Đề cương Sinh học 12 Học kì 1

) Đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc giảm sức sống?

A. Chuyển đoạn nhỏ. B. Mất đoạn. C. Lặp đoạn. D. Đảo đoạn.

3) Dạng đột biến nào sau đây làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở đại mạch?

A. Mất đoạn. B.Chuyển đoạn. C. Lặp đoạn. D. Đảo đoạn.

4) Dạng đột biến cấu trúc NST chỉ làm thay đổi vị trí của gen trên NST là

A. mất đoạn,lặp đoạn. B. đảo đoạn,lặp đoạn.

C. đảo đoạn,chuyển đoạn trên cùng 1 NST. D. chuyển đoạn,mất đoạn.

5) Đột biến mất đoạn NST 22(21) ở người gây bệnh

A. hội chứng Đao. B. bạch tạng.

C. phêninkêtô niệu. D. ung thư máu.

6) Dạng đột biến cấu trúc làm giảm số lượng gen trên NST là

A. lặp đoạn . B. đảo đoạn . C. mất đoạn .

D. chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng.

7) Các dạng đột biến NST mang các gen như sau

MNOPQXYZ → MNOPPQXYZ

MNOPQXYZ → MNOQXYZ

Đây là các dạng đột biến:

A. chuyển đoạn không tương hổ. B. chuyển đoạn tương hổ.

C. chuyển đoạn và mất đoạn. D. lặp đoạn và mất đoạn.

8) Trong các dạng ĐB cấu trúc NST, dạng làm cho vật chất di truyền không thay đổi là

A. mất đoạn. B. Lặp đoạn.

C. chuyển đoạn. D.đảo đoạn.

9. Đột biến mất đoạn NST thường gây hậu quả

A. mất khả năng sinh sản của SV.

B. chết hoặc giảm sức sống ở SV.

C. giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.

D. tăng lượng sản phẩm của gen trên NST.

10) Việc loại khỏi NST những gen không mong muốn trong công tác chọn giống được ứng dụng dạng ĐB

A. lặp đoạn. B. đảo đoạn.

C. mất đoạn nhỏ D. chuyển đoạn NST.

 

doc37 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 891 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương Sinh học 12 Học kì 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây trồng nhằm tạo ra những giống năng suất cao, phẩm chất tốt, không hạt?
A. ĐB gen. 	 B. ĐB dị bội. 	C. ĐB đa bội.	 D. ĐB đa bội lẻ.
31) Trong tế bào sinh dưỡng của 1 người, thấy có 47 NST đó là
A. thể hội chứng Đao.	B. thể hội chứng Tocnơ.
C. thể hội chứng Claiphen tơ	D.Thể lệch bội.
32) Cơ thể có bộ NST tăng thêm 1 chiếc ở cặp NST nào đó được gọi là
A. Thể một.	 B. thể ba.	 C. thể tam bội.	D. Thể đa bội.
33) Dạng ĐB phát sinh do không hình thành thoi vô sắc trong quá trình phân bào là
A. ĐB đa bội.	B. ĐB lệch bội.
C. ĐB chuyển đoạn NST.	D. ĐB lặp đoạn NST.
34) Cơ chế phát sinh ĐB số lượng NST là do
A. rối loạn quá trình nhân đôi của NST.
B. rối loạn quá trình trao đổi chéo của NST ở kì trước của phân bào.
C. sự phân li không bình thường của 1 cặp hoặc 1 số cặp NST ở kì giữa của phân bào.
D. sự phân li không bình thường của 1 cặp hoặc tất cả các cặp NST ở kì giữa của phân bào.
D. sự phân li không bình thường của 1 cặp hoặc nhiều cặp NST ở kì sau của phân bào.
35) Một loài sinh vật có bộ NST 2n=18, số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của thể ba là
A. 19.	B. 20.	C. 16.	D. 17.
36) Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đột biến NST?
A. Đa bội là dạng ĐB số lượng NST trong đó tế bào ĐB chứa nhiều hơn 2 lần số bộ NST đơn bội (3n, 4n...).
B. Lệch bội là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở 1 hay 1 số cặp nào đó (2n+1, 2n-1...).
C. ĐB cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST của từng NST.
D. ĐB đa bội chủ yếu gặp ở những loài ĐV bậc cao.
37) Cônsixin tác động vào lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử 2n, có thể tạo ra 
A. thể lệch bội.	B. thể bốn.
C. thể dị đa bội.	 D. thể tự đa bội.
CHƯƠNG II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
BÀI 8
QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI(QLPL)
I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN CỦA MENĐEN
Phương pháp nghiên cứu là PP phân tích cơ thể lai
Đối tượng nghiên cứu: Đậu Hà Lan.
1. Phương pháp phân tích cơ thể lai:
-Tạo dòng thuần chủng (bằng cách cho mỗi dòng tự thụ phấn).
- Lai các dòng thuần chủng khác nhau.
- Phân tích kết quả lai (sử dụng xác suất thống kê).
- Chứng minh giả thuyết bằng thí nghiệm.
2. Thí nghiệm:
	PTC: 	Cây hoa đỏ x Cây hoa trắng.→ F1 : 100% cây hoa đỏ
	F1 tự thụ phấn.
	F2: 	705 cây hoa đỏ x 224 cây hoa trắng.
	(Tỉ lệ	 3 : 1 )
	F2: tự thụ phấn
	F3: 1/3 cây hoa đỏ F2, cho ra toàn hoa đỏ
	 2/3 cây hoa đỏ F2, cho tỉ lệ 3 đỏ : 1 trắng.
 Cây hoa trắng F2 cho toàn cây hoa trắng.
II. SỰ HÌNH THÀNH HỌC THUYẾT KHOA HỌC 
1. Giải thích: Theo Menden
	- Mỗi TT do 1 cặp nhân tố di truyền qui định.
	- Trong TB, các nhân tố di truyền không hòa trộn vào nhau.
	- Cha (mẹ) truyền cho con (qua giao tử) 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền.
* Qui ước:
	A:qui định hoa đỏ.
	a: qui định hoa trắng.
PTC: 	AA 	x 	aa
	G 	A 	a
	F1	Aa ( 100% hoa đỏ)
	F1 x F1 	Aa 	x 	Aa
	G: 0,5A : 0,5a	0,5A : 0,5a
	F2: 	0,25AA : 0,25Aa : 0,25Aa : 0,25aa
	TLK gen: 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa
	1AA : 2Aa : 1aa
	TLKH: 	3 đỏ : 1 trắng.
2. Nội dung qui luật:
“ Mỗi tính trạng do 1 cặp alen qui định, một có nguốn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ trong tế bào tồn tại riêng lẽ, không hòa trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, mỗi alen của cặp phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử mang alen này, và 50% số giao tử mang alen kia”
3. Lai phân tích: 
 - Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng (TT) trội với cá thể mang TT lặn để kiểm tra kiểu gen của cá thể mang TT trội là đồng hợp (AA) hay dị hợp (Aa).
4. Điều kiện nghiệm đúng QLPL: 
	- Bố mẹ phải thuần chủng.
	- Tính trội phải trội hoàn toàn.
	- Số lượng cá thể thí nghiệm phải lớn.
III. CƠ SỞ TẾ BÀO HỌC CỦA QLPL:
- Các gen trên NST ở những vị trí xác định gọi là locut.
- Mỗi gen tồn tại ở những trạng thái khác nhau gọi là alen.
Ví dụ: gen qui định màu hoa có:
	A: qui định hoa đỏ; a: qui định hoa trắng.
	è A và a là 2 alen với nhau.
- Trong tế bào sinh dưỡng: NST tồn tại thành tứng cặp, do đó gen cũng tồn tại thành từng cặp alen.
- Trong quá trình giảm phân do sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng dẫn đến sự phân li của cặp alen về các giao tử.
IV. Ý NGHĨA CỦA QLPL: 
- Xác định tương quan trội lặn của 1 cặp tính trạng tương phản
- Kiểm tra độ thuần chủng của giống bằng phương pháp lai phân tích.
Câu hỏi trắc nghiệm:
1) Điểm sáng tạo trong pp nghiên cứu của Menđen so với các nhà nghiên cứu di truyên học trước đó là gì ?
A. Sử dụng pp nghiên cứu thực nghiệm và lượng dựa trên xác suất thống kê và khảo sát trên từng tính trạng riêng lẻ.
B. Nghiên cứu tế bào để xác định sự phân li và tổ hợp các NST.
C. Làm thuần chủng các cá thể đầu dòng và nghiên cứu cùng lúc nhiều tính trạng .
D. Chọn cây đậu Hà lan làm đối tượng thí nghiệm.
2) PP nghiên cứu của Menđen gồm các nội dung :
1. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.
2. Lai các dòng thuần và phân tích kết quả F1, F2 , F3 .
3. Tiến hành thí nghiệm chứng minh.
4. Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn.
Thứ tự đúng là:
A. 1, 2, 3, 4.	 B. 4, 3, 2,1.	 C.4, 2, 1, 3.	D. 4, 1, 2, 3
3) Phép lai nào sau đây cho đời con co ùtỉ lệ 100% kiểu hình lặn ?
A. Bố : AA x Mẹ AA ¨ 100% AA.
B. Bố : AA x Mẹ aa ¨ 100% Aa.
C. Bố : aa x Mẹ AA ¨ 100% Aa.
D. Bố : aa x Mẹ aa ¨ 100% AA.
4) Khi đem lai các cá thể thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản Menđen đã phát hiện được điều gì ở thế hệ con lai ?
A. Chỉ biểu hiện một trong 2 kiểu hình của bố mẹ .
B. Biểu hiện kiểu hình trung gian giữa bố và mẹ .
C. Luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống bố.
D. . Luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ.
5) Khi cho thế hệ lai F1 tự thụ phấn, Men đen đã thu được thế hệ F2 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào ?
A. 1/4 giống bố đời P : 2/4 giống F1 : 1/4 giống đời mẹ P.
B. 3/4 giống bố đời P : 1/4 giống mẹ đời P.
C. 3/4 giống mẹ đời P : 1/4 giống bố đời P.
D. 3/4 giống bố hoặc mẹ đời P và giống kiểu hình F1 : 1/4 giống bên còn lại đời P.
6) Khi đem lai phân tích các cá thể có kiểu hình trội ởcó KG là Aa , thu được tỉ lệ KG là ?
A.. AA :Aa.	B. Aa :aa .	C. Aa .	D. aa
7) Kêt quả thực nghiệm tỉ lệ 1 : 2 : 1 về KG luôn đi đôi với tỉ lệ KH 3 : 1 khẳng định điều nào trong giả thuyết của Menđen là đúng ?
A. Mỗi cá thể đời P cho 1 loại giao tử mang gen khác nhau .
B. Mỗi cá thể đời F1 cho 1 loại giao tử mang gen khác nhau .
C. Cơ thể lai F1 cho 2 loại giao tử khác nhau với tỉ lệ 3 : 1 .
D.Thể đồng hợp cho 1 loai giao tử;thể dị hợp cho 2 loại giao tử có tỉ lệ 1: 1.
8) Tính trạng do 1cặp alen có quan hệ trội - lặn không hoàn toàn thì hiện tượng phân li ở F2 được biểu hiện như thế nào ?
A. 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn .	B. 2 trội : 1 trung gian : 2 lặn.
C. 3 trội : 1 lặn .	D. 100% trung gian .
9) Tính trạng lặn không xuất hiện ở thể dị hợp vì 
A. gen trội át chế hoàn toàn gen lặn .
B. gen trội không át chế được gen lặn.
C. cơ thể lai phát triển từ những loại giao tử mang các gen khác nhau .
D. cơ thể lai sinh ra các giao tử thuần khiết .
10) Điểm giống nhau trong kết quả phép lai 1 tính trạng trong trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn là
A. kiểu gen và KH F1 .	B. kiểu gen và KH F2 .
C. kiểu gen F1 và F2 .	D. kiểu hình F1 và F2 .
13) Một gen quy định 1 tính trạng, muốn nhận biết cá thể là đồng hợp hay dị hợp về tính trạng đang xét, người ta thường tiến hành 
A. lai phân tích .	B. cho ngẫu phối các cá thể cùng lứa .
C. tự thụ phấn	D. cả A, B, C .
14) Trường hợp nào sau đây đời con có tỉ lệ KG bằng tỉ lệ KH ?
A. Trội hoàn toàn .	 B. Trội không hoàn toàn .
C. Phân li độc lập . 	 D. Phân li .
15. Đặc điểm nào dưới đây của đậu Hà Lan là không đúng
A.tự thụ phấn chặt chẽ
B.thời gian sinh trưởng khá dài
C.có nhiều cặp tính trạng tương pghản
D.cho số lương cá thể đời sau lớn
16. Với 2 gen alen B, b trong quần thể của lòai sẽ có những kiểu gen bình thường sau
A.BB, bb	B.B, b	C.Bb	D.BB, Bb, bb
17. Sự thay dổi vai trò của bố mẹ trong quá trình lai được gọi là phương pháp:
A.lai phân tích	 B.lai thuận nghịch
C.phân tích cơ thể lai	 D.tạp giao
18.Cặp lai nào dưới đây được gọi là lai thuận nghịch:
A. O Aa x O+ Aa và O aa x O+ AA
B. O AA x O+ AA và O aa x O+ aa
C O Aa x O+ aa và O AA x O+ aa
D. O AA x O+ aa và O aa x O+ AA
19.Để cá thể xác định đươc cơ thể mang kiểu hình trội là đồng hợp hay dị hợp người ta dùng phương pháp :
A.lai phân tích	 B.lai thuận nghịch
C.phân tích cơ thể lai	 D.tạp giao
20.Trong trường hợp trội hòan tòan,tỉ lệ phân tích 1:1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai:
A.AA x Aa 	B.Aa x aa
C.Aa x Aa	D. A và B đúng
21.Trường hợp trội không hòan tòan tỉ lệ phân tích 1:1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai :
A.Aa x Aa 	B.Aa x aa
C.AA x Aa	D. B và C đúng
22. Mẹ có nhóm maú B, con trai có nhóm máu O.Người có nhóm máu nào dưới đây không thể là cha đứa bé:
A.nhóm máu A	B.nhóm máu B
C.nhóm máu O	D.nhóm máu AB
23. Điều kiện nào dưới đây không phải là nghiệm đúng cho quy luật phân ly của Menden:
A.bố mẹ phải thuần chủng
B.tính trội phải trội hòan tòan
C.phải phân tích trên 1 lượng cá thể lớn
D.tính trạng chỉ do 1 cặp gen quy định 
24. Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menden được gọi là:
A. pp lai phân tích	B.pp lai thuận nghịch
C.pp phân tích cơ thể lai	D.pp tạp giao
25. Phương pháp nghiên cứu của Menden không có nội dung nào sau đây:
A.lai phân tích cơ thể lai F1
B.kiểm tra độ thuần chủng của bố mẹ trứơc khi đem lai
C.lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 hoặc 1 vài cặp tính trạng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng lẻ của từng cặp tính trạng trên con cháu của từng căp bố mẹ
D.dùng tóan thống kê để phân tích các số liệu thu được rồi từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng của bố mẹ cho các thế hệ sau
26. Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly là:
A.sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh
B.sự phân ly các alen của cặp NST trong giảm phân
 C.sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh đưa đến sự phân ly và tổ hợp các alen của cặp NST 
D.sự phân ly của cặp NST tương đồng trong giảm phân
27.Theo Menden bản chất của quy luật phân ly là:
A. mỗi nhân tố di truyền của cặp phân ly về giao tử với xác suất như nhau nên mỗi giao tử chi chứa một nhân tố di truyền của bố hoặc mẹ
B.ở thể dị hợp,tính trạng trội át chế hòan tòan tính trạng lặn
C.F1 có tỉ lệ phân ly kiểu hình trung bình là 3 trội :1 lặn
D.F2 có tỉ lệ phân ly kiểu gen với tỉ lệ 1:2:1
28. Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân ly là:
A.số lượng cá thể thu được ở các thế hệ lai phải lớn
B.tính trạng do 1 gen quy định,trong đó gen trội át chế hòan tòan gen lặn
C.P thuần chủng về cặp tính trang tương phản
D.F2 đồng tính
29. Quy luật phân ly có ý nghĩa chủ yếu đối với thực tiễn là gì?
A.xác định được phương thức di truyền của tính trạng 
B.cho thấy sự phân ly tính trạng ở các thế hệ lai
C.xác định được tính trạng trội .lặn để ứng dụng vào chọn giống
D.xác định được các dòng thuần
BÀI 9
QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
I. THÍ NGHIỆM LAI HAI TÍNH TRẠNG:
1. Thí nghiệm:
	PTC: 	Hạt vàng, trơn 	x Hạt xanh, nhăn → F1 :100% hạt vàng, trơn
Cho F1 tự thụ phấn.
	F2: 	 315 hạt vàng, trơn
	108 hạt vàng, nhăn
	101 hạt xanh, trơn	
	32 hạt xanh, nhăn
	F2 có tỉ lệ 	 	9 : 3 : 3 : 1
	= ( 3 hạt vàng : 1 hạt xanh ) ( 3 hạt trơn : 1 hạt nhăn )
2. Nội dung định luật:
 Các nhân tố di truyền qui định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử.
3. Điều kiện nghiệm đúng của QL phân li độc lập:
	- Bố mẹ TC.
	- Tính trội phải trội hoàn toàn.
	- Số lượng cá thể thí nghiệm lớn.
	- Mỗi gen qui định một tính trạng.
	- Các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau (điều kiện quan trọng).
II. CƠ SỞ TẾ BÀO HỌC CỦA QUY LUẬT PLĐL:
- Mỗi cặp gen nằm trên mỗi NST tương đồng khác nhau.
- Các cặp gen cũng như các cặp NST phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân thụ tinh.
Sơ đồ lai:
Qui ước gen:
A: hạt vàng A và a nằm trên 1 cặp NST tương đồng
a: hạt xanh 
B: vỏ trơn B và b nằm trên 1 cặp NST tương đồng
b: vỏ nhăn 
PTC: 	AABB 	x 	aabb
	G: 	 AB 	 ab
F1:	AaBb 
:F1 x F1: 	AaBb 	 x 	 AaBb
	GF1: AB, Ab, aB, ab	 AB, Ab, aB, ab
TL kiểu gen (TLKG):
	1 AABB : 2 AABb : 1 Aabb : 2 AaBB : 4 AaBb
	2 Aabb : 1 Aabb : 2 aaBb : 1 aabb
TL kiểu hình (TLKH):
	9 vàng trơn (A-B-)
	3 vàng nhăn (A-bb)
	3 xanh trơn (aaB-)
	1 xanh nhăn (aabb)
III. Ý nghĩa của QL PLĐL:
- Nếu các cặp gen qui định các TT phân li ĐL thì suy ra được kết quả phân li kiểu hình ở đời sau.
- Tạo biến dị tổ hợp ( do sự tổ hợp các gen có sẵn ở bố mẹ) là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
	 Công thức tổng quát: áp dụng cho n cặp gen dị hợp
- Số loại giao tử là ở F1 : 2n 
- Số loại kiểu hình F2 	: 2n
- Số loại kiểu gen F2	: 3n
- Tỉ lệ kiểu gen ở F2	: (1:2:1)n
- TLKH F2 	: (3 : 1)n.
Câu hỏi trắc nghiệm: 
1) Khi ñem lai 2 gioáng ñaäu Haø lan thuaàn chuûng khaùc nhau veà 2 caëp tính traïng töông phaûn, ôû theá heä F2 Men ñen ñaõ thu ñöôïc tæ leä phaân tính veà kieåu hình laø
A. 9 : 3 : 3: 1 .	B. 3 : 3 : 3 : 3 .
C. 1 : 1 : 1 : 1.	D. 3 : 3 : 1 : 1.
2) Tính traïng laën khoâng xuaát hieän ôû theå dò hôïp vì 
A. gen troäi aùt cheá hoaøn toaøn gen laën .
B. gen troäi khoâng aùt cheá ñöôïc gen laën.
C. cô theå lai phaùt trieån töø nhöõng loaïi giao töû mang caùc gen khaùc nhau .
D. cô theå lai sinh ra caùc giao töû thuaàn khieát .
3) Caù theå mang kieåu gen AABbDdeeFf khi giaûm phaân cho soá loaïi giao töû laø 
A. 4.	B. 8.	C. 16. 	D. 32.
4) Khi cô theå mang gen BbDdEEff giaûm phaân bình thöôøng, sinh ra caùc kieåu giao töû laø 
A. B, b, D, d, E, e, F, f .
B. BDEf, bdEf, BdEf, bDEf .
C. BbEE, Ddff, BbDd, Eeff .
D. BbDd, Eeff, Bbff, DdEE.
5) Cho caù theå mang gen AabbDDEeFf töï thuï phaán thì soá toå hôïp giao töû toái ña laø 
A. 32. 	B. 64. 	C. 128. 	D. 256.
6. Quy luật phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng:
A.các gen phân ly ngẫu nhiên trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh
B.biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở lòai giao phối
C.hóan vị gen
D.đột biến gen
7. Với n cặp tính trạng do n cặp gen chi phối tồn tại trên n cặp NST thì số lọai kiểu hình tối đa ở đời sau là :
A.2n B. 3n C.4n D. cả a và b 
8. Có thể có kiểu gen AaBbEe qua giảm phân sẽ cho các loại giao tử là
A. ABE ,abe	B. ABE, AbE, aBE, abe
C. AA, BB, EE, aa, bb, ee D. ABE, ABe, AbE, aBE, Abe, aBe, abE,abe
9. cho biết 1gen qui định 1tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết,phép lai Bb x Bb cho đời con có :
A. 2 kiểu gen ,3 kiểu hình 	B. 2 kiểu gen ,2 kiểu hình . 
C. 3 kiểu gen ,2 kiểu hình 	D.3 kiểu gen ,3 kiểu hình 
10. Ở đậu Hà Lan:A: hạt vàng, a:hạt xanh,B :vỏ trơn,b:vỏ nhăn.Các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.Cho đậu hạt vàng trơn giao phấn với cây hạt xanh nhăn thu được F1 có số cây hạt xanh nhăn chiếm tỉ lệ 25%.Kiểu gen của các cây bố mẹ là:
A.AABB x aabb	B.AaBb x aabb
C.AaBB x aabbb	D.AABb x aabbb
11. Cho biết 1 gen quy định 1 tính trạng,gen trội là trội hòan tòan,các gen phân ly độc lập và tổ hợp tự do.Theo lí thuyết,phép lai AaBbDD x AaBbDd cho cho tỉ lệ kiểu hình trội về cả 3 cặp tính trạng là:
A.27/36 B.1/16 C.9/64 D.27/64
12.Trong trường hợp gen trội hòan tòan,khi lai giữa bố mẹ thuần chủng khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản ,sau đó cho F1 tự thụ phấn,tỉ lệ kiểu hình ở F2 sẽ là:
A.9:3:3:1 gồm 4 kiểu hình ,9 kiểu gen
B.9:6:1 gồm 3kiểu hình ,9 kiểu gen 
C.1:1:1:1gồm 4 kiểu hình ,4 kiểu gen
D.3:1 gồm 2kiểu hình ,3 kiểu gen
13. Menden đã sử dụng phép lai phân tích trong các thí nghiệm của mình để:
A.xác định các cá thể thuần chủng
B.xác định tính trạng nào trội,tính trạng nào lặn
C.kiểm tra có thể có kiểu hình trội là đồng hợp tử hay dị hợp tử
D.xác định tần số hóan vị gen 
14. Điều kiện cần có để khi lai các cá thể khác nhau về 2 tính trạng sẽ thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 9:3:3:1
A.có hiện tượng trội lặn hòan tòan
B.bố mẹ phải dị hợp tử về 2 cặp gen
C.số lượng con lai phải lớn và có sức sống như nhau
D.cả A, B, C đều đúng
15. Phân tích kết quả thí nghiệm,Menden cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập vì:
A.tỉ lệ phân ly từng cặp tính trạng đều 3 trội 1 lặn
B.F2 có 4 kiểu hình
C.F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp
D.tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hình thành nó
16. Thực chất của quy luật phân ly độc lập là:
A.sự phân ly độc lập của các tính trạng
B.sự phân ly kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1
C.sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh
D.sự phân ly độc lập của các alen trong quá trình giảm phân
17. Điều kiện quan trọng nhất để quy luật phân ly độc lập nghiệm đúng là:
A.P thuần chủng
B.1 gen quy định 1 tính trạng tương ứng
C.trội lặn hòan tòan
D.mỗi cặp gen quy định 1 cặp tính trạng tương phản nằm trên những cặp NST tương đồng khác nhau
18. Mỗi gen quy định 1 tính trạng ,gen trội là trôi hòan tòan,các gen phân ly độc lập và tổ hợp tự do.Theo lý thuyết phép laiAaBbDd x AaBbDd, tỉ lệ kiểu gen AaBbdd ở F1 là:
A.27/64 	B.1/16	C.9/64	D.1/3
19. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn.Theo lý thuyết phép lai AABb x aabbb cho đời con có:
A.2 KH, 2 KG	B.1KH, 2KG
C.3KH, 2KG	D.3KH, 3KG
20. Lọai giao tử abd có tỉ lệ 25% được tạo ra từ KG:
A..AaBbdd	B.AaBbDd
C.AABBDd	D.aaBBDd
21.Theo quy luật phân ly độc lập,phép lai AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ KH A-B-C-D là:
A.3 /256	B.1/16	C.81/256	D.27/256
22. Dòng thuần là gì?
A.là dòng có đặc tính di truyền đồng nhất
B.là dòng có đặc tính di truyền đồng nhất,các thế hệ sau sinh ra giống thế hệ trước về tính trạng
C.là dòng có KH đồng nhất
D.là dòng có KH trội đồng nhất
Bài 10 
TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
TƯƠNG TÁC GEN:
1. Khái niệm:
 - Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen để hình thành một kiểu hình ( thực chất là tương tác giữa các sản phẩm của gen).
 - Tương tác gen có thể xảy ra giữa các gen alen hoặc giữa các gen không alen.
 - Tương tác giữa gen không alen gồm:
	+ Tương tác bổ sung.
	+ Tương tác cộng gộp.
	+ T tương tác át chế.
2. Các loại tương tác:
a. Tương tác bổ sung: Tỉ lệ KH :( 9 :7) và ( 9:6 :1)
 - Tương tác bổ sung là kiểu tác động qua lại giữa các gen không alen làm xuất hiện kiểu hình mới.
 - Thí nghiêm: 
	PTC: 	hoa trắng x hoa trắng → F1 : 100% hoa đỏ
 Cho F1 tự thụ phấn:
 F2 : 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng
 Kiều gen F1 dị hợp tử 2 cặp gen AaBb cho 4 giao tử.
- Giả thuyết cho rằng:
	+ Khi có gen A và B : qui định hoa đỏ.
	+ Chỉ có gen A hoặc chỉ có gen B → hoa trắng
	+ Có cả a và b → màu trắng
- Sơ đồ lai:
PTC: 	Aabb 	x 	aaBB.
F1 : AaBb
F1x F1 : AaBb x AaBb
=> Kiều gen và kiểu hình F2 là:
	9 A – B – : 9 đỏ
3 A – bb 
3 aaB – 7 trắng
	1 aabb
b. Tương tác cộng gộp: Tỉ lệ KH : 15 : 1
 Tác động cộng gộp là kiểu tương tác của các gen trội thuộc 2 hay nhiều locut tương tác với nhau, trong đó mỗi gen trội đều làm tăng sự biểu hiện KH lên 1 chút.
Ví dụ: màu da của người do 3 gen A, B, C tương tác cộng gộp qui định.
	+ Kiểu gen: 	AABBCC : da đen
	+ Kiểu gen:	aabbcc	 : da trắng
	+ Kiểu gen:	AaBbCc : da nâu đen
 è số lượng gen trội cộng gộp càng nhiều thì số lượng kiểu hình càng tăng tạo nên phổ biến dị liên tục.
- Những tính trạng số lượng thường chịu sự chi phối bởi kiểu tương tác cộng gộp
Ví dụ: sản lượng trứng gà, trọng lượng trứng gà.
II. TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN:
- Một gen có thể tác động lên sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau gọi là gen đa hiệu.
Ví dụ: Gen HbA qui định hồng cầu hình tròn bị đột biến thành gen HbS qui định hồng cầu hình liềm. HbS làm xuất hiện hàng loạt các bệnh lí khác trong cơ thể.
Câu hỏi trắc nghiệm:
1) Tính trạng màu da ở người là trường hợp di truyền theo cơ chế
A. 1 gen chi phối nhiều tính trạng.
B. nhiều gen không alen quy định nhiều tính trạng.
C. nhiều gen không alen cùng chi phối 1 tính trạng.
D. một gen bị đột biến thành nhiều alen.
2) Hiện tượng gen đa hiệu giúp giải thích 
A. hiện tượng biến dị tổ hợp.
B. kết quả của hiện tượng đột biến .
C. một gen bị đột biến tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau .
D. sự tác động qua lại giữa các gen alen cùng quy định 1 tính trạng.
3) Điểm khác biẹt giữa các hiện tượng di truyền

File đính kèm:

  • docDe_cuong_Sinh_hoc_12_Hk1.doc