Đề giao lưu Olympic cấp huyện môn Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2018-2019 (Có hướng dẫn chấm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
."Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.".
(Cô Tô - Nguyễn Tuân - Ngữ văn 6, tập 2 trang 89)
a. Xác định và nêu tác dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong đoạn văn trên.
b. Qua đoạn văn, em có nhận xét gì về tài năng miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân?
Câu 2 (3.0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
"Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa
Gió chiều đông gờn gợn
Hương bay gần bay xa."
(Rừng mơ - Trần Lê Văn)
Câu 3 (5.0 điểm)
Văn bản “Vượt thác” của nhà văn Võ Quảng đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên sông Thu Bồn cũng như vẻ đẹp của con người lao động tài hoa nơi đây.
Dựa vào văn bản “Vượt thác”, bằng trí tưởng tượng của mình, kết hợp hài hòa giữa miêu tả và tự sự, em hãy tái hiện lại bức tranh đó.
UBND HUYỆN KINH MÔN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ GIAO LƯU OLYMPIC CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 6 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm: 03 câu, 01 trang) Câu 1 (2.0 điểm) Cho đoạn văn sau: ..."Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông."... (Cô Tô - Nguyễn Tuân - Ngữ văn 6, tập 2 trang 89) a. Xác định và nêu tác dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong đoạn văn trên. b. Qua đoạn văn, em có nhận xét gì về tài năng miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân? Câu 2 (3.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: "Rừng mơ ôm lấy núi Mây trắng đọng thành hoa Gió chiều đông gờn gợn Hương bay gần bay xa..." (Rừng mơ - Trần Lê Văn) Câu 3 (5.0 điểm) Văn bản “Vượt thác” của nhà văn Võ Quảng đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên sông Thu Bồn cũng như vẻ đẹp của con người lao động tài hoa nơi đây. Dựa vào văn bản “Vượt thác”, bằng trí tưởng tượng của mình, kết hợp hài hòa giữa miêu tả và tự sự, em hãy tái hiện lại bức tranh đó. _________________Hết_________________ Họ và tên thí sinh: . Số báo danh Chữ kí giám thị 1 :.Chữ kí giám thị 2 : UBND HUYỆN KINH MÔN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIAO LƯU OLYMPIC NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 6 (Hướng dẫn chấm gồm: 03 câu, 04 trang) A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0.25. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1 (2.0 điểm) Nội dung Điểm 1. Mức tối đa (2.0 điểm): * Các tiêu chí về nội dung bài viết (1.75 điểm) a. Học sinh xác định và nêu tác dụng các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: - Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ. (trích dẫn tổ hợp từ hoặc câu văn thể hiện biện pháp tu từ đó). - Tác dụng: các hình ảnh so sánh, nhân hóa, ẩn dụ thể hiện được: + Sự miêu tả và cảm nhận độc đáo tinh tế của tác giả. + Làm cho người đọc thấy được vẻ đẹp của của mặt trời lúc mọc trên biển: mặt trời trở nên dịu dàng, hiền hòa, phúc hậu và gần gũi với con người. b. Nhận xét về tài năng miêu tả của Nguyễn Tuân: + Sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế, công phu; chọn lọc những chi tiết tiêu biểu; miêu tả theo trình tự hợp lí. + Sử dụng những từ ngữ, hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo, sáng tạo để làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh và làm cho cảnh được tả hiện ra thật ấn tượng. * Hình thức (0.25 điểm) - Trả lời theo ý (a, b) hoặc kết hợp ý (a,b) viết đoạn văn. - Sắp xếp ý chặt chẽ, logic, có sự liên kết về nội dung và hình thức. - Diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu 2. Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt từ 0,25 điểm đến 1,75 điểm cho bài làm của học sinh. 3. Không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề. 0.5 0.75 0.5 0.25 Câu 2 (3.0 điểm) Nội dung Điểm 1. Mức tối đa (3.0 điểm): a. Các tiêu chí về nội dung bài viết (2.0 điểm): Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo những nội dung sau: - Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh rừng mơ đẹp, thơ mộng, và đầy hấp dẫn trong một buổi chiều đông. - Với nghệ thuật nhân hóa “rừng mơ ôm lấy núi” đã gợi tả hình ảnh một rừng mơ bạt ngàn; mơ bao trùm, ôm ấp lên tất cả ngọn núi tưởng như là cánh rừng bát ngát, mênh mông bất tận. - Câu thơ thứ 2 là câu thơ hay nhất trong đoạn. Bằng nghệ thuật liên tưởng nhà thơ vẽ ra một hình ảnh thật thơ mộng: màu trắng của hoa hòa vào màu trắng của mây trời tưởng như là những đám mây trắng trên trời đậu xuống, kết đọng thành muôn ngàn bông hoa mơ trắng tinh khôi... - Từ láy “gờn gợn” gợi cơn gió nhẹ nhàng lướt qua làm cả rừng mơ trắng bạt ngàn đong đưa theo chiều gió, gió mang hương thơm lan tỏa khắp núi rừng “bay gần bay xa” khiến không gian như tràn ngập mùi hương. => Từ vẻ đẹp của thiên nhiên rừng mơ, ta thấy được tâm hồn nhạy cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của đất trời; từ đó gửi gắm tình yêu thiên nhiên tha thiết, sự gắn bó với quê hương, đất nước. Đoạn thơ bồi đắp cho ta tình yêu và niềm tự hào trước vẻ đẹp của quê hương, đất nước mình. ơ b. Các tiêu chí khác (1.0 điểm): * Hình thức: - Viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn, kiểu bài cảm thụ tác phẩm văn học. - Hình thức trình bày sạch đẹp, bố cục đầy đủ, chặt chẽ, văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp... * Sáng tạo: - Có sáng tạo riêng hợp lí, mang tính cá nhân. - Có liên hệ, mở rộng vấn đề. Thể hiện sự tìm tòi trong cách diễn đạt: nhịp điệu, kiểu câu, cách trình bày... - Sử dụng từ ngữ có chọn lọc. Vận dụng linh hoạt các phương pháp, biết phân tích, tổng hợp, khái quát nội dung. 2. Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt từ 0.25 điểm đến 2.75 điểm cho bài làm của học sinh. 3. Không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề. 0.25 0.5 0.5 0.25 0.5 0.5 0.5 Câu 3 (5.0 điểm) Nội dung Điểm 1. Mức tối đa (5.0 điểm) a. Các tiêu chí về nội dung bài viết (4.0 điểm): Học sinh có thể làm bằng nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo những nội dung sau: * Giới thiệu chung về cảnh dòng sông Thu Bồn và nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. * Tả khung cảnh thiên nhiên: Khung cảnh thiên nhiên nơi dòng sông Thu Bồn được trải dài theo hành trình của con thuyền nên có sự biến đổi phong phú (HS bám vào các chi tiết chính của văn bản để tưởng tượng, sáng tạo thêm...): - Tả quang cảnh dòng sông ở khu vực đồng bằng: vẻ đẹp của sự êm đềm, hiền hòa, thơ mộng, thuyền bè tấp nập, hai bên bờ rộng rãi, trù phú với những bãi dâu trải ra bạt ngàn.... - Tả cảnh sắp đến đoạn thác ghềnh: Vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước... - Đoạn sông có nhiều thác dữ: dòng nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... - Vượt qua thác dữ: dòng sông chảy quanh co, những bụi cây to, vùng đồng bằng mênh mông, bát ngát... * Hình ảnh nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác: Trên nền thiên nhiên hùng vĩ, con người lao động hiện ra với bao vẻ đẹp: - Ngoại hình: như một pho tượng đồng đúc, bắp thịt nổi cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào.... Vẻ đẹp khỏe khoắn, hùng dũng cường tráng. - Động tác: co người... rút sào rập ràng nhanh như cắt. - Tư thế: vững vàng, làm chủ thiên nhiên. - Tính cách: + Lúc ở nhà nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì. + Khi làm việc: là người chỉ huy thuyền vượt thác dày dặn kinh nghiệm với sự quyết liệt, rắn rỏi. * Cảm nhận, thái độ của bản thân về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động: yêu mến, gắn bó với vẻ đẹp thiên nhiên tươi đẹp nguyên sơ, cổ kính của Tổ quốc. Trân trọng vẻ đẹp của con người lao động đầy quả cảm. b. Các tiêu chí khác (1.0 điểm) * Hình thức: - Viết bài văn hoàn chỉnh, kiểu bài văn miêu tả kết hợp với yếu tố tự sự và biểu cảm. - Hiểu đúng yêu cầu của đề bài từ văn bản và từ kiến thức thực tế để miêu tả lại khung cảnh thiên nhiên phong phú, hùng vĩ và vẻ đẹp của con người lao đông. - Hình thức trình bày sạch đẹp, bố cục đầy đủ, văn phong trong sáng có hình ảnh, có cảm xúc, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp... * Sáng tạo: - Có sáng tạo riêng hợp lí, mang tính cá nhân về vấn đề. - Có liên hệ, mở rộng vấn đề. Thể hiện sự tìm tòi trong cách diễn đạt: nhịp điệu, kiểu câu, cách trình bày... - Sử dụng từ ngữ có chọn lọc; vận dụng linh hoạt các phương pháp, biết kết hợp miêu tả với yếu tố tự sự và biểu cảm. 2. Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt từ 0.25 điểm đến 4.75 điểm cho bài làm của học sinh. 3. Không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề. 0.5 1.5 1.5 0.5 0.5 0.5 * Lưu ý: Giám khảo căn cứ vào hướng dẫn chấm, khuyến khích những bài làm sáng tạo của học sinh để cho điểm cho phù hợp ........................................Hết......................................
File đính kèm:
- de_giao_luu_olympic_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2018.doc