Đề cương ôn tập Sinh học lớp 8

 Câu 11:Phân biệt tuyến nội tiết, tuyến ngoại tiết? Cho ví dụ ?Nêu tính chất và vai trò của hoocmôn?

*Giống nhau : Có tế bào tuyến tiết ra sản phẩm tiết.

*Khác nhau:

-Tuyến nội tiết:+Không có ống dẫn chất tiết.

+Sản phẩm : các hoocmôn.

+Chất tiết ngấm thẳng vào máu.

+Ví dụ: tuyến giáp, tuyến cận giáp,

-Tuyến ngoại tiết:

+Có ống dẫn chất tiết.

+Sản phẩm: chất dịch . Chất tiết đổ vào ống dẫn rồi được đưa tới các cơ quan đích.

+Ví dụ: tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt,

 

doc11 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1636 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Sinh học lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 8
Câu 1: Vai trò của bài tiết đối với cơ thể người ? Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu?
Þ *Bài tiết là quá trình cơ thể thải chất độc, chất thừa ra khỏi cơ thể.Nhờ hoạt động bài tiết mà tính chất môi trường bên trong luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
*Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu:
Hệ bài tiết
2 quả thận
Mỗi quả thận
Ống dẫn nước tiểu
Bóng đái
Ống đái
Bể thận
Phần tủy: ống góp
Phần vỏ
Cầu thận
Nang cầu thận
Ống thận
Câu 2: Các quá trình bài tiết nước tiểu? Phân biệt nước tiểu đầu với máu? Nước tiểu đầu với nước tiểu chính thức ? Nêu một số tác nhân gây hại hệ bài tiết nước tiểu? Cơ sở khoa học bảo vệ hệ nước tiểu?
3 quá trình
Lọc máu: ở cầu thận -> nước tiểu đầu
Hấp thụ lại: ống thận-mao mạch => Lấy lại các chất dinh dưỡng, nước và Na+;Cl+
Bài tiết tiếp: mao mạch máu và ống thận -> bài tiết các chất độc, chất bã, chất thừa, các ion thừa như H+;K+ => tạo ra nước tiểu chính thức
Þ*Các quá trình bài tiết nước tiểu:
*Phân biệt máu với nước tiểu đầu:
-Máu: có đủ thành phần trong máu.
-Nước tiểu đầu: Không có tế bào máu và protein.
*Phân biệt nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức:
-Nước tiểu đầu:Nồng độ chất tan loãng, có dinh dưỡng và các chất cần thiết.
-Nước tiểu chính thức: Nồng độ chất tan đậm; không có dinh dưỡng và chủ yếu là chất độc và cặn bã.
Tác nhân
Tổn thương hệ bài tiết nc tiểu
Hậu quả
Vi khuẩn
Cầu thận bị viêm và suy thoái.
-Quá trình lọc máu bị trì trệ, các chất cặn bã và chất độc hại tích tụ trong máu.
Các chất độc hại trong thức ăn, đồ uống, thức ăn ôi thiu, thuốc.
-Ống thận bị tổn thương, làm việc kém hiệu quả.
- Quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp bị giảm, môi trường trong bị biến đổi,trao đổi chất bị rối loạn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
- Ống thận tổn thương, nước tiểu hòa vào máu đầu độc cơ thể.
Khẩu phần ăn không hợp lý, các chất vô cơ và hữu cơ kết tinh ở nồng độ cao gây sỏi thận.
- Đường dẫn nước tiểu bị tắc ngẽn.
- Gây bí tiểu, nguy hiểm đến tính mạng.
STT
Các thói quen sống khoa học
Cơ sở khoa học
1
- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.
- Hạn chế các tác hại của vi sinh vật gây bệnh.
2
- Khẩu phần ăn uống hợp lí:
+ Không ăn quá nhiều P,quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.
+Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.
+ Uống đủ nước.
- Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi.
- Hạn chế tác hại của chất độc hại.
- Tạo điều kiện cho quá trình lọc máu được liên tục.
3
- Nên đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn lâu.
- Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái.
ĩ Câu 3: Cấu tạo và chức năng của da? Vì sao tắm nắng để cơ thể chống bị còi xương? Cách bảo vệ rèn luyện da, chống các bệnh ngoài da?
*Da gồm 3 lớp:
-Lớp biểu bì: gồm tầng sừng và tế bào sống.
-Lớp bì:gồm tuyến nhờn, thụ quan, cơ co chân lông, lông và bao lông, tuyến mồ hôi, day thần kinh,mạch máu.
-Lớp mỡ: có các lớp mỡ dưới da.
*Chức năng của da:
-Bảo vệ cơ thể khỏi các tác động của môi trường.
-Bài tiết và điều hòa thân nhiệt.
-Tiếp nhận kích thích xúc giác.
-Làm đẹp cho cơ thể.
*Vì ở dưới da có các tiền vitamin D, khi tiếp xúc với ánh nắng nhẹ vừa thì sẽ tạo điều kiện thích hợp cho tiền vitamin D hoạt động, nếu tiền vitamin này hoạt động sẽ tạo ra các vitamin D,canxi và photpho giúp chắc xương khỏe xương-> không gây còi xương.
*Cách bảo vệ, rèn luyện, chống các bệnh ngoài da:
-Vệ sinh da sạch sẽ: Nếu da sạch có thể diệt 85% vi khuẩn bám ở da => không bị nổi mụn trứng cá nhiều.
-Tuyệt đối tránh xây xát da.
-Các hình thức rèn luyện:
+Tắm nắng 8-9h.
+Tập thể dục vào thời điểm phù hợp.
+Xoa bóp, lao động vừa sức.
-Nguyên tắc rèn luyện da:
+Rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng.
+Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khỏe của từng người.
+Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng để cơ thể tạo ra vitamin D.
-Phòng chống các bệnh ngoài da:
+Vệ sinh da -> chống bị bệnh ngoài da.
+Vệ sinh môi trường sống xung quanh.
+Tránh da xây xát.
+Tránh bị bỏng.
ĩ Câu 4: Cấu tạo và chức năng của Nơron ? Vai trò của bao mielin ở sợi trục? Các bộ phận của hệ thần kinh?
*Cấu tạo của noron:gồm 2 phần:
-Phần thân: có nhân lớn.
-Phần sợi:+gồm sợi nhánh và sợi trục
	 +sợi trục gồm bao mielin và tận cùng là cucxinap.
*Chức năng của noron:cảm ứng và dẫn truyền.
*Vai trò của bao mielin ở sợi trục:tăng tốc độ dẫn truyền xung thần kinh.
*Các bộ phận của hệ thần kinh:
/Cấu tạo:
Gồm trung ương và bộ phận ngoại biên:
-Trung ương:
+Não: nằm trong hộp sọ.
+Tủy sống: trong ống xương sống.
-Bộ phận ngoại biên:
+Dây thần kinh.
+Hạch thần kinh.
/Chức năng:
-Hệ thần kinh vận động: điều khiển hoạt động của cơ và xương -> hoạt động theo ý thức.
-Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều khiển mọi hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và sinh sản -> hoạt động không theo ý thức.
ĩ Câu 5:So sánh cấu tạo và chức năng của tủy sống với đại não.
Tủy sống
Đại não
CẤU TẠO
Cấu tạo ngoài
-Tủy sống hình trụ nằm trong xương cột sống.
-Dài 50cm từ đốt sống cổ I đến đốt thắt long II.
-Có 2 chỗ phình: phình cổ, phình thắt lưng.
-Màu trắng bóng.
-Bọc ngoài tủy sống có 3 màng:màng cứng,màng nhện, màng nuôi.
-Gồm 3 rãnh:
+Rãnh đỉnh.
+Rãnh thái dương.
+Rãnh liên bán cầu.
-Các rãnh chia mỗi nửa bán cầu thành 4 thùy ( thùy trán,thùy đỉnh,thùy chẩm, thùy thái dương).
-Khe và rãnh làm thành khúc cuộn não -> tăng diện tích bề mặt não.
Cấu tạo trong
-Chất trắng:nằm ngoài.
-Chất xám: nằm trong ( có hình cánh bướm ).
-Chất trắng: nằm trong: có sự bắt chéo ở thành tủy.
-Chất xám: nằm ngoài -> làm thành vỏ não dày từ 2mm-3mm.
CHỨC NĂNG
-Chất trắng: Đường liên hệ giữa các bộ phận của tủy sống với nhau và với não bộ.
-Chất xám: trung ương của các phản xạ không điều kiện.
Đây là trung ương thần kinh và là trung ương của các phản xạ có điều kiện.
ĩ Câu 6: Cấu tạo và chức năng dây thần kinh tủy? Cấu tạo và chức năng của tiểu não và trụ não?
*Cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy :
-Nhóm sợi cảm giác nối với tủy sống qua rễ sau ( rễ cảm giác ).
-Nhóm sợi vận động nối với tủy sống qua rễ trước ( rễ vận động).
-> Sauk hi đi qua khe hở giữa 2 đốt sống nhập thành 1 dây -> dây thần kinh tủy. Hay còn gọi là dây pha.
*Chức năng:
-Rễ trước: chức năng vận động từ trung ương đi qua các cơ quan.
-Rễ sau: cảm giác từ các thụ quan về trung ương thần kinh.
*TRỤ NÃO:
-Cấu tạo:
+Chất trắng: nằm ngoài.
+Chất xám: nằm trong ( tập trung thành các nhân xám).
-Chức năng:
+Chất xám: điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan ( tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa).
+Chất trắng: dẫn truyền ( lên: cảm giác – xuống : vận động ).
*TIỂU NÃO:
-Cấu tạo:Gồm 2 thành phần:
+Chất trắng: nằm trong làm thành đường dẫn truyền.
+Chất xám: ở ngoài làm thành lớp vỏ tiểu não và các nhân.
-Chức năng:
+Chất xám: điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể.
+Chất trắng: dẫn truyền các đường nối vỏ tiểu não và các nhân với các phần khác của hệ thần kinh.
 ĩ Câu 7: Chứng minh bộ não của người tiến hóa hơn bộ não của thú?
-Khối lượng não người lớn hơn não thú.
-Vỏ não có nhiều khe rãnh làm tăng diện tích bề mặt chưa các noron.
-Ở người có khu vận động ngôn ngữ ( tiếng nói, chữ viết,hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết) ,trung khu cảm giác mà động vật lớp thú không có.
-Não người thực hiện được nhiều chức năng phức tạp hơn so với não thú: thể hiện ở tốc độ phản ứng với các tác nhân, các hoạt động có ý thức, giúp con người trở thành loài tiến hóa nhất.
ĩ Câu 8:Cấu tạo cơ quan phân tích thị giác? Sự tảo ảnh của vật trên màng lưới? Phân biệt các tật của mắt? Cách phòng chống các bệnh và tật của mắt?
*Cấu tạo của cơ quan phân tích thị giác:
Gồm: Các tế bào thụ cảm thị giác trong màng lưới mắt; dây thần kinh thị giác ( số II ) ; vùng thị giác nằm ở thùy chẩm.
-Cấu tạo của cầu mắt:
+Màng bọc: gồm màng cứng; màng mạch; màng lưới.
+Môi trường trong suốt: thủy dịch; dịch thủy tinh; thể thủy tinh.
-Cấu tạo của màng lưới:
+Gồm có: /Tế bào nón: là nơi tiếp nhận các kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.
/Tế bào que: nơi tiếp nhận, kích thích ánh sáng yếu.
+Điểm vàng là điểm mà khi ảnh của vật nằm tại đó ta sẽ nhìn thấy được .
+Điểm mù: là điểm mà khi ảnh rơi vào đó sẽ không nhìn thấy.
*Sự tạo ảnh của vật trên màng lưới:
-Ta nhìn được vật là do các tia sáng phản chiếu từ vật đi vào tới màng lưới qua một hệ thống môi trường trong suốt gồm màng giác, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh.
-Lượng ánh sáng vào trong phòng tối của cầu mắt nhiều hay ít là nhờ lỗ đồng tử ở mống mắt dãn rộng hay co hẹp ( điều tiết ánh sáng ).
-Nhờ khả năng điều tiết của thể thủy tinh ( như một thấu kính hồi tụ) mà ta có thể nhìn rõ vật ở xa cũng như khi tiến lại gần. Vật càng gần mắt, thể thủy tinh càng phồng lên để nhìn rõ.
-Khi các tia sáng phản chiếu từ vật qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ tác động lên các tế bào thụ cảm thị giác làm hưng phấn các tế bào này và truyền tới tế bào thần kinh thị giác ; xuất hiện luồng thần kinh theo dây thần kinh thị giác về vùng vỏ não tương ứng ở thùy chẩm của đại não cho ta cảm nhận về hình ảnh của vật.
*Phân biệt các tật của mắt:
Đặc điểm Các tật
CẬN THỊ
VIỄN THỊ
KHÁI NIỆM
-Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần.
-Ảnh của vật nằm ở phía trước màng lưới.
-Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa.
-Ảnh của vật nằm ở phía sau màng lưới.
NGUYÊN NHÂN
Do cầu mắt dài, thể thủy tinh quá phồng.
Do cầu mắt bị ngắn thể thủy tinh bị lão hóa.
KHÔI PHỤC
Đeo kính mặt lõm ( cận thị). 
Đeo kính mắt lồi ( kính lão ).
*Cách phòng chống bệnh về mắt:
-Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng, không dùng chung khăn để tránh các bệnh về mắt.
-Nếu mắt thấy ngứa, thì không ngụi mắt mà phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng.
-Nếu đau mắt do viêm kết mạc, mọng phải đi khám và điều trị kịp thời.
ĩ Câu 9:Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện? Ý nghĩa của việc hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện ở con người ? Vai trò của tiếng nói và chữ viết ?
*Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện:
Tính chất của phản xạ không điều kiện
Tính chất của phản xạ có điều kiện
1.Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện
1’.Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện ( đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần.
2.Bẩm sinh
2’. Hình thành trong đời sống cá thể
3.Bền vững
3’.Dễ mất khi không củng cố
4.Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại
4’.Không có tính di truyền, mang tính chất cá thể
5.Số lượng hạn chế
5’.Số lượng hạn định
6.Cung phản xạ đơn giản
6’.Hình thành đường liên hệ tạm thời
7.Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống
7’.Trung ương chủ yếu có sự tham gia của vỏ não
*Ý nghĩa của việc hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện ở con người:
/Việc hình thành:
-Điều kiện:
+Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện.
+Quá trình đó phải lặp đi lặp lại nhiều lần.
-Ý nghĩa: Việc hình thành đường liên hệ tạm thời để nối các vùng ở vỏ não với nhau -> tạo thành thói quen.
/Việc ức chế:
-Tính chất: dễ mất đi khi không được củng cố thường xuyên.
-Ý nghĩa:Tạo điều kiện cho cơ thể thích nghi với điều kiện sống mới.
=> Sự hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người là hai quá trình thuận, nghịch quan hệ mật thiết với nhau, là cơ sở để hình thành thói quen,tập quán, nếp sống có văn hóa.
* Vai trò và tiếng nói của chữ viết:
-Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao ở người.
-Tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao tiếp và trao đổi kinh nghiệm của con người.
ĩ Câu 10:Ý nghĩa của giấc ngủ đối với cơ thể?Các biện pháp bảo vệ?
*Ý nghĩa của giấc ngủ đối với cơ thể:
-Là một nhu cầu sinh lí của cơ thể.
-Điều kiện để có giấc ngủ tốt:
+Tinh thần sảng khoái.
+Chỗ ngủ thuận tiện .
+Lao động hợp lí.
*Biện pháp bảo vệ hệ thần kinh:
-Bảo đảm ngủ đủ giấc.
+Tránh suy nghĩ lo âu, phiền muộn.
+Xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lí.
+Tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh.
ĩ Câu 11:Phân biệt tuyến nội tiết, tuyến ngoại tiết? Cho ví dụ ?Nêu tính chất và vai trò của hoocmôn?
*Giống nhau : Có tế bào tuyến tiết ra sản phẩm tiết.
*Khác nhau:
-Tuyến nội tiết:+Không có ống dẫn chất tiết.
+Sản phẩm : các hoocmôn.
+Chất tiết ngấm thẳng vào máu.
+Ví dụ: tuyến giáp, tuyến cận giáp,
-Tuyến ngoại tiết:
+Có ống dẫn chất tiết.
+Sản phẩm: chất dịch . Chất tiết đổ vào ống dẫn rồi được đưa tới các cơ quan đích.
+Ví dụ: tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt,
*HOOCMÔN:
-Tính chất:+Có tính đặc hiệu.
+Có hoạt tính sinh học rất cao.
+Không mang tính đặc trưng cho từng loài.
-Vai trò:+Duy trì tính ổn định của môi trường trong.
+Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường của cơ thể.
ĩ Câu 12:Nêu cấu tạo và chức năng của tuyến yên, tuyến tụy, tuyến giáp, tuyến trên thận, tuyến sinh dục?
CÁC TUYẾN NỘI TIẾT
CẤU TẠO
CHỨC NĂNG
TUYẾN YÊN
-Nhỏ bằng hạt đậu trắng, nằm trên nền sọ.
-Gồm 3 thùy:
+Thùy giữa: chỉ phát triển ở trẻ nhỏ.
+Thùy trước.
+Thùy sau
Tuyến yên tiết ra nhiều loại hoocmon có vai trò điều khiển, điều hòa hoạt động của nhiều tuyến nội tiết.
+Bảng 56.1 SGK
TUYẾN GIÁP
-Là tuyến nội tiết lớn, nặng khoảng 20-25 gam
Tiết ra hoocmon tiroxin điều khiển, điều hòa quá trình trao đổi chất.
TUYẾN TRÊN THẬN
-Vỏ tuyến:
+Lớp ngoài
+Lớp giữa
+Lớp trong
-Tủy tuyến: tiết 2 loại hoocmon ađrênalin và norađrênalin điều hòa hoạt động nhịp tim.
+Lớp ngoài: tiết hoocmon điều hòa K,Na trong máu.
+Lớp giữa: tiết hoocmon điều hòa đường huyết ( từ lipit, protein).
+Lớp trong: tiết hoocmon điều hòa sinh dục nam gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì.
-Tủy tuyến: tiết 2 loại hoocmon ađrênalin và norađrênalin điều hòa hoạt động nhịp tim.
TUYẾN SINH DỤC
-Tinh hoàn ở nam.
-Buồng trứng ở nữ.
Ở nam: tiết hoocmon LH; FSH do tuyến yên tiết ra làm cho các tế bào kẽ ở tinh hoàn tiết ra hoocmon testosterone gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì.
Ở nữ: tiết hoocmôn ôstrogen gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì nữ.
ĩ Câu 13:Thụ tinh thụ thai là gì ? Điều kiện để xảy ra thụ tinh ? Ý nghĩa của việc tránh thai? Cơ sở biện pháp tránh thai?
*Thụ tinh là sự kết hợp 1 tinh trùng với 1 trứng tạo thành hợp tử ( phôi ).
*Thụ thai là hiện tượng hợp tử nhờ nhau thai làm tổ ở tử cung.
*Điều kiện thụ tinh:
-Trứng phải gặp tinh trùng ở một phần ba ống dẫn trứng.
-Số lượng tinh trùng phải đủ lớn.
*Ý nghĩa của việc tránh thai: 
-Trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình: Đảm bảo sức khỏe cho người mẹ và chất lượng cuộc sống.
-Đối với học sinh ( tuổi vị thành niên ): Có con sớm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, học tập và tinh thần.
*Cơ sở của các biện pháp tránh thai:
-Nguyên tắc tránh thai:
+Ngăn trứng chín và ruing.
+Tránh không để tinh trùng gặp trứng.
+Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
-Biện pháp:
+Sử dụng bcs để ngăn trứng gặp tinh trùng.
+Sử dụng que cấy ngừa thai và thuốc tránh thai để ngăn trứng chín và rụng.
+Sử dụng vòng tránh thai để chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
+Cắt buồng trứng để ngăn trứng chín và rụng hoặc thắt ống dẫn để ngăn trứng gặp tinh trùng.
+Thắt ống dẫn tinh ở nam để ngăn tinh trùng gặp trứng.
 ĩ Câu 14: Kể tên các bệnh lây qua đường tình dục? Triệu chứng và tác hại? Cách phòng tránh?
ĐẶC ĐIỂM
BỆNH LẬU
BỆNH GIANG MAI
TRIỆU CHỨNG 
-Nếu bị mắc bệnh:
+Ở nam: đái buốt, tiểu tiện có máu lẫn mủ do viêm. Bệnh có thể tiến sâu vào bên trong.
+Ở nữ: khó phát hiện, khi phát hiện bệnh đã khá nặng, ăn sâu vào ống dẫn trứng.
-Xuất hiện các vết loét nông, cứng có bờ viền, không đau, không có mủ, không đóng vảy ( săng ), sau biến mất.
-Nhiễm trùng vào máu tạo nên những chấm đỏ như phát ban nhưng không ngứa.
-Bệnh nặng có thể gây sang chấn thần kinh.
TÁC HẠI
-Gây vô sinh do:
+Hẹp đường dẫn tinh vì sau khi viêm để lại sẹo trên đường đi của tinh trùng.
+Tắc ống dẫn trứng:
Có nguy cơ chửa ngoài dạ con.
Con sinh ra có thể bị mù lòa do nhiễm khuẩn khi qua âm đạo.
-Tổn thương các phủ tạng ( tim, gan, thận) và hệ thần kinh.
-Con sinh ra có thể mang khuyết tậ hoặc bị dị dạng bẩm sinh.
CÁCH PHÒNG TRÁNH
-Đảm bảo tình dục an toàn:
+Không quan hệ tình dục bừa bãi.
+Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
-Tránh quan hệ tình dục với người bệnh.
-Phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đủ liều lượng.
-Tránh quan hệ tình dục với người bệnh ( tình dục an toàn ), đảm bảo an toàn khi truyền máu, tránh bị xây xát trên cơ thể,

File đính kèm:

  • docde_cuong_sinh_8_chuan_20150726_104948.doc