Đề cương ôn thi Sinh học 7 Học kì II - Trường THCS Lê Quý Đôn Rạch Giá

2/Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.

- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh → quạt gió(động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

 

docx4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi Sinh học 7 Học kì II - Trường THCS Lê Quý Đôn Rạch Giá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 39
1/ So sánh bộ xương thằn lằn với ếch	 Giống: bộ xương chia làm 3 phần: đầu, thân, chi 
Khác: 
- Xương thằn lằn : 
+ Cổ dài (8 đốt sống cổ) 
+ Duôi dài 
+ Chi trước và chi sau bằng nhau 
+ Chi trước có 5 ngón 
- Xương ếch: 
+ Cổ ngắn (1 đốt sống cổ) 
+ Đuôi tiêu giảm (đốt sống cùng) 
+ Chi trước ngắn, chi sau dài 
+ Chi trước có 4 ngón
2/ Trình bày rõ những đặc điểm cấu tạo bên trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn: Thở hoàn toàn bằng phổi sự giao đổi khí được thực hiện nhờ sự co dãn của cơ liên sườn. Tim xuất hiện vách hụt ngăn tạm thời tâm thất thành 2 nửa (4 ngăn chưa hoàn chỉnh), máu nuôi cơ thể ít pha trộn. Thằn lằn là động vật biến nhiệt. Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và hậu thận cùng trực tràng có khả năng hấp thu lại nước. Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển.
3/ Lập bảng so sánh cấu tạo các cơ quan tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch
Bài 41
1/ Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu
- Chim bồ câu trống có cơ quan giao phối tạm thời (1 đôi tinh hoàn, ống dẫn tinh), thụ tinh trong. – Con mái có buồng trứng bên trái phát triển và ống dẫn trứng, ống dẫn trứng phải tiêu giảm
- Mỗi lứa đẽ chỉ gồm 2 trứng, có vỏ đá vôi bao bọc - Chim non yếu, được nuôi bằng sữa diều của chim bố mẹ.
2/Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.
- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh → quạt gió(động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
3/ So sánh bay vỗ cánh và bay lượn
Bài 49
1/ Đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay
- Chi trước biến đổi thành cánh da: là một màng da rộng phủ lông mao thưa, mềm mại nối liền với cánh tay, ống tay, các xương bàn và các xương ngón (rất dài) với mình, chi sau và đuôi.
- Dơi có màng cánh rộng, thân ngắn nên có cách bay thoăn thoắt, thay hướng đổi chiều một cách linh hoạt - Chân dơi yếu, bám chặt vào cành cây treo ngược cơ thể. Khi bay, dơi chỉ cần rời vật bám	 - Bộ răng nhọn dễ dàng phá vỏ kitin của sâu bọ
2/ Trình bày đặc điểm Gấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống trong nước.
- Cơ thể hình thoi, lông gần như tiêu biến hoàn toàn, có lớp mỡ dưới da rất dày, cổ không phân biệt với thân, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.
- Chi trước biến đối thành vây dạng chèo, song vẫn được nâng đỡ bởi các xương chi như các động vật có xương sống ở cạn, xương cánh tay và xương ống tay ngắn, các xương ngón tay rất dài.
Bài 51
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của thú Móng guốc. Phân biệt thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ.
- Thú Móng guốc có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc.
- Thú Móng guốc di chuyển nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng, chỉ những đốt cuối của ngón chân có guốc mới chạm đất (diện tích tiếp xúc với đất hẹp).
Phân biệt thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ:
3
Câu 2: So sánh đặc điếm cấu tạo và tập tính của khỉ hình người với khỉ và vượn. 
Câu 3: Hãy minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của Thú.
Bài 55
Sinh sản vô tính
Sinh sản hữu tính
Là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái
Là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái
 1: Hãy kế các hình thức sinh sản ở động vật và sự phân biệt các hình thức sinh sản đó.
2/Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính, cho ví dụ.
- Tùy theo mức độ tiến hóa mà sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính hoàn thiện ở: thụ tinh rong, đẻ con, thai sinh, hình thức chăm sóc trứng và con	 VD: Chim thụ tinh trong tiến hóa hơn cá thụ tinh ngoài, thỏ đẻ con tiến hóa hơn chim đẻ trứng, thỏ mẹ cho con bú bằng sữa tiến hóa hơn thằn lằn bóng con tự đi kiếm ăn
3/ Sự hoàn chỉnh về sinh sản hữu tính mang lại hiệu quả gì	 - Sự hoàn chỉnh về sinh sản hữu tính mang lại hiệu quả cao như: nâng cao tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ sống sót, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh ở động vật non
Bài 59
1/ Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học	 - Biện pháp đấu tranh sinh học là các biện pháp: sử dụng thiên địch, gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại, nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại
2/ Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học.
3/ Nêu ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ.
*Ưu điểm:
Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thế hiện nhiều ưu điếm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột. Những loại thuốc này gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rau, quả, ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người, gây hiện tượng quen thuốc, giá thành còn cao.
*Hạn chế:
- Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém. Ví dụ, kiến vống được sử dụng đê diệt sâu hại lá cam, sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh. 
- Thiên địch không diệt hết được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Vì thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vật gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.
- Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. Ví dụ để diệt một loài cây cảnh có hại ở quần đảo Hawai, người ta đã nhập 8 loài sâu bọ là thiên địch của loài cây cảnh này. Khi cây cảnh bị tiêu diệt, đã làm giảm số lượng chim sáo chuyên ăn cây cảnh, nên làm tăng số lượng sâu hại ruộng mía vốn là mồi của chim sáo. Kết quả là diệt được một loài cây cảnh có hại song sán lượng mía đã bị giam sút nghiêm trọng.
- Một loài thiên địch vừa có thể có ích, vừa có thể có hại:
Ví dụ, đôi với nông nghiệp, chim sẻ có ích hay có hại? Vấn đề này trước đây được tranh luận nhiều:
+ Chim sẻ vào đầu xuân, thu và đông, ăn lúa, thậm chí ở nhiều vùng còn ăn cả mạ mới gieo. Vậy chim sẻ là chim có hại.
+ Về mùa sinh sản, cuối xuân đầu hè, chim sẻ ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiêp. Vậy là chim sẻ có ích.
Qua thực tê, có một giai đoạn Trung Quốc tiêu diệt chim sẻ (vì cho ràng chim sẻ có hại), nên đã bị mất mùa liên tiếp trong một số năm. Thực tế đó đã chứng minh chim sẻ là chim có ích cho nông nghiệp

File đính kèm:

  • docxDe_cuong_on_thi_Sinh_hoc_7_hk2_THCS_Le_Quy_Don_Rach_Gia_20152016.docx
Giáo án liên quan