Đề cương ôn thi học sinh giỏi Địa lý 9 - Phần II - Địa lí các ngành kinh tế

 1.Các nhân tố tự nhiên:

 a)Tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng là cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu CN đa ngành. Ví dụ:

 +Các tài nguyên khoáng sản : than, dầu mỏ , sắt, thiếc, đồng, chì, apatit, đá vôi để phát triển các ngành CN: luyện kim, cơ khí, năng lượng, hoá chất , vật liệu xây dựng.

 +Các nguồn thuỷ năng sông suối để phát triển CN thuỷ điện.

 +Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, biển để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp cung cấp nhiên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.

 +Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành CN trọng điểm:

Ví dụ:Công nghiệp khai khác nhiên liệu tập trung chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ nơi có nhiều than và thuỷ năng hoặc ĐNB nơi có nhiều dầu, khí.

 

doc16 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5396 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi học sinh giỏi Địa lý 9 - Phần II - Địa lí các ngành kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoa học kĩ thuật còn hạn chế 
c. Chính sách phát triển nông nghiệp:
-Phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu
-Vai trò của các chính sách đó là cơ sở động viên nông dân làm giàu. Khuyến khích sản xuất, khơi dậy và phát huy măt mạnh hàng nông nghiệp. Tạo nhiều việc làm, ổn định đời sống nông dân.
-Tạo mô hình phát triển nông nghiệp thích hợp, khai thác mọi tiềm năng sẵn có
d. Thị trường trong và ngoài nước:
- Thị trường trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng thúc đẩy sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
- Khó khăn: Sự biến động của thị trường, giá cả không ổn định cũng ảnh hưởng lớn đến sản xuất một số cây trồng, vật nuôi quan trọng.
II- Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
 1/ Ngành trồng trọt: 
 a) Cây lương thực:
 - Gồm lúa, hoa màu: diện tích, năng suất, sản lượng, ngày một tăng( mặt dù tỉ trọng trong cơ cấu cây trồng giảm).
 - Thành tựu đạt được : nước ta chuyển từ một nước phải nhập lương thực sang một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
 Ví dụ: 1986 ta phải nhập 351 nghìn tấn gạo đến năm1989 ta đã có gạo để xuất khẩu.
-Từ 1991 trở lại đây lượng gạo xuất khẩu tăng dần từ 1 triệu đến 2 triệu tấn (1995). Năm 1999, 4,5 triệu tấn. Năm 2003 là 4 triệu tấn.
-Cây lương thực phân bố ở khắp các đồng bằng trong cả nước nhưng trọng điểm là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
b) Cây công nghiệp:
- Tạo ra nhiều nguồn xuất khẩu cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến tận dụng tài nguyên đất pha thế độc canh khắc phục tính mùa vụ và bảo vệ môi trường 
- Bao gồm cây CN hàng năm như : lạc, mía, đỗ tương, dâu tằm,  và cây công nghiệp lâu năm như : cà phê, cao su, hạt diều, hồ tiêu, dừa, 
-Thành tựu : tỉ trọng, cơ cấu, giá trị sản suất nông nghiệp ngày một tăng
- Phân bố hầu hết trên 7 vùng sinh thái cả nước. Nhưng trọng điểm là 2 vùng Tây nguyên và ĐNB 
c. Cây ăn quả: 
- Nước ta có tiềm năng tự nhiên để phát triển các loại cây ăn quả: khí hậu và đất trồng đa dạng, 
nước tưới phong phú, 
- Với nhiều loại đặc sản có giá trị xuất khẩu cao. Ví dụ : cam xã Đoài, vải thiều, đào SaPa, nhãn Hưng Yên, bưởi năm roi, sầu riêng ,măng cụt
-Phân bố nhiều nhất ở ĐNB và ĐB Sông Cửu Long 
 2. Ngành chăn nuôi:
- Chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp khoảng 20% 
-Gồm :
+Nuôi trâu bò chủ yếu ở miền núi và trung du lấy sức kéo, thịt
+Ven các thành phố lớn hiện nay có nuôi bò sữa ( vì gần thị trường tiêu thụ)
+Nuôi lợn ở ĐB Sông Hồng , Sông Cửu Long là nơi có nhiều lương thực thực phẩm và đông dân, sử dụng nguồn lao động phụ 
+Nuôi gia cầm chủ yếu ở vùng đồng bằng.
B2 – BÀI TẬP:
1/ Phân tích những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội để phát triển nông nghiệp ở nước ta ?
* Trả lời: (theo nội dung đã ghi ở trên)
2/ Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp
* Trả lời: 
- Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản
- Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp
- Thúc đẩy sự phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu
3/ Vai trò của yếu tố chính sách phát triển nông thôn đã tác động lên những vấn đề gì trong nông nghiệp?
* Trả lời: 
- Tác động mạnh tới dân cư và lao động nông thôn :
+ Khuyến khích sản xuất, khơi dậy và phát huy mặt mạnh trong lao động nông nghiệp
+ Thu hút, tạo việc làm, cải thiện đời sống nông dân
- Hoàn thiện cơ sở vật chất, kĩ thuật trong nông nghiệp 
- Tạo mô hình phát triển nông nghiệp thích hợp, khai thác mọi tiềm năng sẵn có : mô hình kinh tế hộ gia đình, trang trại, hướng xuất khẩu
- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi .
4/ Dựa vào bản đồ trong Atlat địa lí VN và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta.
* Trả lời: 
a) Nhận xét:
 - Lúa là cây lương thực chính ở nước ta, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn để xuất khẩu. Các chỉ tiêu về sản xuất lúa như diện tích, năng suất, sản lượng và sản lượng lúa bình quân đầu người năm 2002 đều tăng lên rỏ rệt so với các năm trước. 
 - VN là một trong những trung tâm xuất hiện sớm nghề trồng lúa ở ĐNA. Lúa được trồng trên khắp đất nước ta, nhưng tập trung chủ yếu vẫn ở đồng bằng:
 + ĐB sông Hồng 
 + ĐB sông Cửu Long
 + ĐB duyên hải BTB và NTB 
 2 vùng trọng điểm lúa lớn nhất là ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long.
 b) Giải thích: vì nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, ĐB là nơi có đất phù sa màu mỡ, đông dân cư, tập trung lao động có kinh nghiệm, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, nhất là thuỷ lợi và thị trường tiêu thụ rộng lớn tất cả các điều kiện trên thích hợp cho trồng lúa.
 5/ Cho bảng số liệu sau đây về diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta thời kì 1990 – 2002	 
Năm
Diện tích (nghìn ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sán lượng lúa (nghìn tấn)
1990
1993
1995
1997
1998
2000
2002
6043.0
6559.0
6766.0
7099.7
7363.0
7660.3
7700.0
31.8
34.8
36.9
38.8
39.6
42.4
45.9
19225.1
22836.5
24963.7
27523.9
29145.5
32529.5
34454.4
 a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta thời kì 1990 – 2002.
 b) Nhận xét và giải thích nguyên nhân sự tăng trưởng đó.
* Trả lời: 
 a) Vẽ biểu đồ:
 - Xử lí bảng số liệu:
Bảng số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta thời kì 1990 – 2002(%)
Năm
Diện tích 
Năng suất 
Sán lượng lúa 
1990
1993
1995
1997
1998
2000
2002
100
108.5
112.0
117.5
121.8
126.8
127.4
100
109.4
116.0
122.0
123.5
133.3
144.3
100
118.8
129.8
143.2
161.6
169.2
179.2
 - Vẽ biểu đồ:( 3 đường)
 - Hoàn thiện biểu đồ
 b) Nhận xét và giải thích:
 - Nhận xét
 + Từ 1990 – 2002 cả diện tích, năng suất, sản lượng lúa đều tăng.
 + Tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau: tăng nhanh nhất là sản lượng lúa (1.79 lần) rồi đến năng suất lúa (1.44 lần) và cuối cùng là diện tích (1.27 lần).
 - Giải thích:
 + Diện tích lúa tăng chậm hơn là dokhả năng mở rộng diện tích và tăng vụ có hạn chế hơn khả năng áp dụng tiến bộ KHKT trong nông nghiệp. 
 + Năng suất lúa tăng nhanh là do áp dụng tiến bộ KHKT trong nông nghiệp, trong đó nổi bật nhất là sử dụng các giống mới cho năng suất cao ( năm 1990 là 31.8 tạ/ha đến năm 2002 là 48.9 tạ/ha) 
 + Sản lượng lúa tăng nhanh là do kết quả của việc mở rộng diện tích và tăng năng suất.
 6/ Cho bảng số liệu sau về giá trị sản lượng chăn nuôi trong tổng giá trị sản lượng nông nghiệp của nước ta ( đơn vị tỉ đồng ):
Năm
Tổng giá trị sản lượng nông nghiệp
Giá trị sản lượng chăn nuôi
1990
1993
1996
1999
20666.5
53929.2
92066.2
121731.5
3701.0
11553.2
17791.8
22177.7
 a) Nhận xét và giải thích vị trí ngành chăn nuôi ở nước ta trong sản xuất nông nghiệp.
 b) Vì sao nước ta cần phải đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính.
 * Trả lời: 
a) Nhận xét và giải thích vị trí ngành chăn nuôi ở nước ta trong sản xuất nông nghiệp.
 - Chuyển đổi bảng số liệu:
bảng giá trị sản lượng chăn nuôi trong tổng giá trị sản lượng nông nghiệp của nước ta ( đơn vị % ):
Năm
Tổng giá trị sản lượng nông nghiệp
Giá trị sản lượng chăn nuôi
1990
1993
1996
1999
100
100
100
100
17.9
21.4
19.3
18.2
 - Nhận xét: 
 + Qua bảng số liệu ta thấy chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng thấp trong sản xuất nông nghiệp ( từ 17.9 à 21.4 ), như vậy mới chiếm khoảng gần ¼ tổng giá trị sản lượng nông nghiệp. 
 + Giá trị sản lượng chăn nuôi từ năm 1990 – 1999 tăng nhưng vẫn chưa ổn định thể hiện ở tỉ trọng có lúc tăng lúc giảm. 
 - Giải thích: 
 + Chăn nuôi chậm phát triển là do:
 ü Từ xưa đến nay ngành này dược xem là ngành phụ để phục vụ cho trồng trọt. 
 ü Cơ sở thức ăn chưa vững chắc: đồng cỏ chất lượng thấp, sản xuất hoa màu chưa nhiều, công nghiệp chế biến thức ăn còn hạn chế. 
 ü Giống gia súc, gia cầm năng suất còn thấp.
 ü Mạng lưới thú y chưa đảm bảo cho vật nuôi.
 ü Công nghiệp chế biến còn hạn chế, sản phẩm chưa đa dạng.
 b) Cần phải đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính vì vai trò của nó rất quan trọng :
 - Cung cấp thực phẩm có nguồn gốc động vật với giá trị dinh dưỡng cao.
 - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, CN thực phẩm, CN dược phẩm
 - Cung cấp sản phẩm được xuất khẩu thu ngoại tệ.
 - Cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt, phương tiện giao thông thô sơ. 
 - Tạo việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống nhân dân.
C – LÂM NGHIỆP – NGƯ NGHIỆP:
 C1- Kiến thức cơ bản:
I/ LÂM NGHIỆP:
Tài nguyên rừng: 
 - Trước kia Việt Nam là nước giàu tài nguyên rừng đến nay đã bị cạn kiệt ở nhiều nơi chỉ còn khoảng 11,6 ha, năm 2000 độ che phủ toàn quốc là 35%. Trung bình mỗi năm mất khoảng 19 vạn ha.
 Nguyên nhân :
 + Chiến tranh tàn phá 
 +Khai thác bừa bãi và quá mức
 +Cháy rừng 
 +Tập quán đốt rừng làm rẫy
 +Dân số tăng nhanh 
 - Gồm 3 loại:rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng đặc dụng .
 +Rừng phòng hộ: phân bố ở đầu nguồn các sông, ven biển và rừng ngập mặn chiếm khoảng 5,4tr ha.Chức năng: chống thiên tai , bảo vệ môi trường
 +Rừng sản xuất :rừng tự nhiên và rừng trồng phân bố ở núi thấp và núi trung bình diện tích khoảng hơn 4.7 tr ha. Chức năng: cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dân dụng và xuất khẩu. 
 +Rừng đặc dụng phân bố ở môi trường tiêu biểu điển hình cho các hệ sinh thái. Diện tích khoảng hơn 1,4tr ha. Chức năng: bảo vệ hệ sinh thái , bảo vệ các giống loài quý hiếm.
 Ví dụ: Khu bảo tồn thiên nhiên Tràm chim (Đồng Tháp) đăc trưng cho hệ sinh thái đất ngập nước điển hình ở Đồng Tháp Mười. Rừng Bù Gia Mập đặc trưng cho kiểu rừng ĐNB. Vườn quốc gia Cát Tiên đặc trưng cho kiểu sinh thái vùng chuyển tiếp cao nguyên cực NTB xuống ĐB Nam Bộ.
 Tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp:
 - Khai thác khoảng 2.5 tr m3 gỗ mỗi năm ở vùng rừng sản xuất chủ yếu ở miền núi và trung du.
 - Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản được phát triển gắn với các vùng nguyên liệu.
 - Trồng rừng, bảo vệ rừng chủ yếu theo mô hình nông kết hợp (VACR) đem lại hiệu quả lớn cho khai thác, bảo vệ và cải tạo tài nguyên rừng nâng cao đời sống nhân dân. 
 Việc đầu tư trồng rừng theo mô hình VACR góp phần:
 + Bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế gió bão lũ lụt, hạn hán và sa mạc hoá.
 + Góp phần to lớn vào việc hình thành và bảo vệ đất, chống xói mòn, đồng thời bảo vệ nguồn gen quí giá .
 + Cung cấp nhiều lâm sản thoả mãn nhu cầu của sản xuất và đời sống.
 Một số giải pháp để khôi phục tiềm năng rừng:
 - Tăng cường bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, rừng phòng hộ.
 - tiến hành định cư cho các dân tộc miền núi.
 - Trồng cây gây rừng bằng biện pháp nông lâm kết hợp
 - Tổ chức tốt việc khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.
 - GD ý thức bảo vệ rừng đi đôi với việc xử lí nghiêm khắc các trường hợp vi phạm pháp lệnh bảo vệ rừng. 
 II/ NGƯ NGHIỆP:
1. Những ĐK phát triển ngành thuỷ sản: 
 a) Thuận lợi: 
* ĐK tự nhiên:
- Nhiều sông ngòi, ao hồ thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.
- Vùng biển rộng hàng triệu Km2 với nhiều bãi tôm, bãi cá và 4 ngư trường lớn: ngư trường Cà Mau – Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường sa thuận lợi cho khai thác thuỷ sản nước mặn.
- Bờ biển dài 3260 Km, dọc bờ biển có đầm phá, bãi triều, rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.
- Ở nhiều vùng biển ven các đảo, vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước mặn( nuôi trên biển).
* ĐK KT-XH:
- Nhân dân có truyền thống và kinh nghiệm khai thác nuôi trồng thuỷ sản.
 - Cơ sở vật chất kĩ thuật, các dịch vụ phục vụ, cơ sở chế biến thuỷ sản ngày càng phát triển mạnh.
- Thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng.
 a) Khó khăn : 
+ Nhiều tai biến thiên nhiên như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt phá hoại hoặc làm giảm năng suất đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản.
+ Môi trường bị suy thoái, ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt , suy giảm .
+ Vốn đầu tư còn thiếu , hiệu quả kinh tế thấp, tàu thuyền, phương tiện đánh bắt còn nhỏ be, thô sơ do đó chỉ khai thác ở ven bờ làm cho nguồn hải sản bị cạn kiệt .
+ Do nuôi trồng thiếu quy hoạch nên nhiều nơi đã phá huỷ môi trường sinh thái .
+ Phần lớn ngư dân còn nghèo , không có tiền để đóng tàu công xuất lớn .
2. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản :
- Ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản phát triển ở tất cả các tỉnh giáp biển nhưng tập trung nhiều nhất ở duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ .
- Ngành thuỷ sản thu hút khoảng 3.1% lao động cả nước ( khoảng 1.1 triệu người năm 1999 ) .
- Sản lượng cả khai thác và nuôi trồng đều tăng nhanh và liên tục:
 + Sản lượng khai thác tăng khá nhanh chủ yếu là do đầu tư tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu. Các tỉnh trọng điểm nghề cá là Kiên Giang , Cà Mau , Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận . 
 + Nuôi trồng thuỷ sản gần đây phát triển nhanh. Đặc biệt là nuôi tôm, cá. Các tỉnh có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn nhất là Cà Mau, An Giang và Bến Tre.
- Xuất khẩu thuỷ sản đã có bước phát triển vượt bậc, đứng thứ 3 sau dầu khí và may mặc.
- Tuy nhiên còn nhiều hạn chế như sản lượng chưa cao so với các nước trên thế giới, chủ yếu là do phương tiện đánh bắt thô sơ chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường, khí hậu,.
 C2 – Bài tập:
1/ - Phân tích các điều kiện để phát triển ngành thuỷ sản nước ta?
 - Trình bày sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản.
 - Giải thích tại sao sản lượng thuỷ sản nước ta chưa cao? Phải làm gì để nâng cao sản lượng thuỷ sản?
* Trả lời: 
a) Các điều kiện để phát triển ngành thuỷ sản nước ta:( Đã ghi)
 b) Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản: (Đã ghi)
 c) - Sản lượng thuỷ sản nước ta chưa cao là do phương tiện đánh bắt thô sơ chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường, khí hậu, kĩ thuật đánh bắt còn thấp, chủ yếu đánh bắt gần bờ.
 - Giải pháp để nâng cao sản lượng thuỷ sản:
 +Huy động vốn từ nhân dân, vốn vay nước ngoài, vốn Nhà nước để tăng cường hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật.
 + Chú trọng giống con nuôi, nguồn thức ăn và phòng trừ dịch bệnh cho thuỷ sản nuôi.
 + Cải tạo các cảng cá, đổi mới công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng thuỷ sản chế biến.
 + Điều tra nguồn lợi thuỷ sản, xây dựng kế hoạch khai thác, chế biến, tiêu thụ.
 + Qui định số tàu thuyền khai thác gần bờ để bảo vệ ổn định nguồn thuỷ sản.
 + Chống ô nhiễm môi trường biển, sông ngòi, ao hồ. Nghiêm cấm hành vi khai thác mang tính huỷ diệt.
 + Đẩy mạnh việc khai thác xa bờ gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng trên biển.
 + Đa dạng hoá các mặt hàng thuỷ sản chế biến để đẩy mạnh xuất khẩu.
 2/ Trình bày đặc điểm tài nguyên rừng nước ta. Tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp ở nước ta. Làm thế nào để sớm khôi phục tiềm năng rừng?
 * Trả lời: (theo nội dung đã ghi)
 3/ Cho bảng số liệu : Sản lượng thuỷ sản(nghìn tấn)
Năm
Tổng số
Chia ra
Khai thác 
Nuôi trồng
1990
1994
1998
2002
890.6
1465.0
1782.0
2647.4
728.5
1120.9
1357.0
1802.6
162.1
344.1
425.0
844.8
 a) Vẽ biểu đồ sản lượng thuỷ sản(đường hoặc cột) thể hiện sản lượng thuỷ sản thời kì 1990-2002.
 b) Nhận xét và giải thích.
 * Trả lời: 
 a) Vẽ biểu đồ sản lượng thuỷ sản:
 Trường hợp 1: Vẽ 3 đường biểu diễn, có chú giải, tên biểu đồ.
 Trường hợp 2: Vẽ biểu đồ cột, mỗi năm gồm 3 cột: tổng số, khai thác và nuôi trồng. Có chú giải, tên biểu đồ.
 b) Nhận xét và giải thích:
*Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy
 Sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng đều tăng, khai thác tăng gần 2.5 lần, nuôi trồng tăng hơn 5.2 lần. Như vậy sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh hơn, nhưng sản lượng thuỷ sản khai thác vẫn chiếm tỉ trọng cao hơn.
* Giải thích: 
 - Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng là do đầu tư tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu. Các tỉnh trọng điểm nghề cá là Kiên Giang , Cà Mau , Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.
 - sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng và tăng nhanh hơn là do tăng cường nuôi các loại cá, tôm, cua lột, ba ba, rong câu để phục vụ xuất khẩu với sản lượng ngày càng lớn. Các tỉnh trọng điểm là Cà Mau, An Giang và Bến Tre.
 4/ Bài 1, 2 trong bài thực hành 10 SGK/ 38
D – CÔNG NGHIỆP
 D1/ Kiến thức cơ bản:
 I. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp:
 1.Các nhân tố tự nhiên:
 a)Tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng là cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu CN đa ngành. Ví dụ: 
 +Các tài nguyên khoáng sản : than, dầu mỏ , sắt, thiếc, đồng, chì, apatit, đá vôi để phát triển các ngành CN: luyện kim, cơ khí, năng lượng, hoá chất , vật liệu xây dựng.
 +Các nguồn thuỷ năng sông suối để phát triển CN thuỷ điện.
 +Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, biển để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp cung cấp nhiên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản. 
 +Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành CN trọng điểm: 
Ví dụ:üCông nghiệp khai khác nhiên liệu tập trung chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ nơi có nhiều than và thuỷ năng hoặc ĐNB nơi có nhiều dầu, khí.
 üCông nghiêp luyện kim, hoá chất tập chung chủ yếu trung du và miền núi Bắc Bộ nơi tập trung nhiều khoáng sản hoặc ĐNB.
 üSản xuất vật liệu xây dựng tập trung chủ yếu ở đồng bầng sông Hồng hoặc Bắc Trung Bộ.
 Do đó sự phân hoá tài nguyên trên lãnh thổ tạo ra thế mạnh khác nhau giữa các vùng .
 +Việc phát triển các ngành nông, lâm, thuỷ sản cũng tạo ra cơ sở nguyên liệu cho phát triển ngành CN chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.
 2. Các nhân tố kinh tế-xã hội:
 a. Dân cư và lao động 
 + Dân đông, sức mua tăng, thị hiếu cũng có nhiều thay đổi à thị trường trong nước ngày càng được chú trọng trong phát triển công nghiệp.
 + Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu KH-KT, thuận lợi cho các ngành CN cần lao động nhiều và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào công nghiệp.
 b.Cơ sở vật chất-kỹ thuật và cơ sở hạ tầng.
 - Nhìn chung trình độ công nghệ của ngành CN còn thấp, hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu còn lớn. Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng. 
 - Cơ sở hạ tầng GTVT, BCVT, cung cấp điện , nước  đang từng bước được cải thiện và nâng cấp đặc biệt ở các vùng kinh tế trọng điểm.
 c. Chính sách phát triển Công nghiệp:
 - Gồm chính sách Công nghiệp hoá và chính sách đầu tư phát triển CN.
 - Hiện nay chính sách CN đã gắn liền với phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư ngoài nước và trong nước, đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại.
 d. Thị trường:
 - Trong nước: Hàng CN nước ta có thị trường khá rộng nhưng bị hàng ngoại nhập cạnh tranh gay gắt.
 - Ngoài nước: Hàng CN nước ta cũng có những lợi thế nhất định trong xuất khẩu sang thị trường các nước CN phát triển, tuy nhiên còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng nên sức ép cạnh tranh rất lớn.
 Tóm lại các nguồn tài nguyên là rất quan trọng nhưng quyết định cho việc phát triển và phân bố CN là phụ thuộc mạnh mẽ vào các nhân tố kinh tế- xã hội (vì nó tác động mạnh đến CN cả đầu vào và đầu ra)
 II.SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP :
 1.Cơ cấu ngành công nghiệp : - Hệ thống CN nước ta gồm có các cơ sở của nhà nước, các cơ sở ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó các cơ sơ nhà nước giữ vai trò chủ đạo. 
 - Cơ cấu ngành rất đa dạng trong đó có các ngành trọng điểm(ngành công nghiệp trọng điểm là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, được phát triển dựa trên các thế mạnh về tài nguyên, lao động đáp ứng thị trường trong nước và tạo được nguồn hàng xuất khẩu chủ lực) có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế .
 2.Các ngành công nghiệp trọng điểm :
 - Chế biến lương thược thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta (2002) bao gồm :
 + Chế biến sản phẩm trồng trọt (cà phê, chè, thuốc lá, dầu thực vật, xay xát)
 + Chế biến sản phẩm chăn nuôi.
 + Chế biến thuỷ sản
 Phân bố rộng khắp cả nước tập trung chủ yểu ở vùng đb sông Hồng, Đông Nam Bộ, đb sông Cửu Long vì đông dân, có nguồn nhiên liệu, nguồn lao động và tiện cho việc xuất khẩu.
 - Cơ khí - điện tử 

File đính kèm:

  • docDe_cuong_on_thi_HSG_phan_KTXH_20150726_030441.doc
Giáo án liên quan