùng nghĩa C. Nhiều nghĩa
c) Tìm cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm :
 Lan ....... ................. học giỏi....................còn là một đứa con hiếu thảo.
d) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu sau ? Câu văn đó là câu đơn hay câu ghép ? 
 Trong buổi sớm se se lạnh, tiếng chim chích choè vang lên lảnh lót, hương hoa bưởi lan toả khắp vườn. 
e) Các câu trong đoạn văn sau liên kết với nhau bằng cách nào ?
	Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
 Liên kết bằng cách ..............................................................................................
Bài 3 : Em bị ốm, người luôn bên cạnh động viên, chăm sóc, lo cho em uống từng viên thuốc, ăn từng thìa cháo, mất ăn mất ngủ vì em là mẹ. Hãy hình dung và tả lại người mẹ kính yêu của em lúc đó. 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Bài 1 : Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm
a) D
b) A
c) HS có thể điền 1 trong hai cặp từ : không những ........... mà ............ hoặc không chỉ ............. mà ................ đều cho điểm tối đa
d) Học sinh xác định được : 
- Câu ghép
0,5 điểm
- trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ
 Trong buổi sớm se se lạnh, tiếng chim chích choè
 TN CN
 vang lên lảnh lót, hương hoa bưởi lan toả khắp vườn. 
 VN CN VN
0,5 điểm
e) Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ
5
(5 điểm)
MB : Giới thiệu về người em sẽ tả là mẹ của em bằng một trong 2 cách mở bài em đã học.
0,5 điểm
TB : 
+ Tả được đặc điểm về ngoại hình của mẹ với những điểm nổi bật về: tầm vóc, tuổi tác, cặp mắt, hàm răng, nụ cười
1 điểm
+ Tả được hoạt động chăm sóc em bị ốm của mẹ với tình yêu thương, sự quý trọng và biết ơn.
2 điểm
+ Nêu bật được tình cảm yêu thương của mẹ dành cho em và lòng biết ơn, kính yêu của em đối với mẹ.
1,5 điểm
KB: Cảm nghĩ của em về mẹ.
0,5 điểm
Đặt câu có sử dụng dấu hai chấm cho trường hợp sau : 
Dùng dấu hai chấm để tách lời giải thích về các loại cây ( hoặc : hoa, quả ) với bộ phận đứng trước nói về khu vườn.
Ví dụ : Khu vườn nhà em có nhiều loại cây : na, mít, cam, bưởi, ...
Dùng dấu hai chấm để tách lời giải thích về một số phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt nam với bộ phận đứng trước có ý giới thiệu.
Phụ nữ Việt Nam có những phẩm chất thật tốt đẹp : anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

File đính kèm:

  • docde_giao_luu_olympic_em_yeu_tieng_viet_cap_tieu_hoc_de_8_co_h.doc