Đề cương ôn tập Tin Học 6

Câu 8: Vì sao thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng dãy bit:

a/ Vì máy tính chỉ có hai trạng thái là có hay không có tin hiệu

b/ Máy tính không thể hiểu ngôn ngữ thông thường

c/ Vì sự đơn giản trong kĩ thuật thực hiện với hai kí tự 0 và 1

d/ Tất cả đều đúng

Câu 9: Khi tắt nguồn điện của máy tính, dữ liệu trên các thiết bị nào dưới đậy sẽ bị xoá:

a/ Bộ nhớ RAM b/ Thiết bị nhớ flash

c/ Đĩa cứng d/ Bộ nhớ ROM

Câu 10: Máy tính muốn hoạt động được phải có:

a/ Phần mềm hệ thống b/ Phần mềm ứng dụng

c/ Không cần phần mềm hệ thống chỉ cần phần mềm ứng dụng d/ Tất cả đều sai

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Tin Học 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TIN HỌC 6 - NĂM HỌC : 2013 - 2014
 I/ Câu hỏi nhận biết:
Câu 1: Thông tin sau khi đã xử lý gọi là :
a/Thông tin vào 	b/Thông tin ra 
c/Thông tin lên 	d/Thông tin xuống
Câu 2: Ngành tin học là ngành:
a/ Học về máy tính	b/ Học về thông tin
c/ Học sử dụng máy tính	d/ Xử lý thông tin tự động bằng máy tính điện tử
Điền vào chỗ trống:
Câu 3:Việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin gọi là. ...
Câu 4: . ... .. là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện) và về chính con ng ười. 
Câu 5: Cách thể hiện thông tin dưới một dạng cụ thể nào đó gọi là:
a/ Biểu diễn thông tin	b/ Hoạt động thông tin
c/ Thể hiện thông tin	d/ Cả a và b 
Câu 6: Các dạng thông tin cơ bản là: 
a/ Văn bản, hình ảnh	b/ Hình ảnh, âm thanh	
c/Văn bản , âm thanh	d/ Văn bản, hình ảnh, âm thanh
Câu 7: Điền vào chỗ trống: 
 Ba dạng thông tin cơ bản là .
Câu 8: Điền vào chỗ trống:
 .. là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó.
Câu 9: Những đơn vị nào được dùng để lưu trữ thông tin trong máy tính:
a/ Byte, MB, KB, GB	b/ MB, GB, KB
c/ KB, KM, MB, GB	d/ Tất cả đều sai.
Câu 10: Thiết bị nào dưới đây là thiết bị nhập dữ liệu: 
a/ Chuột	 b/ Bàn phím	c/ Máy quét	d/ Tất cả đều đúng.
Câu 11: Có hai loại phần mềm máy tính đó là:
a/ Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
b/ Phần mềm ứng dụng và phần mềm soạn thảo văn bản
c/ Phần mềm bảng tính và phần mềm soạn thảo văn bản
d/ Phần mềm hệ thống và phần mềm bảng tính.
Câu 12: Cấu trúc chung của máy tính điện tử do nhà toán học Von Neumann đưa ra là: 
a/ Bộ xử lý trung tâm, bàn phím	b/ Bàn phím, con chuột, màn hình
c/ Bộ xử lý trung tâm, thiết bị vào và thiết bị ra	d/ Tất cả đều đúng
Điền vào chỗ trống:
Câu 13: 
 Máy tính là công cụ .
Câu 14: Tập hợp các câu lệnh để giải quyết một công việc được gọi là 
Câu 15: .. là thiết bị nhập dữ liệu chính của máy tính.
Câu 16: Có hai loại phần mềm máy tính đó là:.., 
Câu 17: Trên hàng phím cơ sở có hai phím có gai đó là:
a/ F và K	b/ F và J	c/ K và J	 d/G và F
Câu 18: Khu vực chính của bàn phím bao gồm:
a/Hàng phím trên, hàng phím cơ sở, hàng phím dưới,hàng phím số.
b/Hàng phím số, hàng phím trên, hàng phím cơ sở, hàng phím dưới, hàng phím chứa phím cách.
c/Hàng phím số, hàng phím trên, hàng phím cơ sở.
d/Hàng phím số, hàng phím chứa phím cách, hàng phím cơ sở.
Câu 19: Để thoát khỏi phần mềm Mario ta thực hiện như sau:
a/ Nhấn phím Q	b/ Chọn File à Quit
c/ Nhấn phím F	d/ Cả a và b
Câu 20: Phần mềm Mario là phần mềm: 
a/ Luyện tập chuột	b/ Luyện gõ bàn phím bằng mười ngón
c/ Mô phỏng hệ mặt trời	d/ Luyện gõ bàn phím
 II/ Câu hỏi thông hiểu:
Câu 1: Tai người bình thường không thể tiếp nhận thông tin nào dưới đây: 
a/ Tiếng chim hót mỗi buổi sớm mai	b/ Tiếng sáo thổi ở nhà bên
c/ Tiếng chuông reo ngoài cửa	d/ Tiếng suối chảy róc rách trên đỉnh núi xa hàng trăm Km
Câu 2: Quá trình xử lý thông tin sẽ:
a/ Tạo thông tin vào cho quá trình xử lý	b/ Mang lại sự hiểu biết cho con người
c/ Làm cho những hiểu biết được tích luỹ	d/ Làm cho những hiểu biết được nhân rộng
Câu 3: Hoạt động thông tin của con người được tiến hành nhờ vào:
a/ Các giác quan	b/ Bộ não
c/ Các giác quan và bộ não	d/ Tất cả đều đúng
Câu 4: Mắt người không thể tiếp nhận thông tin nào dưới đây:
a/ Giọt sương của buổi sớm mai	b/ Đàn chim đang bạy lượn trên bầu trời
c/ Những con vi trùng, vi khuẩn	d/ Nhiều người qua lại trên đường
Câu 5: Thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng:
a/ Dãy lục phân	b/ Dãy bit
c/ Dãy nhị phân	d/ Cả a và b đều đúng
Câu 6:Thông tin được lưu giữ trong máy tính được gọi là:
a/ Dữ liệu	b/ Thông tin vào
c/ Thông tin sau xử lý	d/ Tất cả đều sai.
Câu 7: Người khiếm thính dùng nét mặt và cử động bàn tay để thể hiện điều muốn nói, đó chính là biểu diễn thông tin ở dạng:
a/ Văn bản	b/ Hình ảnh	c/ Âm thanh 	d/ Tất cả đều sai
Câu 8: Vì sao thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng dãy bit:
a/ Vì máy tính chỉ có hai trạng thái là có hay không có tin hiệu
b/ Máy tính không thể hiểu ngôn ngữ thông thường
c/ Vì sự đơn giản trong kĩ thuật thực hiện với hai kí tự 0 và 1
d/ Tất cả đều đúng
Câu 9: Khi tắt nguồn điện của máy tính, dữ liệu trên các thiết bị nào dưới đậy sẽ bị xoá:
a/ Bộ nhớ RAM	b/ Thiết bị nhớ flash
c/ Đĩa cứng	d/ Bộ nhớ ROM
Câu 10: Máy tính muốn hoạt động được phải có:
a/ Phần mềm hệ thống	b/ Phần mềm ứng dụng
c/ Không cần phần mềm hệ thống chỉ cần phần mềm ứng dụng	d/ Tất cả đều sai
Câu 11: Các bộ phận cấu thành một máy tính hoàn chỉnh là:
a/ Màn hình, bàn phím
b/ Bàn phím, con chuột, máy in
c/ CPU, màn hình, bàn phím, con chuột
d/ CPU, màn hình, máy quét , con chuột
Câu 12: Phần chính của bộ nhớ trong là:
a/ ROM	b/ RAM	c/ Đĩa cứng	d/ Đĩa mềm
Điền vào chỗ trống
Câu 13:  là thiết bị lưu giữ thông tin chủ yếu của máy tính, có dung lượng lớn
Câu 14: Dữ liệu lưu trên . sẽ bị mất khi tắt máy, tốc độ đọc ghi nhanh
Câu 15: Máy in, màn hình, loa gọi là:
Câu 16: Các thiết bị dùng để nhập dữ liệu là:..
..
Câu 17: Kéo thả chuột là: 
a/Nhấn và giữ nút trái chuột . 
b/Nhấn và giữ nút phải chuột.
c/Nhấn và giữ nút trái chuột, di chuyển chuột đến vị trí đích và thả tay.
d/Cả 3 đều đúng.
Câu 18: Nháy nhanh hai lần liên tiếp nút trái chuột gọi là: 
a/ Nháy nút phải chuột	b/ Nháy chuột 
c/ Nháy đúp chuột	c/ Nháy nút trái chuột
Câu 19: Nháy nút trái chuôt gọi là :
a/ Nháy nút phải chuột	b/ Nháy chuột 
c/ Nháy đúp chuột	c/ Nháy nút trái chuột
Câu 20: Ích lợi của việc gõ bàn phím bằng mười ngón là:
a/ Tốc độ gõ nhanh hơn	b/ Giữ bàn phím lâu hư
c/ Gõ chính xác	d/ Cả a và c
III/ Câu hỏi vận dụng:
Câu 1: Đâu là hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay:
a/ Không nói được như người	b/ Không có khả năng tư duy như con người
c/ Không biết được mùi vị	d/ Việc nối mạng Internet còn chậm
Câu 2: Sức mạnh của máy tính phụ thuộc vào:
a/ Giá thành ngày càng rẻ	b/ Việc nối mạng Internet
c/ Hỗ trợ cho con người trong nhiều việc	d/ Con người và sự hiểu biết của con người
Câu 3: Máy tính không có khả năng:
a/ Lưu trữ hàng chục triệu trang sách	b/ Làm việc không nghỉ trong thời gian dài
c/ Tính toán với độ chính xác cao	d/ Nói chuyện như con người
Câu 4: Máy tính có thể:
a/ Lưu trữ những trang nhật kí của em
b/ Đi học thay em
c/ Đi chợ thay mẹ
d/ Nói chuyện tâm tình với em như người bạn
Chọn Đúng hoặc Sai:
Câu 5: Máy tính có thể giúp em học ngoại ngữ
Câu 6: Máy tính có thể chủ trì một hội nghị
Câu 7: Con người tạo ra máy tính chưa giải quyết được vấn đề gì cả.
Câu 8: Máy tính phải mất hàng giờ để thực hiện phép nhân hai số có một trăm chữ số với nhau.
Câu 9: 1 me ga bai(MB) bằng:
a/220B b/410B c/1048576 B d/Cả 3 đều đúng
Câu 10: Để gõ được chữ hoa ta nhấn phím sau:
a/ Shitf + kí tự	b/ Ctrl + kí tự
c/ F4	d/ Shift
Câu 11: Trong số các thiết bị lưu trữ thông tin sau, thiết bị nào dùng để lưu trữ thông tin nhiều nhất
a/ Đĩa mềm	b/ Đĩa cứng	c/ Đĩa USB	d/ Đĩa CD
Câu 12: Thiết bị có dạng tròn bằng chất dẻo, ta không thể xoá dữ liệu gọi là:
a/ Đĩa cứng	b/ Đĩa USB	c/ Đĩa mềm	d/ Đĩa CD
Câu 13: Để xoá một kí tự ta nhấn phím:
a/ Ctrl	b/ Backspace	c/ Alt	d/ Tab
Câu 14: Để tất cả các kí tự đều là chữ hoa ta nhấn phím:
a/ Caps lock	b/ Enter	c/ Tab	d/ Shift
Câu 15: Để xuống dòng khi đang gõ ta ấn phím:
a/ Enter	c/ Tab	c/ Alt	d/ Backspace
Câu 16: Gõ F trong khi ấn giữ phím Ctrl thì trên màn hình sẽ xuất hiện:
a/ Chữ F	b/ Chữ f	c/ Menu của bảng chọn File	d/ Không có gì cả
C/PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN:
Câu 1: Những khả năng to lớn đã làm cho máy tính trở thành công cụ xử lý thông tin hữu hiệu?
Câu 2: Có thể sử dụng máy tính điện tử vào những việc gì?
Câu 3: Sức mạnh của máy tính phụ thuộc vào đâu? Nêu những hạn chế của máy tính hiện nay?
Câu 4: Theo em tại sao trong máy tính thông tin lại được biểu diễn dưới dạng dãy bit?
Câu 5: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa đĩa cứng và đĩa mềm?
Câu 6: Hãy nêu rõ quá trình khởi động máy tính và cách tắt máy tính. 
Câu 7: Phần mềm ứng dụng là gì? Cho ví dụ. Máy tính không có phần mềm ứng dụng có được không? Vì sao?
Câu 8: Phần mềm hệ thống là gì? Cho ví dụ. Máy tính không có phần mềm hệ thống có được không? Vì sao?
/ PHẦN ĐÁP ÁN:
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: Chọn đúng mỗi câu được 0,5đ
1/ Câu hỏi nhận biết: 
1- b	2 – d	3 - Hoạt động thông tin	4 – Thông tin
5 - a 	6 - d	7 – Văn bản,âm thanh, hình ảnh	8 - Biểu diễn thông tin
9 – a	10- b	11-a	12 – c
13- Xử lý thông tin	14- Chương trình máy tính
15 – Bàn phím	16- Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng
17 – b	18 – b	19 – d	20 – b
2/ Câu hỏi thông hiểu:
1 – d	2 – b	3 – c	4 – c	5 – b	6 – a
7 – d	8 – d	9 – a	10 – d	11 – c	12 – b
13 – đĩa cứng	14 – RAM	15 - Thiết bị xuất dữ liệu
16 – Bàn phím, con chuột, máy vẽ,	17 – c	18 – c	19 – b	20 – d
3/ Câu hỏi vận dụng:
1 – b	2 – d	3 – d	4 – a	
5 – Đ	6 – S	7 – S	8 – S
9 – c	10 – a	11 – b	12 – d	13 – b	14 – a	15 – a	16-d
II/ PHẦN TỰ LUẬN: Mỗi câu được 1,5 đ
Câu 1: Những khả năng làm máy tính trở thành công cụ xử lý thông tin hữu hiệu là:
Khả năng tính toán nhanh: Có thể thực hiện hàng tỉ phép tính trong một giây 
Khả năng tính toán với độ chính xác cao
Khả năng lưu trữ lớn: Có thể lưu trữ hàng chục triệu trang sách tương đương với khoảng 100000 quyển sách.
Khả năng làm việc không mệt mỏi: Máy tính có thể làm việc trong một thời gian mà các công cụ lao động khác không làm được.
Câu 2: Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc sau: (Trả lời đúng mỗi ý được 0,25đ)
Thực hiện các tính toán
Tự động hoá các công việc văn phòng
Hỗ trợ công tác quản lý
Công cụ học tập và giải trí
Điều khiển tự động và Robot
Liên lạc, tra cứu, mua bán trực tuyến
Câu 3: Sức mạnh của máy tính phụ thuộc vào con người và do những hiểu biết của con người quyết định.
 Những hạn chế của máy tính là: Máy tính không phân biệt được mùi vị, cảm giác, đặc biệt máy tính chưa có năng lực tư duy như con người.
Câu 4: Thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng dãy bit là vì:
Máy tính chỉ hiểu hai trạng thái có hay không có tín hiệu hoặc đóng hay ngắt mạch
Máy tính không hiểu được ngôn ngữ tự nhiên
Cách biểu diễn với hai kí hiệu 0 và 1 rất hấp dẫn vì sự đơn giản trong kĩ thuật thực hiện.
Câu 5: * Giống nhau: Đều là thiết bị lưu trữ dữ liệu trên máy tính.
	* Khác nhau:
	- Đĩa cứng: Là thiết bị lưu trữ dữ liệu chủ yếu của máy tính, có dung lượng lớn.
	- Đĩa mềm: Có dung lượng nhỏ, chủ yếu dùng để sao chép dữ liệu từ máy này sang máy kia.
Câu 6: * Cách khởi động máy: Bật công tắc màn hình và công tắc trên thân máy tính.
	* Cách tắt máy: Nháy Start à Turn off computer à Turn off
Câu 7: Phần mềm ứng dụng là phần mềm đáp ứng yêu cầu ứng dụng cụ thể. Ví dụ: Phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm đồ hoạ để vẽ hình và trang trí, các phần mềm ứng dụng trên Intenet cho phép trao đổi thư điện tử,.
	Máy tính không thể không có phần mềm ứng dụng. Vì có phần mềm ứng dụng thì máy tính mới có thể đáp ứng được các yêu cầu ứng dụng để máy tính trở thành công cụ xử lý thông tin hữu hiệu.
Câu 8: Phần mềm hệ thống là các chương trình tổ chức việc quản lý, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động một cách nhịp nhàng và chính xác.
 Ví dụ: Phần mềm hệ điều hành DOS, WINDOWS 98, WINDOWWS XP
 Máy tính không thể không có phần mềm hệ thống vì nếu không có phần mềm thì màn hình không hiển thị bất cứ gì, việc gõ bàn phím hay di chuyển chuột không đem lại bất cứ hiệu ứng nào cả

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP TH6-K1.doc