Đề cương Sinh học 7 Kì II

Câu 5. Tim 4 ngăn chia làm 2 nửa, nửa phải chứa máu đỏ thẩm, nửa trái chứa máu đỏ tươi, máu đi nuôi cơ thể lá máu đỏ tươi=>trao đổi chất xảy ra mạnh, đảm bảo lượng chất dinh dưỡng và oxy cho các hoạt động phức tạp của chim và thú

Câu 6. Hô hấp nhờ hệ thống túi khí hoạt động theo cơ chế hút đẩy, tạo 1 dòng khí kiên tục đi qua các ống khí trong phổi theo 1 chiều nhất định khiến cơ thể sử dụng được nguồn oxy trong không khí với hiệu suất cao, đặc biệt trong khi bay, càng bay nhanh sự chuyển động dòng khí càng nhanh, đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng trong hoạt động khi bay

Câu 7. Cơ hoành co giãn làm thay đổi thể tích lồng ngực:

 - Cơ hoành co: thể tích lồng ngực lớn, áp suất giảm, không khí tràn vào phổi

 - Cơ hoành giãn: thể tích lồng ngực giảm, áp suất tăng, không khí từ phổi tràn ra ngoài

 

doc2 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Sinh học 7 Kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 7 KÌ II
Câu 1. 
*Ếch đồng có đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước:
 - Ở nước: 
 + Đầu dẹp nhọn, khớp với thân thành 1 khối, thuôn nhọn về phía trước=>giảm sức cản của nước khi bơi
 + Chi sau có màng bơi căng giữa các ngón=>tạo thành chân bơi
 + Da trần, luôn tiết chất nhầy=>giúp cho việc hô hấp qua da ở trong nước
 - Ở cạn:
 + Mắt có mi, có tuyến lệ=>bảo vệ mắt, để mắt không bị khô
 + Tai có màng nhĩ=>nhận biết âm thanh trên cạn
 + Chi có ngón chia đốt linh hoạt=>thuận lợi cho việc di chuyển trên cạn
 + Mắt và mũi ở vị trí cao=>dễ quan sát, thuận lợi cho việc hô hấp bằng phổi
Câu 2. 
- Hô hấp bằng phổi nhờ sự co dãn của cơ liên sườn
 - Tâm thất có vách hụt=>máu đi nuôi cơ thể ít bị pha trộn
 - Là động vật biến nhiệt
 - Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và sự hấp thụ lai nước trong phân, nước tiểu
 - Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển
Câu 3. 
Lớp Cá
Lớp Lưỡng Cư
Lớp Bò Sát
Lớp Chim
Lớp Thú
Cấu tạo tim
2 ngăn
3 ngăn
3 ngăn, 1 vách hụt tâm thất
4 ngăn
4 ngăn
Số vòng tuần hoàn
1 vòng
2 vòng
2 vòng
2 vòng
2 vòng
Máu đi nuôi cơ thể
Đỏ tươi
Pha 
Ít pha
Đỏ tươi
Đỏ tươi
Câu 4.
*Hệ hô hấp:
 - Gồm khí quản, phế quản và phổi
 - Phổi có nhiều phổi nhỏ (phế nang) với nang mao mạch dày đặc làm tăng diện tích trao đổi khí.
 - Sự thông khí ở phổi thực hiện được nhờ sự co giãn của các cơ liên sườn và cơ hoành
* Hệ tuần hoàn:
 - Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn
 - Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
 - Là động vật hằng nhiệt
*Hệ thần kinh:
 - Bán cầu não và tiểu não đặc biệt phát triển
 + Bán cầu não là trung ương của các phản xạ phức tạp
 + Tiểu não phát triển liên quan đến các cử động phức tạp
*Hệ bài tiết:
 - Thận sau, có cấu tạo phức tạp phù hợp với chức năng trao đổi chất
Câu 5. Tim 4 ngăn chia làm 2 nửa, nửa phải chứa máu đỏ thẩm, nửa trái chứa máu đỏ tươi, máu đi nuôi cơ thể lá máu đỏ tươi=>trao đổi chất xảy ra mạnh, đảm bảo lượng chất dinh dưỡng và oxy cho các hoạt động phức tạp của chim và thú
Câu 6. Hô hấp nhờ hệ thống túi khí hoạt động theo cơ chế hút đẩy, tạo 1 dòng khí kiên tục đi qua các ống khí trong phổi theo 1 chiều nhất định khiến cơ thể sử dụng được nguồn oxy trong không khí với hiệu suất cao, đặc biệt trong khi bay, càng bay nhanh sự chuyển động dòng khí càng nhanh, đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng trong hoạt động khi bay
Câu 7. Cơ hoành co giãn làm thay đổi thể tích lồng ngực:
 - Cơ hoành co: thể tích lồng ngực lớn, áp suất giảm, không khí tràn vào phổi
 - Cơ hoành giãn: thể tích lồng ngực giảm, áp suất tăng, không khí từ phổi tràn ra ngoài
Câu 10. 
Tên động vật
Ngành
Hô hấp
Tuần hoàn
Thần kinh
Sinh dục
Trùng biến hình
5
1
1
1
1
Thủy tức
4
1
1
2
2
Giun đất
3
2
2
3
3
Châu chấu
2
5
3
4
3
Cá chép
1
4
4
5
3
Ếch đồng
(trưởng thành)
1
3
4
5
3
Thằn lằn
1
6
4
5
3
Chim bồ câu
1
7
4
5
3
Thỏ
1
6
4
5
3
Những câu trả lời lựa chọn
1.Động vật có xương sống
2. Chân khớp
3. Giun đất
4.Ruột khoang
5. Động vật nguyên sinh
1.Chưa phân hóa
2.Da
3.Da và phổi
4.Mang
5.Hệ ống khí
6.Phổi
7.Phổi và túi khí
1.Chưa phân hóa
2.Tim chưa có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín
3.Tim chưa có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn hở
4.Tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín
1. Chưa phân hóa
2.Hình mạng lưới
3.Hình chuỗi hạch (hạch não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng)
4.Hình chuỗi hạch (hạch não lớn, hạch dưới hầu, chuỗi hạch ngực và bụng)
5.Hình ống (bộ não và tủy sống)
1.Chưa phân hóa
2. Tuyến sinh dục không có ống dẫn
3.Tuyến sinh dục có ống dẫn
- Hệ hô hấp: Chưa phân hóa->hô hấp qua da->mang đơn giản->hô hấp qua da và phổi->Phổi
- Hệ tuần hoàn: Chưa có tim->Tim chưa có ngăn->tim 2 ngăn->tim 3 ngăn->tim 3 ngăn, có vách hụt tâm thất
->tim 4 ngăn
- Hệ thần kinh:Chưa phân hóa->thần kinh mạng lưới->chuỗi hạch đơn giản->chuỗi hạch phân hóa (hạch não, hạch hầu, chuỗi hạch bụng)->Hình ống
- Hệ sinh dục: Chưa phân hóa->Tuyến sinh dục chưa có ống dẫn->Tuyến sinh dục có ống dẫn
Câu 12. Cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát sinh những nhánh từ một gốc chung (tổ tiên chung). Các nhánh ấy lại phát sinh những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng một nhóm động vật. Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu. Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn. 

File đính kèm:

  • docDe_cuong_hoc_ki_II.doc
Giáo án liên quan