Đề cương Vật lí 9 Học kì II

Bài 43: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỚI THẤU KÍNH HỘI TỤ.

I, Đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ:

+ Nếu d

+ Nếu d=f không cho ảnh

+ Nếu f

+ Nếu d=2f cho ảnh thật ngược chiều với vật và bằng vật

+ Nếu d>2f cho ảnh thật ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

 - Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật. Khi đặt vật rất xa thấu kính thì ảnh thật có cị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.

 - Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hon vật và cùng chiều với vật.

II, Cách dựng ảnh:

 Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (AB vuông góc với trục chính của thấu kính, A nằm trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng cách vẽ đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt, sau đó từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A’ của A.

III, Công thức của thấu kính hội tụ:

- Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh:

- Quan hệ giữa d, d’ và f: nếu là ảnh ảo thì

- Trong đó: d là khoảng cách từ vật đến thấu kính

d’ là khoảng cách từ ảnh đến thấu kính

f là tiêu cự của thấu kính

h là chiều cao của vật

h’ là chiều cao của ảnh

 

doc10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Vật lí 9 Học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây có chiều ngược với chiều dòng điện cảm ứng khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện đó giảm.
II, Dòng điện xoay chiều:
	- Nếu ta liên tục lần lượt đưa nam châm vào và kéo nam châm ra khỏi cuộn dây dẫn kín thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện luân phiên đổi chiều.
	- Dòng điện luân phiên đổi chiều như trên gọi là dòng điện xoay chiều.
III, Cách tạo ra dòng điện xoay chiều:
1, Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín:
	- Khi nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín luân phiên tăng giảm làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
2, Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường:
	- Khi cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm làm xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín dòng điện cảm ứng xoay chiều.
* Ghi nhớ:
	- Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên ua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.
	- 	Khi cho cuộn day dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dây dẫn có thể xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.	
----------------------------------------------------------------------
Bài 34: MAY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU
I, Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều:
1, Cấu tạo: 
	- Các máy phát điện xoay chiều đều có 2 bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn.
	- Một trong 2 bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại có thể quay được gọi là rôto.
2, Hoạt động:
	- Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây biến thiên làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
II, Máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật:
1, Đặc tính kĩ thuật:
	Máy phát điện trong công nghiệp có thể cho dòng điện có cường độ 10 kA và hiệu điện thế xoay chiều (còn gọi là điện áp) 10,5 kV, đường kính tiết diện ngang của máy đến 4m, chiều dài đến 20m, công suất 110MW. Trong các máy này, các cuộn dây là stato, còn rôto là nam châm điện mạnh. Ở Việt Nam, các máy cung cấp điện có tần số 50Hz cho lưới điện quốc gia.
2, Cách làm quay máy phát điện:
	- Để làm quay máy phát điện ta dùng:
+ Tua bin nước.
+ Cánh quạt gió.
+ Động cơ nổ.
+ Tua bin hơi nước.
----------------------------------------------------------------------
Bài 35: CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU- ĐO CƯỜNG ĐỘ VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU.
I, Tác dụng của dòng điện xoay chiều:
	- Dòng điện xoay chiều có các tác dụng nhiệt, quang và từ.
II, Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều:
	- Khi dòng điện đổi chiều thì lực từ của dòng điện tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều.
III, Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều:
	- Đo hiệu điện thế và cường độ của dòng điện xoay chiều bằng vôn kế và ampe kế có kí hiệu là AC (hay ~).
	- Kết quả đo không thay đổi khi ta đổi chỗ hai chốt của phích cắm vào ổ lấy điện.
	- Khi mắc am pe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều không cần phân biệt chốt của chúng.
----------------------------------------------------------------------
Bài 36: TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA.
I, Sự hao phí điện năng trên đường dây truyền tải điện:
1, Tính điện năng hao phí trên đường dây tải điện:
	- Công suất của dòng điện: P = U.I (1)
	- Công suất tỏa nhiệt ( hao phí): Php = R.I2 (2)
	- Từ (1) và (2) suy ra công thức tính công suất hao phí do tỏa nhiệt: 
	- Để giảm hao phí điện năng so tỏa nhiệt trên đường dây tải điện thì tốt nhất là tăng hiệu điện thế đặ vào 2 đầu dây.
* Ghi nhớ:
	- Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây.
	- Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào 2 đầu đường dây.
----------------------------------------------------------------------
Bài 37: MÁY BIẾN THẾ
I, Cấu tạo và hoạt động của máy biến thế:
1, Cấu tạo:
	- 2 cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện với nhau.
	- 1 lõi sắt (hay thép) có pha silic chung cho cả hai cuộn dây.
2, Nguyên tắc hoạt động:
	- Khi đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế mọt hiệu điện thế xoay chiều thì ở 2 đầu cuộn thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều.
II, Tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế:
	- Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn:
	- Khi hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp lớn hơn hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp (U1>U2) ta có máy hạ thế, còn khi U1<U2 ta có máy tăng thế.
III, Lắp đặt máy biến thế ở 2 đầu đường dây tải điện:
	Để giảm hao phí trên đường dây tải điện, cần có hiệu điện thế lên đến hàng trăm nghìn vôn, nhưng ở nơi dùng điện lại phải có hiệu điện thế thích hợp ( thường là 220V). Bởi vậy, ở 2 đầu đường dây tải điện phải đặt 2 loại biến thế có nhiệm vụ khác nhau.
* Ghi nhớ: Ở đường dây tải về phía nhà máy điện đặt máy tăng thế, ở nơi tiêu thụ đặt máy hạ thế.
----------------------------------------------------------------------
Bài 40: HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
I, Hiện tượng khác xạ ánh sáng:
	- Tia sáng truyền từ không khí sang nước ( tức là truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác) thì bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
	- 1 vài khái niệm :
+ I là điểm tới, SI là tia tơi.
+ IK là tia khúc xạ.
+ Đường NN’ vuông góc với mặt phân cách là pháp tuyến tại điểm tới.
+ là góc tới, kí hiệu là i.
+ là góc khúc xạ, kí hiệu là r.
+ Mặt phẳng chứa tia tới SI và pháp tuyến NN’ là mặt phẳng tới.
	- Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì:
+ Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.
+ Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
II, Sự khúc xạ của tia sáng khi truyền từ nước sang không khí:
	- Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì:
+ Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.
+ Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
----------------------------------------------------------------------
Bài 42: THẤU KÍNH HỘI TỤ
I, Đặc điểm của thấu kính hội tụ:
	- Thấu kính hội tụ thường dùng có phần rìa mỏng hơn phàn giữa.
	- Thấu kính được làm bằng vật liệu trong suốt ( thường là thủy tinh hoặc nhựa).
- Tiết diện mặt cắt ngang của thấu kính hội tụ. - Kí hiệu thấu kính hội tụ:
	- Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
	- Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ:
(1) Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
(2) Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm.
(3) Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.
II, Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ:
1, Trục chính: 
	- Trong các tia tới vuông góc với mặt thấu kính hội tụ, có một tia cho tia ló truyền thẳng không đổi hướng. Tia này trùng với một đường thẳng được gọi là trục chính (∆) của thấu kính.
2, Quang tâm: 
	- Trục chính của thấu kính hội tụ đi qua một điểm O trong thấu kính mà mọi tia sáng tới điểm này đều truyền thẳng, không đổi hướng. Điểm O gọi là quang tâm của thấu kính.
3, Tiêu điểm: f = OF = OF’
	- Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại 1 điểm F nằm trên trục chính. Điểm đó gọi là tiêu điểm của thấu kính hội tụ và nằm khác phía với chùm tia tới.
	- Mỗi thấu kính có 2 tiêu điểm F và F’ nằm về 2 phía của thấu kính, cách đều quang tâm.
----------------------------------------------------------------------
Bài 43: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỚI THẤU KÍNH HỘI TỤ.
I, Đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ:
+ Nếu d<f cho ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật
+ Nếu d=f không cho ảnh
+ Nếu f<d<2f cho ảnh thật ngược chiều với vật và lớn hơn vật
+ Nếu d=2f cho ảnh thật ngược chiều với vật và bằng vật
+ Nếu d>2f cho ảnh thật ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
	- Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật. Khi đặt vật rất xa thấu kính thì ảnh thật có cị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
	- Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hon vật và cùng chiều với vật.
II, Cách dựng ảnh:
	Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (AB vuông góc với trục chính của thấu kính, A nằm trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng cách vẽ đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt, sau đó từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A’ của A.	
III, Công thức của thấu kính hội tụ:
Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: 
Quan hệ giữa d, d’ và f: nếu là ảnh ảo thì 
Trong đó: d là khoảng cách từ vật đến thấu kính
d’ là khoảng cách từ ảnh đến thấu kính
f là tiêu cự của thấu kính
h là chiều cao của vật
h’ là chiều cao của ảnh
----------------------------------------------------------------------
Bài 44: THẤU KÍNH PHÂN KÌ
I, Đặc điểm của thấu kính phân kì:
	- Thấu kính phân kì thường dùng có phần rìa dày hơn phần giữa.
	- Thấu kính được làm bằng vật liệu trong suốt ( thường là thủy tinh hoặc nhựa).
	- Tiết diện mặt cắt ngang của 1 số thấu kính phân kì:
Kí hiệu thấu kính: 
	- Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho chùm tia ló phân kì.
	- Đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì:
(1) Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.
(2) Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
II, Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính phân kì: giống phần II bài 42:
----------------------------------------------------------------------
Bài 45: ẢNH CỦA 1 VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH PHÂN KÌ
I, Đặc điểm của ảnh của 1 vật tạo bơi thấu kính phân kì:
	- Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
	- Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
II, Cách dựng ảnh: Tương tự như thấu kính hội tụ:
III, Công thức của thấu kính phân kì:
- Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: 
- Quan hệ giữa d, d’ và f: 
	- Trong đó:	d là khoảng cách từ vật đến thấu kính
 d’ là khoảng cách từ ảnh đến thấu kính
 f là tiêu cự của thấu kính
 h là chiều cao của vật
 h’ là chiều cao của ảnh
----------------------------------------------------------------------
Bài 47: SỰ TẠO ẢNH TRONG MÁY ẢNH
I, Cấu tạo của máy ảnh:
	- Máy ảnh là 1 dụng cụ dùng để thu ảnh của vật mà ta muốn ghi lại.
	- 2 bộ phận quan trọng của máy ảnh là vật kính và buồng tối.
	- Vật kính là 1 thấu kính hội tụ.
	- Ngoài ra, trong máy ảnh còn có chỗ đặt màn hứng ảnh.
	- Trong máy ảnh dùng phim thì màn hứng ảnh là phim.
II, Ảnh của 1 vật trong máy ảnh:
	- Ảnh trên màn hứng ảnh là ảnh thật, nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật.
- Công thức: 
- Trong đó: d là khoảng cách từ vật đến vật kính
 d’ là khoảng cách từ phim đến vật kính
 h là chiều cao của vật
 h’ là chiều cao của ảnh trên phim
----------------------------------------------------------------------
Bài 48: MẮT
I, Cấu tạo của mắt:
1, Cấu tạo:
	- 2 bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới ( võng mạc).
	- Thể thủy tinh là 1 thấu kính hội tụ bằng chất trong suốt và mềm. Nó dễ dàng phồng lên hoặc dẹt xuống để thay đổi tiêu cự.
	- Màng lưới là 1 màng ở đáy mắt, tại đó ảnh mà ta nhìn thấy sẽ hiện lên rõ nét.
2, So sánh mắt và máy ảnh:
* Giống nhau: - Thể thủy tinh của mắt tương tự như vật kính của TKHT.
- Màng lưới của mắt tương tự như phim của máy ảnh đều là màn hứng ảnh.
* Khác nhau: - Tiêu cự của thể thủy tinh có thể thay dổi được khi mắt điều tiết.
- Tiêu cự của vật kính không thay đổi được.
III, Điểm cực cận và điểm cực viễn:
1, Điểm cực cận: (Cc):
- Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực cận (kí hiệu là Cc).
- Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận gọi là khoảng cực cận (hay khoảng thấy rõ ngắn nhất).
- Khoảng cách từ điểm Cc đến điểm Cv gọi là giới hạn nhìn rõ của mắt.
2, Điểm cực viễn:
- Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn (kí hiệu là Cv)
- Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn gọi là khoảng cực viễn.
----------------------------------------------------------------------
Bài 49 : 	MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO.
I, Mắt cận: 
1, Những biểu hiện:
Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa.
CV của mắt cận ở gần hơn mắt bình thường.
2, Cách khắc phục tật cận thị:
Kính cận là thấu kính phan kì. Người cận thị phải đeo kínhphân kì để có thể nhìn rõ vật ở xa.
II, Mắt lão:
1, Những đặc điểm của mắt lão:
Nhìn rõ những vật ở xa, không nhìn rõ những vật ở gần.
Cc của mắt lão xa hơn mắt bình thường.
2, Cách khắc phục:
Kính lão là thâu kính hội. Mắt lão phải đeo kính hội để nhìn rõ các vật ở gần .
----------------------------------------------------------------------
Bài 50:KÍNH LÚP
I, Kính lúp là gì?
- Kính lúp là 1 TKHT có tiêu cự ngắn. Người ta dùng kính lúp để quan sát các vật nhỏ.
Mỗi kính lúp có ghi số bội giác (G) bằng các con số 2x,3x,5x,.. trên vành kính.
Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát 1 vật thì sẽ thấy ảnh càng lớn.
Giữa số bội giác và tiêu cự f(đo bàng đơn vị xentimet) của 1 kính lúp có hệ thức G=25/f.
Số bội giác của kính lúp cho biết, ảnh mà mắt thu được khi dùng kính lớn gấp bao nhiêu lần so với ảnh mà mắt thu được khi quan sát trực tiếp vật mà không dùng kính.
II, Cách quan sát 1 vât nhỏ qua kính lúp:
Khi quan sát 1 vật nhỏ qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính sao cho thu được 1 ảnh ảo lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo đó.
----------------------------------------------------------------------
Bài 52: ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU.
I, Nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng màu:
1, Các nguồn phát ánh sáng trắng:
	- Mặt trời là nguồn phát sáng trắng rất mạnh. Ánh áng mặt trời đến mắt ta lúc ban ngày ( trừ lúc bình minh và hoàng hôn) là ánh sáng trắng.
	- Các đèn có dây tóc nóng sáng như bóng đèn pha của xe ôtô, xe máy, bóng đèn pin, bóng đèn tròncũng là nguồn phát sáng trắng.
2, Các nguồn phát ánh sáng màu:
	- Các đèn LED phát ra ánh sáng màu. Có đèn phát ra ánh sáng màu đỏ, có đèn phát ra ánh sáng màu vàng, có đèn phát ra ánh sáng màu lục.
	- Bút laze thường dùng phát ra ánh sáng màu đỏ.
	- Có những đèn ống phát ra ánh sáng màu đỏ, màu vàng, màu tím, dùng trong quảng cáo.
II, Tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu:
	- Tấm lọc màu có thể là 1 tấm kính màu, 1 mảnh giáy bóng kính có màu, 1 tấm nhự trong có màu, 1 lớp nước màu.
	- Có thể tạo ra ánh sáng màu bằng cách chiếu chùm sáng trắng qua tấm lọc màu:
+ Chiếu ánh sáng trắng qua 1 tấm lọc màu ta sẽ được ánh sáng có màu của tấm lọc.
+ Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu ta sẽ được ánh sáng vẫn có màu đó.
+ Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc khác màu sẽ không được ánh sáng màu đó nữa.
	- Vậy nếu chiếu ánh sáng trắng hay ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu, ta sẽ được ánh sáng có màu đó. Ánh sáng màu này khó truyền qua tấm lọc màu khác.
	- Tấm lọc màu nào thì hấp thụ ít ánh sáng có màu đó, nhưng hấp thụ nhiều ánh sáng có màu khác.
----------------------------------------------------------------------
Bài 53: SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG.
I, Phân tích 1 chùm sáng trắng bằng lăng kính:
	- Khi chiếu chùm sáng trắng hẹp đi qua 1 lăng kính thì ta sẽ thu được nhiều chùm sáng màu khác nhau nằm sát cạnh nhau, tạo thành 1 dải màu như cầu vồng. Màu của dải này biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. Lăng kính có tác dụng tách riêng các chùm sáng màu có sẵn trong chùm sáng trắng cho mỗi chùm đi theo 1 phương khác nhau.
II, Phân tích 1 chùm sáng trắng bằng sự phản xạ trên đĩa CD:
	- Có thể phân tích 1 chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu bằng cách cho nó phản xạ trên mặt ghi của 1 đĩa CD.
III, Kết luận chung:
	- Có thể có nhiều cách phân tích 1 chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau.
----------------------------------------------------------------------
Bài 54: SỰ TRỘN CÁC ÁNH SÁNG MÀU.
Thế nào là trọn các ánh sáng màu? Ta có thể trộn hai hay nhiều ánh sáng màu với nhau nếu chiếu chùm sáng đó vào cùng 1 chỗ trên 1 màn ảnh màu trắng . Màu của màn ảnh ở chỗ đó sẽ là màu mà ta thu dduwwocj khi trộn các chùm sáng maufnois trên với nhau.
----------------------------------------------------------------------
Bài 55: MÀU SẮC CÁC VẬT DƯỚI ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ DƯỚI ÁNH SÁNG MÀU.
I, Vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh và vật màu đen dưới ánh sáng trắng:
	- Dưới ánh sáng trắng, vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó truyền vào mắt ta ( trừ vật màu đen). Ta gọi đó là màu của vật.
II, Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật:
	- Vật màu trắng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu.
	- Vật màu nào tán xạ tốt ánh sáng màu đó nhưng tán xạ ké ánh sáng màu khác.
	- Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.
III, Kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật:
	- Vật màu nào thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó và tán xạ kém ánh sáng các màu khác.
	- Vật màu trắng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu.
	- Vật màu đen không có khả năng tán xạ các ánh sáng màu.
* Khi nhìn thấy vật màu nào thì có ánh sáng màu đó đi từ vật đến mắt ta.
----------------------------------------------------------------------
Bài 56: CÁC TÁC DỤNG CỦA ÁNH SÁNG
I, Tác dụng nhiệt của ánh sáng:
1, Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì?	
	Ánh sáng chiếu vào các vật làm chúng nóng lên. Khi đó năng lượng ánh sáng đã bị biến thành nhiệt năng. Đó là tác dụng nhiệt của ánh sáng.VD: Người ta làm muối đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng mặt trời. Để xe đạp ngoài nắng sau đó sờ vào yên ta thấy nóng.
2, Nghiên cứu tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và vật màu đen:
Trong tác dụng nhiệt của ánh sáng thì các vật có màu tối hấp thụ năng lượng ánh sáng mạnh hơn các vật có màu sáng.
II, Tác dụng sinh học của ánh sáng:
	- Ánh sáng có thể gây ra 1 số biến đổi nhất định ở các sinh vật. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng. Trong các tác dụng này, năng lượng ánh sáng đã biến thành các dạng năng lượng cần thiết cho cơ thể sinh vật.
III, Tác dụng quang điện của ánh sáng:
1, Pin mặt trời:
	Muốn cho pin phát điện phải có ánh sáng chiếu vào pin.
2, Tác dụng quang điện của ánh sáng:
	Trong khoa học, người ta gọi pin mặt trời là pin quang điện. Đó là vì trong pin có sự biến đổi trực tiếp của năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.
	Tác dụng của ánh sáng lên pin quang điện gọi là tác dụng quang điện.
----------------------------------------------------------------------
Bài 59: NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG.
I, Năng lượng:
	Ta nhận biết được 1 vật có cơ năng khi nó có khả năng thực hiện công( cơ năng), có nhiệt năng khi nó có thể làm nóng các vật khác( nhiệt năng).
II, Các dạng năng lượng và sự chuyển hóa giữa chúng:
	Con người có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng, điện năng khi chúng được biến đổi thành cơ năng hoặc nhiệt năng. Nói chung, mọi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều có kèm theo sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
----------------------------------------------------------------------
Bài 60: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG.
I, Sự chuyển hóa năng lượng trong các hiện tượng cơ, nhiệt, điện:
1, Biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại. Hao hụt cơ năng:
	 - Trong các hiện tượng tự nhiên, thường có sự biến đổi giữa thế năng và động năng, cơ năng luôn luôn giảm. Phần cơ năng hao hụt đi đã chuyển hóa thành nhiệt năng.
	- Nếu cơ năng của vật tăng thêm so với ban đầu thì phần tăng thêm là do dạng năng lượng khác chuyển hóa thành.
2, Biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại. Hao hụt cơ năng.
	Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành cơ năng. Trong các máy phát điện , phần lớn cơ năng chuyển hóa thành điện năng. Phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng nhơ hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho máy. Phần năng lượng hao hụt đi đã biến đổi thành dạng năng lượng khác.
II, Định luật bảo toàn năng lượng:
	Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chu

File đính kèm:

  • docDe_cuong_vat_li_9_hoc_ki_II.doc
Giáo án liên quan