Đề cương Tin học 8 học kỳ I

13. Cho trước ba số dương a, b và c. Hãy mô tả thuật toán giải ghi kết quả ba số đó có thể là ba cạnh của một tam giác hay không.

Mô tả thuật toán:

INPUT: Ba số dương a >0, b >0 và c >0.

OUTPUT: Thông báo “a, b và c có thể là ba cạnh của một tam giác” hoặc thông báo “a, b và c không thể là ba cạnh của một tam giác”.

Bước 1: Tính a + b. Nếu a + b ≤ c, chuyển tới bước 5.

Bước 2: Tính b + c. Nếu b + c ≤ c, chuyển tới bước 5.

Bước 3: Tính a + c. Nếu a + c ≤ b, chuyển tới bước 5.

Bước 4: Thông báo “a, b và c có thể là ba cạnh của một tam giác” và kết thúc thuật toán.

Bước 5: Thông báo “a, b và c không thể là ba cạnh của một tam giác” và kết thúc thuật toán.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Tin học 8 học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG TIN HỌC 8
HỌC KỲ I – 2014 - 2015
I. Trắc nghiệm 
1) Giả sử ta khai báo biến x với kiểu dữ liệu integer, phép gán nào sau đây là đúng?
	A. x:= 5/6;	B. x:= 56;	C. x:= ‘56’;	D. x:= (6+2)/3;
2) Để khai báo biến trong Pascal, ta dùng từ khóa:
	A. Var	B. Const	C. Uses	D. Program
3) Trong Pascal, khai báo nào sau đây là đúng?
	A. Var dien_tich : real;	B. Var dien tich : real;	
C. Const dien_tich = real;	D. Const dien_tich : real;
4) Cho biết giá trị của biến nhớ x sau khi chương trình thực hiện các phép gán sau:
 x:=5; y:=15; x:=x + y?
	A. 15	B. 20	C. 5	D. 10
5) Để xuất ra màn hình kết quả của biểu thức 15 + 5, ta dùng lệnh:
	A. Writeln(’15 + 5 = ’);	B. Writeln(15 + 5);	
C. Writeln(’15 + 5 = 15 + 5’);	D. Writeln(’15 + 5’);
6) Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình gồm:
	A. Các quy tắc.	B. Phần khai báo và phần thân.
	C. Bảng chữ cái.	D. Bảng chữ cái và các quy tắc.
7) Cấu trúc chung của mọi chương trình gồm:
	A. Phần tên chương trình, phần khai báo, phần mở đầu, phần kết thúc.
	B. Phần tên chương trình, phần thân chương trình.
	C. Phần khai báo, phần mở đầu, phần kết thúc.
	D. Phần khai báo và phần thân của chương trình.
8) Biểu thức a3 + 1 được viết trong ngôn ngữ lập trình Pascal là:
	A. a*3 + 1	B. a.a.a + 1	C. a*a*a + 1	D. a^3 + 1
9) Trong các tên sau đây, tên nào là tên hợp lệ trong ngôn ngữ lập trình Pascal?
	A. Dien tich	B. 8A	C. Begin	D. Vi_du_1
10) Trong Pascal, để tạm ngừng chương trình cho tới khi người dùng nhấn phím enter ta dùng lệnh:
	A. Writeln;	B. Clrscr;	C. Readln;	D. Delay;
11) Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ nào không phải là từ khoá ?
A. Uses	B. Program	C. End	D. Computer
12) Dãy kí tự 20n10 thuộc kiểu dữ liệu ? 
A. String	B. Integer	C. Real	D. Char
13) Để chạy một chương trình Pascal ta nhấn tổ hợp phím : 
A. Ctrl+F9	B. Alt+F9	C. Shitf+F9	D. Ctrl+Shift+F9
14) Phần nguyên trong phép chia của hai số nguyên 16 và 5 là :
A. 16 div 5 = 1	B. 16 mod 5 = 1	C. 16 div 5 = 3	D. 16 mod 5 = 3
15) Trong Pascal khai khai báo nào sau đây là đúng :
A. Var hs : real;	B. Var 5hs : real;	C. Const hs : real;	D. Var S = 24;
II. Tự luận 
Hãy cho biết lí do cần phải viết chương trình để điều khiển máy tính.
	Lí do: Điều khiển máy tính tự động thực hiện các công việc đa dạng và phức tạp mà một lệnh đơn giản không đủ để chỉ dẫn. 
Hãy cho biết các thành phần cơ bản của một ngôn ngữ lập trình .
	Các thành phần cơ bản ngôn ngữ lập trình gồm bảng chữ cái và các quy tắc để viết các câu lệnh (cú pháp) có ý nghĩa xác định, cách bố trí các câu lệnh,... sao cho có thể tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và chạy được trên máy tính..
Tên trong chương trình là gì? Cho biết sự khác biệt từ khóa và tên, cách đặt tên trong chương trình.
	Tên trong chương trình là dãy các chữ cái hợp lệ được lấy từ bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình. Từ khoá của một ngôn ngữ lập trình (hay còn được gọi là từ dành riêng) là tên chỉ được dùng cho các mục đích sử dụng do ngôn ngữ lập trình quy định, không được dùng cho bất kì mục đích nào khác. 
	Người lập trình có thể đặt tên một cách tùy ý nhưng phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình cũng như của chương trình dịch, trong đó (1) Hai đại lượng khác nhau phải có tên khác nhau; (2) Tên không được trùng với các từ khoá.
Trong số các tên sau đây do người viết chương trình đặt trong một chương trình Pascal, tên nào là hợp lệ và tên nào không hợp lệ: a, Tamgiac, 8a, Tam giac, beginprogram, end, b1, abc? 
	Các tên hợp lệ: a, Tamgiac, beginprogram, b1, abc, tên không hợp lệ: 8a (bắt đầu bằng số), Tam giac (có dấu cách), end (trùng với từ khóa).
Hãy cho biết các phần chính trong cấu trúc của mọi chương trình và vai trò của chúng. Trong các phần đó, phần nào là quan trọng nhất?
	Xem SGK, Mục 4, Bài 2.
Viết các biểu thức dưới đây với các kí hiệu trong Pascal
Chuyển các biểu thức được viết trong Pascal thành các biểu thức trong toán học
(a+b)*(a+b)-x/y
b/(a*a+c)
a*a/(2*b+c)*(2*b+c)
1+1/2+1/2*3+1/3*4+1/4*5
Biến là gì? 
	Biến đại lượng được dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình. 
Nêu sự khác nhau giữa biến và hằng và cho một vài ví dụ về biến và hằng.
	Mặc dù đều cùng phải khai báo trước khi có thể sử dụng trong chương trình, sự khác nhau giữa biến và hằng là ở chỗ giá trị của hằng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình, còn giá trị của biến thì có thể thay đổi được tại từng thời điểm thực hiện chương trình.
Cách xác định bài toán? Thuật toán là gì? Quá trình giải bài toán trên máy tính? Mô tả thuật toán là gì?
Hãy cho biết các câu lệnh Pascal thực hiện cấu trúc rẽ nhánh như thế nào? Chương trình sẽ kiểm tra cấu trúc này như thế nào?
Viết chương trình tính diện tích và chu vi đường tròn có bán kính r, trong đó r là một số nguyên dương được nhập từ bàn phím.
Chương trình Pascal có thể như sau đây:
uses crt;
const Pi=3.14;
var r: integer; C,S: real;
begin
clrscr;
write('Nhap ban kinh r = '); readln(r);
C:=2*Pi*r;
S:=Pi*r*r;
writeln(' Chu vi duong tron bang ',C:8:2);
writeln('Dien tich hinh tron bang ',S:8:2);
end.
Cho trước ba số dương a, b và c. Hãy mô tả thuật toán giải ghi kết quả ba số đó có thể là ba cạnh của một tam giác hay không.
Mô tả thuật toán:
INPUT: Ba số dương a >0, b >0 và c >0.
OUTPUT: Thông báo “a, b và c có thể là ba cạnh của một tam  giác” hoặc thông báo “a, b và c không thể là ba cạnh của một tam  giác”.
Bước 1: Tính a + b. Nếu a + b ≤ c, chuyển tới bước 5.
Bước 2: Tính b + c. Nếu b + c ≤ c, chuyển tới bước 5.
Bước 3: Tính a + c. Nếu a + c ≤ b, chuyển tới bước 5.
Bước 4: Thông báo “a, b và c có thể là ba cạnh của một tam  giác” và kết thúc thuật toán.
Bước 5: Thông báo “a, b và c không thể là ba cạnh của một tam  giác” và kết thúc thuật toán.
Hãy mô tả thuật toán tính tổng các phần tử của dãy số a1, a2,..., an cho trước. 
Thuật toán tính tổng các phần tử của dãy số A = {a1, a2,..., an} cho trước.
INPUT: n và dãy n số a1, a2,..., an.
OUTPUT: Tổng S = a1 + a2 +... + an.
Bước 1: S ¬ 0; i ¬ 0.
Bước 2: i ¬ i + 1.
Bước 3: Nếu i ≤ n, S ¬ S + ai và quay lại bước 2. 
Bước 4: Thông báo S và kết thúc thuật toán.
Hãy xác định bài toán và mô tả thuật toán tính tổng:S = 1++ (n là một số tự nhiên lớn hơn 1).
INPUT: nhập số tự nhiên n .
OUTPUT: Tổng S = 1++ 
Bước 1: Nhập n
Bước 2: S ¬ 0; i ¬ 0.
Bước 3: i ¬ i + 1.
Bước 4: Nếu i ≤ n, S ¬ S + 1/i và quay lại bước 3. 
Bước 5: Thông báo S và kết thúc thuật toán.
Hãy mô tả thuật toán nhập n số a1, a2, ..., an từ bàn phím và ghi ra màn hình số nhỏ nhất các số đó. Số n cũng được nhập từ bàn phím.
Thuật toán tìm số nhỏ nhất trong dãy n số a1, a2, ..., an cho trước. 
INPUT: n và dãy n số a1, a2,..., an.
OUTPUT: Min = Min{ a1, a2, ..., an}
Bước 1: Nhập n và dãy n số a1, a2,..., an.
Bước 2: Gán Min ¬ a1; i ¬ 1.
Bước 3: i ¬ i + 1.
Bước 4: Nếu i > n, chuyển đến bước 5.
Bước 5: Nếu ai < Min, gán Min ¬ ai rồi quay lại bước 3. Trong trường hợp ngược lại, quay lại bước 3. 
Bước 6: Ghi giá trị Min ra màn hình và kết thúc thuật toán.
Giả sử cần viết chương trình nhập một số tự nhiên vào máy tính và ghi ra màn hình kết quả số đã nhập là số chẵn hay lẻ, chẳng hạn “5 là số lẻ”, “8 là số chẵn”. Hãy mô tả các bước của thuật toán để giải quyết bài toán trên và viết chương trình Pascal để thực hiện thuật toán đó.
Thuật toán:
Bước 1. Nhập số n. 
Bước 2. Nếu n chia hết cho 2, ghi ra màn hình “n là số chẵn”; ngược lại, ghi ra màn hình “n là số lẻ”. 
Bước 3. Kết thúc thuật toán.
Hãy mô tả thuật toán và viết chương trình nhập ba số thực a, b và c từ bàn phím vào máy tính, sau đó kiểm tra ba số đó có thể là các cạnh của tam giác đều, tam giác cân hoặc tam giác vuông hay không và ghi kết quả ra màn hình (xem Bài 3, Bài thực hành 4).
Thuật toán:
Bước 1. Nhập ba số A, B và C. 
Bước 2. Nếu A + B < C hoặc B + C < A hoặc C + A < B, thông báo A, B và C không phải là ba cạnh của một tam giác và chuyển tới bước 5. 
Bước 3. Nếu A2 + B2 = C hoặc B2 + C2 = A2 hoặc C2 + A2 = B, thông báo A, B và C là ba cạnh của một tam giác vuông và chuyển tới bước 5. 
Bước 4. Nếu A = B và B = C, thông báo A, B và C là ba cạnh của một tam giác đều; ngược lại, nếu A = B hoặc B = C hoặc A = C, thông báo A, B và C là ba cạnh của một tam giác cân.
Bước 5. Kết thúc thuật toán. 
Chương trình Pascal:
program Tam_Giac;
uses crt;
var 	A, B, C, X: integer;
begin
clrscr;
write('Nhap so A: '); readln(A);
write('Nhap so B: '); readln(B);
write('Nhap so C: '); readln(C);
if (A+B<C) or (B+C<A) or (A+C<B) then writeln('Day khong la ba canh cua mot tam giac') 
else if (A*A=B*B+C*C) or (B*B=A*A+C*C) or (C*C=A*A+B*B) then writeln('Day la ba canh cua tam giac vuong') 
 else if (A=B) and(B=C) and (A=C) then writeln('Day la ba canh cua tam giac deu') 
 else if (A=B) or (B=C) or (C=A) then writeln('Day la ba canh cua tam giac can') 
 else writeln('Day chi la ba canh cua tam giac thuong');
readln;
end.
PHẦN VIẾT CHƯƠNG TRÌNH
Bài 1. 
	Viết chương trình in ra màn hình nội dung sau:
= = = = = Xin chao cac ban yeu thich Tin hoc = = = = =
= = = = = Phai co long dam me cac ban nhe ! = = = = =
Bài 2. 
	Viết chương trình: tính tổng số tiền cần mua vé, biết rằng giá vé là: 30.000đ/chiếc, số lượng vé cần mua được nhập vào từ bàn phím.
Bài 3: 
	Viết chương trình Nhập vào giá trị chiều dài và chiều rộng của một hình chữ nhật. ghi ra màn hình chu vi và diện tích của hình chữ nhật đó.
Bài 4.
	Viết chương trình nhập vào hai số nguyên bất kì, báo ra màn hình số nào lớn hơn. Nếu bằng nhau thì thông báo là bằng nhau.
Bài 5.
	Viết chương trình nhập vào ba số thực bất kì, báo ra màn hình giá trị lớn nhất trong 3 số đó.
Bài 6.
	Viết lệnh khai báo biến x là kiểu số thực, biến y là kiểu số nguyên
Bài 7.
	Viết câu lệnh xuất kết quả của biểu thức 12^2+7(8-15) ra màn hình

File đính kèm:

  • docDe cuong tin tham khao lop 8 ky I.doc
Giáo án liên quan