Đề cương Sinh 8 học kỳ II

- Quá trình lọc máu tạo nước tiể u đầu diễn ra ở cầu thận

- Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, nước và các ion cần thiết tại ống thận

- Quá trình bài tiết tiếp các chất cặn bã cũng diễn ra tại

doc9 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 4249 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Sinh 8 học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0003333333000000 bbbbb ĐỀ CƯƠNG SINH 8 KÌ II
Câu hỏi ôn tập
Nội dung ôn tập
Bài tiết
Câu 1
Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh tác nhân có hại cần có thói quen sống khoa học là gì? Dựa trên cơ sở khoa học nào?
Thói quen sống khoa học
Cơ sở khoa học
- Thường xuyên giữ vệ sinh cho cơ thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu
- Khẩu phần ăn uống hợp lý: không ăn quá mặn, quá chua, thức ăn ôi thiu; uống đủ nước
- Đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn tiểu lâu
- Hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh 
- Tránh cho thận làm việc quá nhiều, hạn chế khả năng tạo sỏi, có tác hại của chất độc, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc máu được liên tục
- Hạn chế khả năng tạo sỏi 
Câu 2
a. Bài tiết có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?
b. Trình bày đặc điểm cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu?
a. Bài tiết giúp cơ thể thải loại các chất cặn bã và các chất độc hại khác để duy trì sự ổn định môi trường trong cơ thể.
b. Hệ bài tiết nước tiểu gồm: 
- Thận: hai quả với khoảng hai triệu đơn vị chức năng 
- Ống dẫn nước tiểu
- Bóng đái
- Ống đái
Câu 3
	Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Chúng diễn ra ở đâu?Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?
- Quá trình lọc máu tạo nước tiểu đầu diễn ra ở cầu thận
- Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, nước và các ion cần thiết tại ống thận
- Quá trình bài tiết tiếp các chất cặn bã cũng diễn ra tại ống thận.
* Thực chất của quá trình tạo nước tiểu là lọc máu và thải bỏ chất cặn bã, các chất độc, các chất thừa khỏi cơ thể duy trì ổn định môi trường trong
Da
Câu 1
Em hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh da? Giải thích cơ sở các biện pháp đó?
* Các biện pháp :
- Thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữ gìn da sạch để tránh bệnh ngoài da.
- Phải rèn luyện để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và của da.
- Tránh làm xây xát, bị bỏng để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn 
- Giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân--> tránh mắc bệnh ngoài da
Câu 2
	Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của da?
Cấu tao gồm 3 lớp: 
- Lớp biểu bì: có tầng sừng và tầng tế bào sống 
- Lớp bì: Gồm các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn...
- Lớp mỡ dưới da: chứa mỡ dự trữ
Chức năng:
- Bảo vệ cơ thể.
- Điều hòa thân nhiệt.
- Cảm giác.
- Bài tiết
- Tạo vẻ đẹp cho con người.
Câu 3 
Kể tên các bệnh ngoài da mà em biết, nêu cách phòng chống?
- Các bệnh ngoài da: ghẻ lở, hắc lào, nấm, chốc, mụn nhọt, chấy rận, bỏng....
- Phòng chữa:
+ Vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường, tránh để da bị xây xát.
+ Khi mắc bệnh cần chữa theo chỉ dẫn của bác sĩ.
+ Khi bị bỏng nhẹ: ngâm phần bỏng vào nước lạnh sạch, bôi thuốc mỡ chống bỏng. Bị nặng cần đưa đi bệnh viện.
Câu 4
a. Vì sao da ta luôn mềm mại, không thấm nước?
b. Vì sao ta nhận biết được nóng, lạnh, độ cứng, mềm của vật?
+ Da mềm mại. không thấm nước vì được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt với nhau và trên da có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn trên bề mặt da.
+ Da nhiều cơ quan thụ cảm là đầu mút các tế bào thần kinh giúp da nhận biết nóng, lạnh, đau ...
Thần kinh và giác quan
Câu 1 
Trình bày đặc điểm cấu tạo của đại não phù hợp với chức năng của chúng?
Đại não gồm: 
- Chất xám tạo thành vỏ não là trung tâm của các phản xạ có điều kiện
- Chất trắng nằm dưới vỏ não là những đường thần kinh nối các phần của vỏ não với nhau và vỏ não với các phần dưới của hệ thần kinh
- Trong chất trắng còn có các nhân nền.
- Nhờ có các rãnh và khe làm tăng diện tích bề mặt của vỏ não và chia não thành các thùy và các hồi trong đó có các v ùng cảm giác và vùng vận động, đặc biệt là vùng vận động ngôn ngữ và vùng hiểu tiếng nói, chữ viết.
Câu 2 
Phản xạ là gì? 
Nêu khái niệm về phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Lấy ví dụ minh họa cho mỗi loại phản xạ?
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua sự điều khiển của hệ thần kinh.
- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện 
- Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập 
- Mỗi ví dụ chính xác được 0.25 điểm
Câu 3 
Trình bày cấu tạo và chức năng của Nơron?
* Cấu tạo của Nơron
- Thân chứa nhân.
- Các sợi nhánh ở quanh thân
- Một sợi trục: thường có bao mielin, tận cùng có cúc xi náp
- Thân và sợi nhánh có chất xám
- Sợi trục có chất trắng, dây thần kinh.
* Chức năng của Nơron
- Cảm ứng.
- Dẫn truyền xung thần kinh
Câu 4
a. Nêu cấu tạo trong và chức năng của tủy sống? 
b.Tại sao khi đọc sách không nên để sách quá gần hoặc nằm đọc sách?
a.
* Cấu tạo trong:
Gồm: Chất xám ở trong, chất trắng ở ngoài.
* Chức năng:
- Chất xám là căn cứ của phản xạ không điều kiện.
- Chất trắng là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tủy sống với nhau và với não bộ.
b. Vì: dễ bị các tật về mắt: cận thị.
Câu 5
	Giải thích vì sao say rượu không được phép điều khiển phương tiện giao thông?
Vì: 
- Khi uống nhiều rượu. Rượu sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của tiểu não khiến cho sự điều khiển và phối hợp hoạt động giữ thăng bằng cho cơ thể bị ảnh hưởng.
- Vì vậy người say rượu không được điều khiển phương tiện giao thông.Nếu không sẽ gây tai nạn cho người khác và bản thân.
Câu 6
Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống con người?
* Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao ở người.
- Tiếng nói và chữ viết giúp mô tả sự vật, hiện tượng. Khi con người đọc, nghe có thể tưởng tượng ra.
* Tiếng nói và chữ viết là kết quả của quá trình học tập (đó là các PXCĐK).
* Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.
Câu 7
Vì sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng ta lại nhìn rõ nhất, còn khi ảnh của vật hiện trên điểm mù ta lại không nhìn thấy gì?
- ảnh của vật hiện trên điểm vàng ta lại nhìn rõ nhất vì nơi đây tập trung chủ yếu là tế bào nón. Mặt khác mỗi tế bào nón liên hệ với 1 tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào 2 cực.
- ảnh của vật hiện trên điểm mù ta lại không nhìn thấy vì điểm mù là nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác.
Câu 8
	Cho biết nguyên nhân dẫn đến tật cận thị và viễn thị ở mắt? Khi bị cận thị và viễn thị làm thế nào để nhìn rõ?
Cận thi: 
* Nguyên nhân:
- Do bẩm sinh: cầu mắt dài
- Do thể thủy tinh quá phồng
* Cách khắc phục:
- Đeo kính mắt lõm (phân kỳ)
Viễn thị.
* Nguyên nhân:
- Do bẩm sinh: Cầu mắt ngắn
- Thể thủy tinh bị lão hóa mất tính đàn hồi
*Cách khắc phục:
- Đeo kính mắt lồi (hội tụ)
Câu 9.
	Em hãy cho biết một số chất kích thích, một số chất gây nghiện và tác hại của chúng đối với hệ thần kinh? Bản thân em đã làm gì để tránh được các tác hại nêu trên.
- Chất kích thích:
+ Rượu: Hoạt động vỏ não bị rối loạn, trí nhớ kém.
+ Chè, cà phê: Kích thích hệ thần kinh gây khó ngủ 
- Chất gây nghiện:
+ Thuốc lá: Cơ thể suy yếu, dễ mắc ung thư, trí nhớ kém.
+ Ma túy: Suy yếu nòi giống, cạn kiệt kinh tế, dễ mắc bệnh hiểm nghèo
- Để tránh các tác nhân trên cần:
+ Không sử dụng các chất kích thích
+ Không sử dụng các chất ma túy và hút thuốc lá.
Câu 10
a. So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện?
b. ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống con người? Ví dụ? 
a. So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
- Phản xạ có điều kiện hình thành trong đời sống, còn phản xạ không điều kiện mang tính bẩm sinh.
- Phản xạ có điều kiện dễ mất đi khi không được củng cố, còn phản xạ không điều kiện suốt đời không thay đổi.
- Phản xạ có điều kiện không mang tính di truyền, còn phản xạ không điều kiện mang tính di truyền.
- Phản xạ có điều kiện hình thành đường liên hệ tạm thời, còn phản xạ không điều kiện cung phản xạ đơn giản.
- Phản xạ có điều kiện trả lời các kích thích bất kỳ hay kích thích có điều kiện, còn phản xạ không điều kiện trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện.
b. ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống con người: 
- Giúp con người thích nghi được với những điều kiện sống luôn thay đổi.
Ví dụ:....
- Là cơ sở để hình thành thói quen, tập quán, nếp sống có văn hoá.
Ví dụ:....
Hệ nội tiết
Câu 1
Nêu rõ sự khác biệt giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? - Hoocmon là gì?
Hoocmon có những tính chất nào? Cho biết vai trò của hoocmôn? 
- Tuyến ngoại tiết: sản phẩm tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài.
- Tuyến nội tiết: sản phẩm tiết ngấm thẳng vào máu.
- Hoocmon: là sản phẩm tiết của tuyến nội tiết.
* Tính chất của hoocmon
- Mỗi hoocmon chỉ ảnh hưởng tới một hoặc một số cơ quấnc định.
- Hoocmon có hoạt tính sinh dục rất cao.
- Hoocmon không mang tính đặc trưng cho loài.
* Vai trò của hoocmon
- Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
- Điều hoà các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.
Câu 2 
- Nêu vị trí, cấu tạo và chức năng của tuyến yên?
- Tuyến yên tiết những loại hoocmon nào? Tác dụng của các loại hoocmon đó?
* Vị trí:
- Tuyến yên nằm ở nền sọ, có liên quan tới vùng dưới đồi.
* Cấu tao:
- Gồm 3 thuỳ: truỳ trước, thuỳ giữa, thuỳ sau.
* Chức năng:
+ Thuỳ trước: tiết hoocmon kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, sự trao đổi glucozơ, chất khoáng.
+ Thuỳ sau: tiết hoocmon điều hoà trao đổi nước, sự co thắt các cơ trơn (ở tử cung).
+ Thuỳ giữa; chỉ phát triển ở trẻ nhỏ, có tác dụng đối với sự phân bố sắc tố da.
- Hoạt động của tuyến yên chịu sự điều khiển trực tiếp hoặc gián tiếp của hệ thần kinh.
Câu 3
	Do đâu mà lượng đường trong máu được giữ ổn định ở mức 0,12%?
Tỉ lệ đường huyết trong máu luôn là 0,12 % Nếu:
+ Tỉ lệ này tăng cao kích thích tuyến tụy tiết insulin chuyển gluco thành glicôgen dự trữ ở gan và cơ
+ Tỉ lệ này giảm tuyến tụy sẽ tiết ra glucagôn biến glicôgen thành glucô làm tăng đường huyết trở lại
Câu 4
	a. Hooc môn có vai trò gì? 
	b. Vì sao cần sử dụng muối iốt trong bữa ăn?
a. - Duy trì tính ổn định môi trường trong cơ thể
 - Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường 
b. Nếu trong khẩu phần ăn hàng ngày thiếu iôt thì tirôxin không tiết ra gây:
+ Bệnh bướu cổ
+ Trẻ chậm lớn trí não kếm phát triển,người lớn hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém.
Hệ sinh dục
Câu 1
	Hãy kể tên các bệnh thường lây lan qua đường sinh dục? Nêu các biện pháp phòng tránh.
- Bệnh lâu, bệnh giang mai…
- Biện pháp:
+ Phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đủ liều.
+ Tránh quan hệ tình dục với người bị bệnh
+ Đảm bảo tình dục an toàn
Câu 2
	 Em hãy cho biết những con đường truyền bệnh và tác hại của bệnh giang mai?
Con đường lây truyền:
- Qua quan hệ tình dục là chủ yếu
- Qua truyền máu không an toàn
- Qua các vết xây sát trên cơ thể
- Qua nhau thai (từ mẹ sang con)
Tác hại:
- Tổn thương các phủ tạng ( tim, gan, hệ thần kinh)
- Con sinh ra có thể mang khuyết tật hoặc bị dị dạng bẩm sinh.
Câu 3
Tại sao không nên đẻ sớm, đẻ dày và đẻ nhiều? Ở địa phương em việc kế hoạch hóa gia đình được thực hiện như thế nào?
* Vì: - Không tốt cho sức khỏe của mẹ và con
- Con không được chăm sóc và phát triển đầy đủ
- Ảnh hưởng không tốt tới văn hóa xã hội, kinh tế.
* Liên hệ: Tự liên hệ

File đính kèm:

  • docDe cuong sinh hoc8 kiII.doc
Giáo án liên quan