Đề cương sinh học lớp 9
4.Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật.
* Quan hệ cùng loài:
- Các sinh vật cùng loài sống cùng nhau, liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể.
- Trong 1 nhóm cá thể có các mối quan hệ:
+ Quan hệ hỗ trợ: giúp sinh vật được bảo vệ tốt hơn và dễ dàng tìm kiếm thức ăn hơn.
+ Quan hệ cạnh tranh: ngăn ngừa sự gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn.
ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 1. Ưu thế lai. * Khái niệm: Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ. * Nguyên nhân: Do có sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1 - Lai 2 dòng thuần (kiểu gen đồng hợp) con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp à chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội có lợi. - VD : P : Aabbcc x aaBBCC F1: AaBbCc * Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng: - Lai khác dòng : Tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau. VD: Ở ngô tạo được ngô lai F1 năng suất cao hơn từ 25 – 30% so với giống hiện có. - Lai khác thứ: Để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới. * Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi: - Lai kinh tế: là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm. Ví dụ : Lợn Ỉ Móng Cái x Lợn Đại Bạch. à Lợn con mới sinh nặng 0,8 Kg tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao. 2. Ảnh hưởng của nguyên tố sinh thái độ ẩm lên đời sống động thực vật. * Thực vật: - Thực vật ưa ẩm: sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng như ở dưới nước, tán rừng, ven bờ suối, trong rừng có nhiều phiến lá mỏng, bản rộng. - Thực vật chịu hạn: sống ở nơi khô hạn, có cơ thể mọng nước, lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai, để giảm sự thoát hơi nước. * Động vật: - Động vật ưa ẩm SGK/128 - Động vật ưa khô 3. Quần thể người. *Sự khác nhau cơ bản giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác. - Quần thể người có các đặc trưng của quần thể sing vật khác ( giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong), quần thể người còn có các đặc trưng xã hội, văn hóa, giáo dục - Con người lao động và tư duy, có khả năng điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể. * Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của quần thể. - Nhóm tuổi trước lao động từ 0 đến 15 tuổi. - Nhóm tuổi lao động từ 15 đến 64 tuổi. - Nhóm tuổi sau lao động trên 65 tuổi. - Có 2 tháp tuổi: dân số trẻ và dân số già. * Tăng dân số và phát triển khí hậu. - Tăng dân số tự nhiên là kết quả số người sinh ra nhiều hơn số tử vong. - Mỗi quốc gia khác nhau cần có chính sách dân số hợp lý đảm bảo chất lượng cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội. 4.Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật. * Quan hệ cùng loài: - Các sinh vật cùng loài sống cùng nhau, liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể. - Trong 1 nhóm cá thể có các mối quan hệ: + Quan hệ hỗ trợ: giúp sinh vật được bảo vệ tốt hơn và dễ dàng tìm kiếm thức ăn hơn. + Quan hệ cạnh tranh: ngăn ngừa sự gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn. * Quan hệ khác loài: Quan hệ Đặc điểm Hỗ trợ Cộng sinh Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật VD: cộng sinh giữa nấm và tảo trong địa y; cộng sinh giữa vi khuẩn cố định đạm và cây họ đậu; cộng sinh giữa tôm kí cư và hải quỳ... Hội sinh Sự hợp tác giữa 2 loài SV, trong đó 1 bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại VD: Địa y sống trên cành cây, cá ép và rùa biển... Đối địch Cạnh tranh Các SV khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau VD: cỏ dại và lúa trên 1 cánh đồng; dê và cừu trên 1 đồng cỏ... Kí sinh, nửa kí sinh SV sống nhờ trên cơ thể của SV khác, lấy các chất dinh dưỡng, máutừ SV đó VD: rận và bét sống trên da trâu bò, chí (chấy) sống trên tóc người; cây tầm gửi sống trên cây xoan... SV ăn SV khác Gồm các trường hợp: động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật, thực vật bắt sâu bọ... VD: Hổ ăn nai; bò ăn cỏ; cây nắp ấm bắt côn trùng... * Sự khác nhau chủ yếu của quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài: + trong quan hệ hỗ trợ: ít nhất có 1 sinh vật có lợi hoặc không có SV nào bị hại + trong quan hệ đối địch: ít nhất có 1 sinh vật bị hại. 5. Môi trường sống của sinh vật, các nguyên tố sinh thái của môi trường. * Môi trường sống: là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật. - Có 4 loại môi trường chủ yếu: + Môi trường nước: cá, tôm, cua, thủy sinh, + Môi trường trên mặt đất, không khí: chó, mèo, tre, xoài, con người + Môi trường trong đất: chuột chù, giun đất, vi sinh vật, + Môi trường sinh vật: bọ chét, dây tơ hồng, tầm gửi, cái ghẻ * Những nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến đời sống sinh vật: - Ảnh hưởng của vô sinh. + Khí hậu gồm: nhiệt độ, ánh sáng, gió + Nước: Nước ngọt, mặn, lợ + Địa hình: Thổ nhưỡng, độ cao, loại đất - Ảnh hưởng của hữu sinh. + Nhân tố sinh vật: Các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật. + Nhân tố con người: có trí tuệ nên bên cạnh việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, con người còn góp phần to lớn cải tạo thiên nhiên. - Ảnh hưởng lẫn nhau của giữa các sinh vật, con người. -> Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật thay đổi theo từng môi trường và thời gian. 6. Khái niệm, các đặc trưng cơ bản của quần thể. * Quần thể sinh vật: là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm xác định, có khả năng giao phối với nhau để sinh sản. - Ví dụ : Rừng cọ, đồi chè, đàn chim én * Quần xã sinh vật: là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong 1 không gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó như 1 thể thống nhất nên quần xã có cấu trúc ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng. - Ví dụ: Ao cá tự nhiên, rừng nhiệt đới * Những đặc trưng cơ bản của quần thể. - Tỉ lệ giới tính: là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực trên cá thể cái. - Tỉ lệ giới tính phụ thuộc vào: lứa tuổi, sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái. - Ý nghĩa: tỉ lệ giới tính cho thấy tiềm năng sinh sản của cá thể.
File đính kèm:
- De_cuong_Sinh_kiem_tra_mot_tiet_lan_3_lop_9_20150726_110256.doc