Đề cương ông tập theo chủ đề môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2019-2020

7. Điện năng:

+ Định nghĩa: Điện năng là năng lượng của dòng điện.

+ Hiệu suất sử dụng điện năng: là tỉ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng sử dụng.

8. Công của dòng điện:

+ Công thức: A = P.t = U.I.t hoặc A = I2 .R.t = .t

+ Đơn vị tính công của dòng điện: Jun (J) hay ki-lô-óat giờ (kWh)

1 J = 1W.s = 1V.A.s

1 kWh = 1 000 W. 3 600 s = 3,6.106 J

+ Đo công của dòng điện: bằng công tơ điện; mỗi số đếm của công tơ điện bằng 1kWh.

9. Định luật Jun – Lenxơ:

+ Công thức: Q = I2.R.t trong đó: Q: nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn (J)

 I: cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn (A)

 R: điện trở dây dẫn ( )

 t: thời gian dòng điện chạy qua (s)

Trường hợp nhiệt lượng được tính bằng Calo(cal) (1J = 0,24 cal; 1cal = 4,18 J) thì công thức sẽ là: Q = 0,24.I2.R.t

+ Phát biểu: nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.

 

doc43 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ông tập theo chủ đề môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c điện từ - động cơ điện một chiều.
1. Lực điện từ.
* Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trườngvà không song với các đường sức từ thì chịu tác dụng của lực điện từ.
* Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào: Chiều dòng điện và chiều của đường sức từ.
2. Quy tắc bàn tay trái ( xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện).
 Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
3. Khung dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường.
 Khung dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường thì có lực từ tác dụng lên nó, lực từ làm cho khung quay quanh trục của nó, trừ một vị trí duy nhất đó là khi mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường sức từ (gọi là mặt phẳng trung hoa).
4. Động cơ điện một chiều.
a. Cấu tạo: Gồm hai bộ phận chính: Nam châm tạo ra từ trường và khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.
Ngoài ra để giúp cho khung dây quay liên tục còn có bộ góp điện.
b. Nguyên tắc hoạt động: Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trừơng lên khung dây có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
* Trong động cơ điện bộ phận quay ( khung dây) gọi là rôto, bộ phận đứng yên (nam châm) gọi là stato.
* Trong kĩ thuật:
- Để tạo ra từ trường mạnh người ta sử dụng nam châm điện.
- Để động cơ quay đều và mạnh người ta dùng nhiều cuộn dây đặt lệch nhau và song song với trục của một khối trụ làm bằng các lá thép kĩ thuật ghép lại.
* Khi động cơ điện hoạt động điện năng được chuyển hoá thành cơ năng.
VI. Hiện tượng cảm ứng điện từ. Điều kiện làm xuất hiện dòng điện cảm ứng.
1. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
* Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín trong thời gian:
 	- Một cực của nam châm tiến lại gần hay ra xa một đầu ống dây.
- Dòng điện qua nam châm điện biến thiên.
* Có nhiều cách để tạo ra dòng điện trong một cuộn dây dẫn kín. Dòng điện được tạo ra theo cách đó gọi là điện cảm ứng.
* Hiện tượng làm xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
2. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.
* Để trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện cảm ứng thì:
- Cuộn dây dẫn phải kín
- Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây phải biến thiên.
VII. Dòng điện xoay chiều – máy phát điện xoay chiều.
1. Chiều của dòng điện cảm ứng.
 Khi số đường sức từ của cuộn dây dẫn S tăng thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây có chiều ngược với chiều dòng điện cảm ứng khi số đường sức từ qua tiết diện đó giảm.
 2. Dòng điện xoay chiều: Dòng điện luân phiên đổi chiều gọi là dòng điện xoay chiều.
3. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều.
Khi cho cuộ dây dẫn kín quay trong từ trường hoặc cho nam châm quay trước cuộn dâu dẫn kín thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
4. Máy phát điện xoay chiều. 
* Cấu tạo: Gồm hai bộ phận chính: Nam châm tạo ra từ trường và cuộn dây dẫn.
* Một trong hai bộ phận của máy phát điện đứng yên gọi là Stato, bộ phận quay gọi là rôto.
* Trong kí thuật để có các máy phát điện công suất lớn thì nguời ta chế tạo Stato gồm nhiều cuộn dây còn Rôto là nam châm điên để tạo ra từ trường mạnh.
* TRong kĩ thuật để làm quay rôto của các máy phát điện người ta dùng: Tuabin nước, cánh quạt gió, động cơ nổ....
VIII. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều. Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều.
1. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều.
* Tác dụng nhiệt: Chế tạo bóng đèn sợi đốt, thiết bị đun nấu, lò sưởi, làm nóng các vật dẫn........
* Tác dụng từ: Chế tạo nam châm điện, động cơ điện...
* Tác dụng quang: Làm sáng bóng đèn bút thử điện, phóng điện....
* Khi đặt một nam châm châm gần dòng điện xoay chiều thì mỗi khi dòng điện đổi chiều thì lực điện từ tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều. Nếu một kim nam châm tự do đặt gần một dòng điện xoay chiều có tần số lớn ( đổi chiều nhanh) thì kim nam châm sẽ đứng yên vì không kịp quay theo sự thay đổi chiều của lực điện từ.
2. Đo cđdđ và hđt của mạch điện xoay chiều.
* Để đo cđdđ và hđt của mạch điện xoay chiều người ta dùng ampe kế và vônkế có kí hiệu AC hay (~)
*Đặc điểm: 
 - Kết quả không thay đổi khi ta đổi chỗ hai chốt cắm của phích cắm vào ổ lấy điện.
 - Khi do cđdđ và hđt xoay chiều, giá trị đo chỉ giá trị hiệu dụng của cđdđ và hđt xoay chiều.
 - Nếu cđdđ một chiều có trị số bằng với giá trị hiệu dụng của cđdđ xoay chiều thì tác dụng nhiệt mà chúng gây ra trên cùng một điện trở , trong cùng một thời gian là như nhau. 
Ví dụ: Một bóng đèn 6V- 0,5W khi mắc vào nguồn điện 1 chiều 6V và khi mắc vào nguồn điện xoay chiều 6V sẽ sáng như nhau.
IX. Truyền tải điện năng đi xa – Máy biến thế.
1. Hao phí điện năng trên đường dây tải điện.
 * Do dây dẫn có điện trở nên trong quá trình tải điện có một phần điện năng hao phí do toả nhiệt.
* Công suât hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương hđt đặt vào hai đầu dây.
CM: 
+ Công suất điện cần tải đi: P
+ Hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn: U 
+ Cường độ dòng điện đặt trên dây dẫn I.
+ Điện trở của dây dẫn R
Ta có: P = 
Công suất hao phí do toả nhiệt: Php = I2R
Từ hai công thức trên ta có: Php = 
* Cách làm giảm hao phí:
+ Cách1: Giảm điện trở của dây dẫn: Không thể thực hiện được vì:
Ta có: nên để giảm điện trở ta phải:
- Giảm : Phải sử dụng các kim loại quý hiến, đắt tiền ( vàng, bạc) nên không đảm bảo tính kinh tế.
- Giảm khoảng cách l: Không thể làm được.
- Tăng tiết diện S: Rất tốn vật liệu làm dây dẫn, tốn kém cho hệ thống cột chống dây nên không dảm bảo tính kinh tế.
+ Cách 2: Tăng hiệu điện thế dặt vào hai đầu dây dẫn:
 Từ công thức Php = ta thấy nếu tăng hiệu điện thế lên n lần thí có thể giảm được hao phí đi n2 lần.
Đây là phưong án tối ưu mà ta làm được hiện nay với hệ thống máy biến thế.
2. Máy biến thế.
a. Khái niệm: Máy biết thế là thiết bị dùng để tăng hoặc giảm hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều.
b. Cấu tạo:
- Hai cuôn dây dẫn có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện với nhau.
- Một lõi sắt ( hoặc thép) có pha silic chung cho cả hai cuộn dây.
c. Nguyên tắc hoạt động.
- Cuộn dây của máy biến thế nối với nguồn điện ( máy phát điện) gọi là cuộn sơ cấp.
- Cuộn dây còn lại ( dùng để nối với các vật tiêu thụ điện) gọi là cuộn thứ cấp.
* Khi đặt vào hai đầu dây cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều thì dòng điện chạy trong cuộn dây này sinh ra một từ trường biến thiên. Từ trường biến thiên được lõi thép chung dẫn xuyên qua cuộn dây sơ cấp và nó đã làm xuất hiện ở hai đầu cuộn dây thứ cấp một hiệu điện thế xoay chiều. 
 Nếu gọi U1, n1 là hđt và số vòng dây của cuộn sơ cấp, U2, n2 là hđt và số vòng dây của cuộn thứ cấp thì:
Ta có: 
+ Nếu n1 > n2 thì U1 > U2 ta có máy hạ thế.
+ Nếu n1 < n2 thì U1 < U2 ta có máy tăng thế.
3. Vai trò của máy biến thế trong truyền tải điện năng đi xa.
để giảm hao phí trong tuyền tải điện năng đi xa người ta phải dùng hệ thống mày biến thế: ở nơi sản suất điện ( nhà máy phát điện) người ta dùng máy tăng thế để tăng hđt đặt vào hai đầu đường dây tải điện nhằm làm giảm hao phí trong quá trình truyền tải điện. đến nơi tiêu thụ người ta dùng mày hạ thể để giảm hiệu điện thế xuống mức sử dụng.
* Chú ý: Mày biến thể không thể dùng cho dòng điện 1 chiều vì dòng điện một chiều không tạo ra từ trường biến thiên .
C. Ví dụ minh họa.
1. Bài tập chủ đề 1.
Câu 1: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện xoay chiều liên tục khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
	A. Đang tăng mà chuyển sang giảm.	B. Đang giảm mà chuyển sang tăng.
	C. Tăng đều đặn rồi giảm đều đặn.	D. Luân phiên tăng giảm.
Câu 2: Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm thì trong cuộn dây
	A. Xuất hiện dòng điện một chiều.	B. Xuất hiện dòng điện xoay chiều.
	C. Xuất hiện dòng điện không đổi.	D. Không xuất hiện dòng điện.
Câu 3: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
	A. rất lớn.	B. Không thay đổi.	C. Biến thiên.	D. rất nhỏ.
Câu 4: Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
	A. tăng dần theo thời gian.	B. giảm dần theo thời gian.
	C. tăng hoặc giảm đều đặn theo thời gian.	D. đang tăng chuyển sang giảm hoặc ngược lại.
Câu 5: Dòng điện xoay chiều khác dòng điện một chiều ở điểm
	A. dòng điện xoay chiều chỉ đổi chiều một lần.
	B. dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi.
	C. cường độ dòng điện xoay chiều luôn tăng.
	D. hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều luôn tăng.
Câu 6: Nam châm điện được sử dụng chủ yếu trong các thiết bị
	A. Nồi cơm điện.	B. Đèn điện.	C. Rơle điện từ.	D. Ấm điện.
Câu 7: Quy tắc Bàn Tay Trái dùng để xác định
	A. Chiều của lực điện từ.	B. Chiều của đường sức từ.
	C. Chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn.	D. Chiều của các cực nam châm.
Câu 8: Xác định câu nói đúng về tác dụng của từ trường lên đoạn dây dẫn có dòng điện.
	A. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và song song với đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
	B. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
	C. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, không đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
	D. một đoạn dây dẫn không có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
Câu 9: Động cơ điện là dụng cụ biến đổi
	A. Nhiệt năng thành điện năng.	B. Điện năng thành cơ năng.
	C. Cơ năng thành điện năng.	D. Điện năng thành nhiệt năng.
Câu 10: Các dụng cụ nào sau đây chủ yếu chuyển hóa điện năng thành cơ năng khi hoạt động?
	A. Bàn ủi điện và máy giặt.	C. máy khoan điện và mỏ hàn điện.
	C. Quạt máy và nồi cơm điện.	D. Quạt máy và máy giặt.
Câu 11: Treo một kim nam châm thử gần ống dây có dòng điện chạy qua ( hình dưới ). Quan sát hiện tượng và chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau 
A. Bên trái ống dây là cực từ Bắc, bên phải ống dây là cực từ Nam.
B. Đường sức từ trong lòng ống dây có chiều đi từ phải sang trái.
C. Chốt B là cực dương, chốt A là cực âm.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 12: Ống dây MN có lõi sắt, có dòng điện chạy qua ( hình dưới ).Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chiều dòng điện đi từ B qua ống dây , đến K về A .
B. Đầu M là cực từ Nam, đầu N là cực từ Bắc.
C. Đầu M là cực từ Bắc, đầu N là cực từ Nam.
D. Cả 3 phát biểu trên đều sai.
Câu 13: Áp dụng qui tắc bàn tay trái để xác định lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua (hình dưới) có chiều:
A. Từ phải sang trái B. Từ trái sang phải.
C. Từ trên xuống dưới. D. Từ dưới lên trên.
Câu 14: Áp dụng qui tắc bàn tay trái để xác định chiều dòng điện trong dây dẫn ( hình dưới ) có chiều:
A. Từ phải sang trái.	B. Từ trái sang phải.	
C. Từ trước ra sau.	D. Từ sau đến trước
Câu 15: Treo một kim nam châm thử gần ống dây ( hình bên ). Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi ta đóng khoá K?
A. Kim nam châm bị ống dây hút.
B. Kim nam châm bị ống dây đẩy.
C. Kim nam châm vẫn đứng yên.
D. Kim nam châm lúc đầu bị ống dây đẩy ra, sau đó quay 180o , cuối cùng bị ống dây hút.
Câu 16: Hình bên mô tả khung dây dẫn có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường, trong đó khung quay đang có vị trí mà mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ. Ở vị trí này của khung dây, ý kiến nào dưới đây là đúng?
A. Khung không chịu tác dụng của lực điện từ.
B. Khung chịu tác dụng của lực điện từ nhưng nó không quay.
C. Khung tiếp tục quay do tác dụng của lực điện từ lên khung.
D. Khung quay tiếp một chút nữa nhưng không phải do tác dụng của lực điện từ mà do quán tính.
Câu 17: Một ống dây có dòng điện chạy qua được đặt gần một kim nam châm ( hình bên ). Người ta thấy kim nam châm đứng yên. Nếu đặt vào trong lòng ống dây một lõi sắt non thì:
A. Kim nam châm vẫn đứng yên.
B. Kim nam châm quay theo chiều kim đồng hồ rồi
dừng lại khi trục của nó nằm dọc theo trục của ống dây.
C. Kim nam châm quay ngược chiều kim đồng hồ rồi dừng lại khi trục của nó nằm dọc theo trục của ống dây.
D. Kim nam châm quay theo chiều kim đồng hồ nhưng không dừng lại khi trục của nó nằm dọc theo trục của ống dây.
2. Bài tập chủ đề 2.
Câu 1: Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?
	A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn
	B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn
	C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín
	D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
Câu 2: Cách nào dưới đây KHÔNG tạo ra dòng điện?
	A. Quay nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín
	B. Đặt nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín
	C. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín
	D. Rút cuộn dây ra xa nam châm vĩnh cửu
Câu 3: Hiện tượng nào sau đây KHÔNG liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ?
	A. Dòng điện xuất hiện trong dây dẫn kín khi cuộn dây chuyển động trong từ trường
	B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi nối hai đầu cuộn dây với đinamô xe đạp đang quay
	C. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu bên cạnh đó có một dòng điện khác đang thay đổi
	D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu nối hai đầu cuộn dây vào hai cực của bình acquy
Câu 4: Thực hiện thí nghiệm với cuộn dây và nam châm điện đặt dọc theo trục của ống dây. Trường hợp nào KHÔNG thể xuất hiện dòng điện cảm ứng?
	A. Dòng điện ổn định qua nam châm điện và cuộn dây đứng yên.
	B. Dòng điện ổn định qua nam châm điện và di chuyển cuộn dây.
	C. Dòng điện ổn định qua nam châm điện và di chuyển nam châm điện.
	D. Dòng điện chạy qua nam châm điện biến đổi.
Câu 5: Trường hợp nào dưới đây tạo ra dòng điện cảm ứng?
	A. Ống dây và nam châm chuyển động tương đối với nhau.
	B. Ống dây và nam châm chuyển động để khoảng cách giữa chúng không đổi
	C. Ống dây và nam châm đặt gần nhau đứng yên
	D. Ống dây và nam châm đặt xa nhau đứng yên
Câu 6: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây.
	A. luôn luôn tăng	B. luôn luôn giảm C. luân phiên tăng giảm.	D. luôn luôn không đổi
Câu 7: Điều nào sau đây SAI khi so sánh tác dụng của dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều?
	A. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng trực tiếp nạp điện cho ắcquy.
	B. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều tỏa ra nhiệt khi chạy qua một dây dẫn.
	C. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng làm phát quang bóng đèn.
	D. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều gây ra từ trường.
Câu 8: Nếu hiệu điện thế của điện nhà là 220V thì phát biểu nào là KHÔNG đúng?
	A. Có những thời điểm, hiệu điện thế lớn hơn 220 V.
	B. Có những thời điểm, hiệu điện thế nhỏ hơn 220 V.
	C. Tùy thời điểm, hiệu điện thế có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc bằng 220 V.
	D. Hiệu điện thế không thay đổi vì công suất không thay đổi.
Câu 9: Trong thí nghiệm đặt kim nam châm dọc theo trục của nam châm điện, khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện thì có hiện tượng
	A. Kim nam châm vẫn đứng yên	B. Kim nam châm quay góc 90°.
	C. Kim nam châm quay ngược lại	D. Kim nam châm bị đẩy ra ngoài.
Câu 10: Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫy kín B. Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng. Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay chiều?
	A. Tác dụng cơ	B. Tác dụng nhiệt	C. Tác dụng quang	D. Tác dụng từ.
Câu 11: Tác dụng nào phụ thuộc chiều của dòng điện?
	A. Tác dụng nhiệt.	B. Tác dụng từ.	C. Tác dụng quang.	D. Tác dụng sinh lý.
Câu 12: Nhà máy điện nào thường gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất?
	A. Nhà máy phát điện gió.	B. Nhà máy phát điện dùng pin mặt trời.
	C. Nhà máy thủy điện.	 	D. Nhà máy nhiệt điện.
Câu 13: So với nhiệt điện, nhà máy điện hạt nhân có ưu điểm nào sau đây?
	A. Công suất lớn và khối lượng nhiên liệu ít hơn. B. Chi phí xây dựng ban đầu ít hơn.
	C. An toàn hơn và giá nhiên liệu rẻ hơn. 	 D. Dễ quản lý, cần ít nhân sự hơn.
Câu 14: Khi truyền tải điện năng đi xa, điện năng hao phí đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?
	A. Hóa năng	B. Quang năng	C. Nhiệt năng	D. Cơ năng.
Câu 15: Khi truyền tải một công suất điện P bằng một dây có điện trở R và đặt vào hai đầu đường dây một hiệu điện thế U, công thức xác định công suất hao phí Php do tỏa nhiệt là
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 16: Khi truyền tải điện năng, ở nơi truyền đi cần lắp
	A. Biến thế tăng điện áp.	B. Biến thế giảm điện áp. C. Biến thế ổn áp.	D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 17: Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện
A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
C. Tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. D. Tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
Câu 18: Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây tải điện không đổi mà dây dẫn có chiều dài tăng gấp đôi thì hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây sẽ
	A. Tăng lên gấp đôi.	B. Giảm đi một nửa.	C. Tăng lên gấp bốn.	D. Giữ nguyên.
Câu 19: Khi tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn trên đường dây truyền tải điện lên gấp đôi thì công suất hao phí trên đường dây sẽ
	A. Giảm đi một nửa.	B. Giảm đi bốn lần 	C. Tăng lên gấp đôi.	D. Tăng lên gấp bốn.
Câu 20: Cùng công suất điện P được tải đi trên cùng một dây dẫn. Công suất hao phí khi hiệu điện thế hai đầu đường dây tải điện là 400kV so với khi hiệu điện thế là 200kV là
	A. Lớn hơn 2 lần.	B. Nhỏ hơn 2 lần.	C. Nhỏ hơn 4 lần.	D. Lớn hơn 4 lần.
Câu 21: Một nhà máy điện sinh ra một công suất 100 MW và cần truyền tải tới nơi tiêu thụ. Biết hiệu suất truyền tải là 90%. Công suất hao phí trên đường truyền là
	A. 10 MW	B. 1 MW.	C. 100 kW.	D. 10 kW.
Câu 22: Người ta truyền tải một công suất điện 1000kW bằng một đường dây có điện trở 10 Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 110kV. Công suất hao phí trên đường dây là
	A. 9,1 W.	B. 1100 W.	C. 82,64 W.	D. 826,4 W.
Câu 23: Người ta cần truyền một công suất điện 200 kW từ nguồn điện có hiệu điện thế 5000 V trên đường dây có điện trở tổng cộng là 20 Ω. Độ giảm thế trên đường dây truyền tải là
	A. 40 V.	B. 400 V.	C. 80 V.	D. 800 V.
Câu 24: Máy biến thế là thiết bị dùng để biến đổi
	A. Điện thế một chiều không đổi.	B. Điện thế xoay chiều.
	C. Dòng điện một chiều thành xoay chiều	D. Công suất dòng điện.
Câu 25: Với hai cuộn dây có số vòng dây khác nhau ở máy biến thế thì
	A. Cuộn dây ít vòng hơn là cuộn sơ cấp.	B. Cuộn dây ít vòng hơn là cuộn thứ cấp.
	C. Cả hai cuộn đều là cuộn sơ cấp.	D. Cuộn dây nào cũng có thể là cuộn thứ cấp.
Câu 26: Nếu đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì từ trường trong lõi sắt từ sẽ luôn
	A. giảm.	B. tăng.	C. biến thiên.	D. không thay đổi.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây SAI. Máy biến thế hoạt động
	A. dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ	B. với dòng điện xoay chiều
	C. có hao phí điện năng	D. tạo ra năng lượng như máy phát điện.
Câu 28: Khi có dòng điện một chiều, không đổi chạy trong cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì trong cuộn thứ cấp đã nối thành mạch kín
	A. có dòng điện một chiều không đổi.	B. có dòng điện một chiều biến đổi.
	C. có dòng điện xoay chiều.	D. vẫn không xuất hiện dòng điện.
Câu 29: Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp gấp 3 lần số vòng dây cuộn thứ cấp thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp so với hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp sẽ
	A. Giảm đi 3 lần.	 B. Tăng lên 3 lần.	C. Giảm đi 6 lần.	D. Tăng lên 6 lần.
Câu 30: Gọi n1, n2 lần lượt là số vòng dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp; U1, U2 là hiệu điện thế giữa hai đầu dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế ta có biểu thức KHÔNG đúng là
	A. .	B. U1.n1 = U2.n2.	C. U2 = .	D. U1 = .
CHƯƠNG III - QUANG HỌC
A - Yêu cầu.
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Khúc xạ ánh sáng
(9 tiết)
- Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại.
- Chỉ ra được tia khúc xạ và tia phản xạ, góc 

File đính kèm:

  • docde_cuong_ong_tap_theo_chu_de_mon_vat_ly_lop_9_nam_hoc_2019_2.doc
Giáo án liên quan